Bình Luận:

Nước Việt Còn, Tiếng Việt Còn

Ðại Dương


Câu nói 'tiếng Việt còn, nước Việt còn' từ lâu đã trở thành khuôn mẫu mỗi khi chúng ta đề cập tới ngôn ngữ Việt Nam. Mức độ đúng/sai, chính xác của câu nói gần-thành-chân-lý đó cần phải được xem xét dưới 2 khía cạnh : bối cảnh hình thành và kinh nghiệm lịch sữ.

Phong trào chống sự đô hộ Pháp của người Việt với nhiều hình thức Và tầng lớp khác nhau đã liên lĩ suốt từ khi thực dân đặt chân lên giãi đất hình chữ S. Suốt mấy thập niên cai trị bằng súng đạn, thực dân đô hộ Pháp đã bị giáng trả triền miên bằng bạo lực. Chúng đã không hoàn toàn bình định được nước An Nam.

Toàn quyền Pháp, ông Albert Sarraut, một chính trị gia dạn dày Kinh nghiệm đã kết hợp văn hóa và bạo lực trong công cuộc bình định An Nam. Ông làm toàn quyền tại An Nam hai nhiệm kỳ 1911-13 và 1917-19.

Nhằm khu trục ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trên đất Việt để đưa dân An Nam vào quỷ đạo lệ thuộc văn minh Pháp nên Sarraut đã sử dