Bình Luận:

Con Kiến Mà Leo Cành Ða

Ðại Dương


Sau khi cựu tướng Trần Ðộ bị đảng cộng sản Việt Nam khai trừ, chúng ta được đọc những bài viết ký tên Hà Sĩ Phu, Lữ Phương, Nguyễn Thanh Giang... nhằm bày tỏ một số xác tín chính trị trực tiếp hoặc gián tiếp.

1- Trần Ðộ, Tấm Lòng Trung Kiên Với Ðảng Cộng Sản

Lá thư ký tên Trần Ðộ đề ngày 8/1/99 viết "Tôi đã là đảng viên 58 năm, từ 1940 đến 1998, tôi không ân hận gì về 58 năm đó, đối với tôi thế cũng là đủ cho tôi báo đền Tổ quốc và dân tộc, và tôi cũng đã được đền bù xứng đáng, không ai xóa được 58 năm đó. Tôi vào đảng là để tự nguyện phục vụ và phụng sự tổ quốc và nhân dân".

Xác tín của Trần Ðộ được Hà Sĩ Phu tâm đắc "Và ngay bây giờ bác cũng không chống Ðảng, trái lại chỉ muốn Ðảng tốt hơn, xứng đáng với thời đại hơn, xứng đáng với dân tộc hơn thôi! Ra Ðảng rồi vẫn muốn Ðảng tốt hơn và tin rằng nhất định Ðảng sẽ phải tốt hơn". Trích thư "Chia vui với bác Trần Ðộ" của HSP.

Thư của Lữ Phương gởi Trần Ðộ ngày 7/2/99 : "Anh không phải là một đảng viên tầm thường vì anh đã thuộc vào thế hệ những người cộng sản đã khuôn nắn nên bộ mặt của đất nước ngày nay".

Trần Ðộ đã góp phần khá lớn trong việc tạo ra bộ mặt Việt Nam hôm naỵ Ðó là một đất nước xác xơ nhất thế giới, một xã hội bất công nhất trong lịch sử giống nòi, một không khí áp bức còn hơn dưới chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp, một đất nước với tương lai mờ mịt. Ông Ðộ cũng đã lên án gay gắt các hiện tượng tiêu cực đó. Nhưng ai là người chịu trách nhiệm nếu chẳng phải là những đảng viên cốt cán như Trần Ðộ? "Tôi không ân hận gì về 58 năm đó". Phải chăng đây là kiểu nói vô trách nhiệm của cộng sản?

Một dân tộc nghèo đói nhất thế giới, thuộc hàng lạc hậu so với các tiểu quốc lân bang dưới sự thống trị của đảng cộng sản có sự góp phần tích cực của Trần Ðộ. Thế mà "ng Ðộ chẳng mảy may ân hận. Ðúng là quả tim đen cộng sản!

Ông Ðộ viết "Tôi vào đảng là để tự nguyện phục vụ và phụng sự tổ quốc và nhân dân".

Hơn ai hết, "Ông Ðộ phải biết rõ, đó chỉ là lối hô khẩu hiệu. Con người mácxi't thuần thành Trần Ðộ đã được cựu uỷ viên trung ương Hoàng Hữu Nhân nhận xét "...Trần Ðộ là một đảng viên cộng sản gương mẫu... là tấm gương về các mặt học tập nghiên cứu, hiểu biết rộng, nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, liên hệ chặt lý luận với thực tiễn...". Lẽ nào Trần Ðộ không làu thông các văn kiện trích dẫn sau:

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam tập I ghi "chúng ta theo chủ nghĩa quốc tế, không theo chủ nghĩa quốc giạ.. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng... nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là quốc tế".

Hồ Chí Minh tập I ghi bài giảng của HCM tại Quảng Ðông năm 1926 "... Ðệ Tam Quốc Tế là một đảng cộng sản thế giới. Các đảng các nước như là chi bộ, đều phải nghe theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có mệnh lệnh và kế hoạch của Ðệ Tam Quốc Tế thì các đảng không được làm".

Trong diễn văn khai mạc Ðại Hội 3 năm 1960, Hồ tuyên bố "Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một thành viên trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại. Chúng ta có nhiệm vụ giữ vững vị trí tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Ðông Nam Á và trên thế giới". Mục tiêu tối hậu của đảng viên cộng sản là phục vụ cho Ðệ Tam Quốc tế và phụng sự cho xã hội chủ nghĩa. Trần Ðộ càng không thể nằm trong trường hợp ngoại lệ. 2

- Hà Sĩ Phu Với "Tấm Lòng Cộng Sản"

"...Trong phạm vi lý luận khoa học tôi đã nhiều lần nói về tính ảo tưởng, cực đoan, lạc hậu, giả khoa học và phi nhân bản, phản tiến hóa của hệ lý luận Mácxi't; nhưng tôi lại trân trọng "Tấm lòng Cộng sản"! Vì đó là tấm lòng của những người chỉ tận trung với nước, tận hiếu với dân mà đã chọn Ðảng Cộng sản làm phương tiện, mà trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể thời ấy, phương tiện này tỏ ra hữu hiệu cho mục đích cứu nước của mình (dẫu chưa có ý thức đầy đủ về nó)! Trong quan hệ mục đích phương tiện, yêu nước là mục đích, phong trào cộng sản là phương tiện". Trích Chia Vui Với Bác Trần Ðộ của Hà Sĩ Phu vào tháng 1/99.

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam (tiên dẫn) ghi rõ chủ nghĩa quốc tế vô sản là mục đích, yêu nước là phương tiện. Các văn kiện chính thức của đảng cộng sản đều ghi lời dạy của Hồ Chủ tịch "trung với Ðảng, hiếu với dân". Lý do nào khiến cho "ng phó tiến sĩ sinh học lại làm lộn tùng phèo?

Từ học thuyết Mác-Lênin mới khai sinh ra phong trào cộng sản trong đó có đảng cộng sản Việt Nam. Có đảng cộng sản mới có đảng viên. Chưa thấm nhuần chủ nghĩa mác không thể gọi là đảng viên cộng sản. Chưa phải đảng viên cộng sản làm sao có tấm lòng cộng sản. Chẳng ai nói Nguyễn Thái Học là có "tấm lòng cộng sản" khi đề cập đến lòng yêu nước của "ng tạ Tối thiểu của logic phải vậy! Ngòi bút vô tội. Xin chớ bẻ cong.

Nhiều nhược tiểu lân bang cũng như trên thế giới đã không sử dụng chủ nghĩa mác là phương tiện vẫn cứu được nước nhanh, gọn, đẹp hơn nhiều. "Khẳng định" chủ nghĩa mác là phương tiện hữu hiệu mặc nhiên chối bỏ thực tế khách quan của lịch sử. Ðiều này trái với tinh thần khoa học.

"... Phải tái sinh lại Ðảng thành một Ðảng của Dân tộc và Dân chủ... thì mọi việc sẽ "?n, khi ấy chuyện một đảng hay nhiều đảng sẽ là sự phát sinh theo nhu cầu tự nhiên, chẳng có gì quan trọng và chẳng cần tranh luận trước làm gì". Trích thư tiên dẫn.

Trong Chia Tay Ý Thức Hệ, "Ông HSP chủ trương "Từ nền chuyên chính vô sản, mà thực chất là biến tướng của Ðức trị Phong kiến Chuyên chế phải chuyển dần thành một nền Pháp trị Dân chủ Ða nguyên". Và "ng đã trích dẫn luận điểm của đảng cộng sản Việt Nam "Trong điều kiện Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai, không có sự cần thiết khách quan nào để tạo dựng nên các đảng phái chính trị đối lập... Một chế độ dân chủ chân chính không phải được quyết định ở chỗ có một hay nhiều đảng. Vấn đề ở chỗ là nền dân chủ đó hình thức dân chủ có thực chất, dân chủ do một thiểu số hay cho đa số nhân dân. Nắm vững chân lý sơ đẳng này có ý nghĩa nguyên tắc để không bị tuyên truyền về dân chủ tư sảnO^ mê hoặc và lừa mị chúng ta". (Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tạp chí Cộng sản, số 2- 1990). Và HSP đã châm biếm luận điểm này trong bài Chia Tay Ý Thức Hệ ""Chân lý sơ đẳng" của Ðảng là: Một đảng hay nhiều đảng không quan trọng, quan trọng là đảng ấy tốt hay không tốt! Tốt thì một đảng cũng đủ! ... Ðúng quá, và nên viết thêm: Nếu tốt thì một đảng chẳng những cũng đủ mà còn nên cho đảng ấy quyền trị vì thật độc quyền và thật vĩnh viễn vào, để khỏi có đảng nào tranh vào đấy nữa. Vớ được cái tốt nhất thì dân tộc nào chẳng muốn giữ mãi cho mình!". Nguyên nhân nào, sau nhiều năm dài, HSP lại đảo ngược tư duy của mình?

"... Nếu không xuất hiện một Ðảng khác thì tự Ðảng cộng sản cũng phải cứ tách thành hai, bất chấp đàn áp... trong trường hợp ấy không phải Ðảng Cộng sản tự đổi mới để thành một Ðảng Cộng sản tốt hơn mà tự lột xác để trở thành một đảng mang tính Dân tộc, Dân chủ". Trích thư tiên dẫn.

HSP không tách khỏi cái nhìn cục bộ vì bị ràng buộc trong tư duy "Ðảng cộng sản là tập trung của tinh hoa Việt Nam". Do đó "ng ta tin rằng "Ðảng Cộng sản có khả năng thích nghị.. để tránh một cuộc phân liệt sâu sắc... một khả năng mà nhiều người mong muốn".

Số phận của đất nước dân tộc đã do đảng cộng sản quyết định trong hơn nửa thế kỷ dẫn đến những hậu quả khốc hại nhất qua nhiều cuộc thí nghiệm đầy thương đaụ Căn bệnh trầm kha của quốc gia không thể phó mặc cho đảng viên cộng sản là những người từng chứng tỏ bất lực qua nhiều thế hệ lãnh đạo khác nhaụ Một đảng cộng sản mà con bệnh Việt Nam đã "ngất ngư, ngất ngư gần chết". Hai đảng cộng sản tranh nhau chia chác, xâu xé thì con bệnh Việt Nam chỉ có nước đem chôn!

Nhìn vào hiện tình Ðông Âu và Liên Xô để thấy rõ tác hại của đảng cộng sản đổi mới và sự bất lực của đảng viên cộng sản đang khoát nhiều màu áo khác nhaụ Nơi nào mà lực lượng không-cộng-sản yếu, chẳng kìm chế được hoạt động của cộng sản (dù mang tên cũ hay đã thay đổi danh hiệu) thì vẫn bì bỏm trong đau thương và lạc hậu. Ông HSP thừa nhận việc "xây dựng một Chủ nghĩa Cộng sản có diện mạo Nhân đạoo. ở Liên Xô cũ chỉ là ảo vọng. Dựa vào dữ kiện nào mà HSP tin rằng đảng cộng sản Việt Nam đổi mới nhằm phục vụ cho đất nước dân tộc sẽ không là ảo vọng?

Hà Sĩ Phu có làm câu đối tặng Trần Ðộ " Cộng sản hết rồi Trần sạch bụi! Trừ khai từ ấy Ðộ sang sông!". HSP mừng Trần Ðộ thoát khỏi sự ràng buộc của đảng cộng sản trong khi đó lại muốn dân tộc phải quàng mãi chiếc ách cộng sản. Chẳng là mâu thuẫn lắm saỏ

3- Lữ Phương Với Chủ Nghĩa Mác

Thư của Lữ Phương, cựu thứ trưởng Văn Hóa của Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, gửi Trần Ðộ đề ngày 2/2/99 viết "...cái mà người ta gọi là chủ nghĩa Mác ở Việt Nam không phải chỉ bị "biến dạng" và đơn giản hóa": nó đã bị xuyên tạc từ nguyên ủy... cái mà những nhà lý luận Liên Xô trước đây gọi là "Mác-Lênin" cũng chẳng có gì là đứng đắn và nghiêm chỉnh về phương diện học thuật cả... phản Mác hoàn toàn".

Chủ nghĩa Mác đã được nghiên cứu, tranh luận và áp dụng nhiều nơi trên thế giới trong hàng thế kỷ. Chẳng lẽ, không một ai hiểu và áp dụng đúng kinh điển của Mác? Và những nhà lý luận, học giả, chính trị gia đều phản Mác hoàn toàn? Rất tiếc là không thấy "ng Lữ Phương chỉ cho người ta thấy thế nào là Mác chính thống!

Mao Trạch Ðông đã từng kết tội đảng cộng sản Liên Xô phản bội học thuyết Mác. Nhưng Mao đã mang lại gì cho Trung Cộng khi áp dụng Mác chính thống? Phải chăng chỉ có những thất bại vĩ đại và thống khổ toàn diện?

Chủ nghĩa Mác sơ khai đã biến Kampuchia thành những "cánh đồng giết người" có dính dáng gì với Mác chính thống không?

Học thuyết chính trị phải được áp dụng và kiểm chứng qua thực hành. Nếu thất bại, bắt buộc người ta phải duyệt lại hoặc vứt bỏ. Sai lầm và thất bại của chủ nghĩa Mác mang tính toàn cầu chứ không khoanh vùng từng địa phương hoặc ở mỗi quốc giạ Tiếp tục biện minh cho nó chẳng phải là ngoan cố lắm saỏ Nhân loại còn nhiều học thuyết chính trị ít tai hại hơn lại uyển chuyển tại sao chẳng bỏ công nghiên cứu?

Lữ Phương viết "Vì vậy việc nâng cao trình độ dân trí, đấu tranh cho tự do ngôn luận, nghiên cứu, thông tin, phổ biến ý thức nhân quyền và pháp quyền, mở rộng giao lưu quốc tế... sẽ là những công việc thiết thực để chuẩn bị cho những chuyển động tuần tự và "n hòa: tất cả sẽ có tác dụng tạo ra sức sống cho xã hội công dân độc lập, hạn chế những chính sách lộng quyền và lạm quyền của nhà nước toàn trị, cuối cùng từng bước, cùng với sự phát triển về văn hóa và kinh tế, thúc đẩy những thay đổi trên mặt thượng tầng, trong đó có sự hóa thân của Ðảng là khả năng đáng mong ước nhất".

Vài viên toàn quyền Pháp vẫn cho phép tự do ngôn luận hạn chế (nhiều đảng viên cộng sản lão thành như Nguyễn Văn Trấn, Trần Ðộ đều mơ tưởng), nghiên cứu, thông tin, mở rộng giao lưu quốc tế nhưng sự thống trị của thực dân Pháp chỉ bị xóa bỏ khi dân bị trị vùng lên.

Nâng cao dân trí để mọi người thấy và hiểu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân đối với Tổ Quốc Dân Tộc mà đứng lên đòi quyền tự quyết. Nó không nhằm chuẩn bị cho những chuyển động tuần tự và "n hòa. Dân tộc Việt Nam phải đợi bao lâu cho tiến trình thay đổi này? Khoảng 100 năm như Hoa Lục theo "khẳng định" của Ðặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân? Tại sao dân chúng Ðông Âu cuối thập niên 1980 không chờ những chuyển động tuần tự mà phải đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ? Vì chính Mác-Lênin cũng từng nhắc nhở "chẳng có ai tự nguyện từ bỏ quyền thống trị của mình".

Chuyển động đột ngột tại Ba Lan và Tiệp Khắc trong cuộc cách mạng dân chủ vẫn mang tính cách "n hòa. Chuyển động tuần tự như Trung Cộng trong hơn 2 thập niên, và Việt Nam trong 10 năm qua vẫn mang tính cách quá khích của nhà cầm quyền và mầm mống bạo' động của dân chúng.

Mong mỏi "sự hóa thân của Ðảngo. là tự hạn chế vào một giải pháp duy nhất. Tư duy này thiếu tinh thần khoa học. Giải quyết một vấn đề có rất nhiều giải pháp. Không-cộng-sản cũng là một giải pháp. Tại sao không nghiên cứu và so sánh, đối chiếu với lịch sử, với kinh nghiệm tha nhân để tìm ra giải pháp tối ưu cho đất nước, dân tộc?

4- Nguyễn Thanh Giang Với Lê Khả Phiêu

Trong bài "Sao lại khai trừ nhà cách mạng trung kiên Trần Ðộ", "ng Nguyễn Thanh Giang viết "Tôi thấy Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từng tỏ ra có thủy có chung, có nghĩa có tình, biết trên biết dưới khi mới Tết này "ng còn đến thăm trường cũ; mới tháng 11/98 "ng còn đàm đạo thân ái, còn chân tình lắng nghe lão tướng Trần Ðộ. Vậy mà! ... sự quá lời nào, sự hiểu nhầm nào, sức ép tàn bạo của thế lực đen tối nào đã đột ngột cưỡng bức dẫn đến hậu quả tai hại này?".

Ông Giang vô tình hay cố ý không hiểu cách hành xử của cộng sản. Xin hãy nghe Hà Sĩ Phu kể trong bức thư Chia Vui với Bác Trần Ðộ "Tôi đã gặp nhiều vị trong cấp ủy, khi giao tiếp bình thường thì họ cũng yêu thương, nhân ái, cũng biết "thể tất"! Vậy mà trong Tổ chức thì các vị ấy nói một tiếng nói khác hẳn... e sẽ bị các đồng chí khác phê phán là hữu khuynh, là mất lập trường giai cấp, là thiếu cảnh giác... và khi bầu sẽ bị các đối thủ gạt ra ngoài cấp ủy".

Hoặc mục đích của "ng Giang chỉ nhằm ca tụng vị "Tổng bí thư kính mến"?Ô Ðiều này, có vẻ tương hợp với chủ trương trong bài "Góp ý xây dựng Ðảng" của Nguyễn Trung TrựcO^ "trong tình hình hiện nay, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, nhân dân có thể cho phép ở lại cầm chịch công cuộc đổi mới trong thời kỳ quá độ hiện naỵ.. toàn Ðảng ta, nhân dân ta hãy độ lượng ủng hộ Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương".

Lê Khả Phiêu từng công khai xác nhận việc khai trừ Trần Ðộ là đúng nguyên tắc sinh hoạt của đảng cộng sản. Vì thế không thể bảo rằng có sự hiểu nhầm. Gán tội cho thế lực đen tối nhằm tránh sự chỉ trích là một thái độ vô trách nhiệm quen thuộc của cộng sản. Khi vụ án "xét lại chống đảng" xảy ra nhiều người tin rằng do Lê Duẫn và Lê Ðức Thọ lèo lái để qua mặt Hồ Chí Minh. Nhưng Vũ Thư Hiên kể trong Ðêm Giữa Ban Ngày "Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng để khởi lên một vụ lớn như thế này, Lê Duẫn và Lê Ðức Thọ không thể không hỏi ý kiến "ng Hồ, "ng không thể không biết. Vụ bắt bớ chỉ được tiến hành một khi có sự đồng ý của chủ tịch nước". Bà Vũ Ðình Huỳnh là đảng viên cộng sản kỳ cựu từng có mối quan hệ mật thiết với Hồ Chí Minh nên hiểu rõ cách chuyển động của bộ máy đảng. Ðầu tháng 7-98, Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu đã phát động cuộc "cách mạng văn hóa". Phiêu định nghĩa "Một nền văn hóa tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lỏi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Ông Giang tâm đắc với tư tưởng của Lê Khả Phiêu hay cho rằng Phiêu nói thay cho thế lực đen tối?

Thời Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười, làm tổng bí thư cũng bị đổ tội cho các thế lực bảo thủ cản trở hoạt động đổi mới (ám chỉ những cố vấn như Lê Ðức Thọ, Phạm Văn Ðồng, Trường Chinh. Tới phiên Lê Khả Phiêu là tổng bí thư lại đổ tội cho các cố vấn Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Võ Văn Kiệt. Ðổ tội cho thế lực thù địch, cho thế lực đen tối chỉ biểu thị não trạng vô trách nhiệm.

Ông Nguyễn Thanh Giang viết tiếp "Trong lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như đảng Cộng Sản Trung Quốc, việc khai trừ những đảng viên ưu tú, kiệt xuất diễn ra đã nhiều... chính Ðặng Tiểu Bình từng bị khai trừ 4 lần. Vậy mà người đảng viên sáng danh nhất đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày nay lại là Ðặng Tiểu Bình".

Kiệt xuất, ưu tú làm sáng danh đảng cộng sản chưa hẳn đã thuộc thành phần xuất sắc làm rạng danh đất nước và mang lại hạnh phúc cho dân chúng. Những người không-cộng-sản ở Ðài Loan và Hồng Kông đã khiến thế giới khâm phục vì tài năng và dân chúng ấm no, hạnh phúc. Nhân loại sợ khối lượng 1.2 tỉ nhân mạng trong lòng bàn tay điều khiển của những tên cuồng tín và kinh tởm các hành động càn rỡ thời trung cổ của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh. Hai triệu người Việt hải ngoại từ bàn tay trắng đã tạo nên sản nghiệp trị giá phân nữa Việt Nam và cuộc sống ung dung tự tại chẳng phải là câu hỏi cần lưu tâm nghiên cứu hay saỏ

Ông Nguyễn Thanh Giang nên tiếc cho những người không-cộng-sản xuất sắc đã bị đảng cộng sản Việt Nam gạt ra khỏi môi trường trực tiếp phục vụ tổ quốc và phụng sự dân tộc. Loay hoay trong đảng cộng sản thì cũng chỉ kiếm được những Trường Chinh, Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêụ Kết quả đất nước vẫn tiếp tục lụn bại, tụt hậu, đồng bào vẫn lầm than, khốn khổ.

5- Sợi Chỉ Ðỏ Xuyên Suốt

Lữ Phương vẫn mơ đến chủ nghĩa mác chính thống sẽ được áp dụng khi đảng cộng sản hóa thân.

Hà Sĩ Phu vẫn biện minh cho "tấm lòng cộng sản" là "trung với nước, hiếu với dân và ước mong đảng cộng sản sẽ biến thành đảng Dân Tộc Dân chủ hoặc chí ít ra cũng chia thành 2 đảng cộng sản đóng vai trò chính trên vũ đài chính trị. Có thêm đảng phái nào không-cộng-sản cũng chẳng đáng bàn cải.

Nguyễn Thanh Giang đặt trọn niềm tin vào tổng bí thư Lê Khả Phiêu và những đảng viên cộng sản kiệt xuất dù bị khai trừ như tướng Trần Ðộ.

Trần Ðộ dù bị khai trừ cứ vẫn tin tưởng vào sứ mạng lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam.

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt các dòng tư duy: Mác chính thống vẫn là ước mơ; đảng cộng sản sẽ hóa thân để tiếp tục vai trò lãnh đạo lịch sử; đảng viên cộng sản là những người yêu nước thương nòi; tổng bí thư Lê Khả Phiêu là nhân vật khả kính đáng mặt lãnh đạo; dù bị phụ, Trần Ðộ vẫn tin vào đảng cộng sản.

Nếu cứ quanh quẩn với giải pháp cộng sản thì họ cũng chẳng khác gì :

Con kiến mà leo cành đa,
Leo nhằm cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào,
Leo phải cành cụt, leo vào leo rạ

Cái kiến từ năm này tháng nọ cứ bò quanh quẩn trên một cành đa nên thấy cành đó có to lên, có đẹp, có xấu, và biết rõ ngỏ ngách tì vết. Thế thì, "quê hương ta là đẹp nhất". Nhưng nó có biết đâu rằng còn có nhiều cành khác tăng trưởng nhanh hơn, đẹp hơn và ít tì vết hơn.

Những ai nghĩ rằng vấn nạn Việt Nam chỉ được giải quyết bởi đảng viên cộng sản thì cũng mang tâm trạng của con kiến mà leo cành đa.






















































































Free Web Hosting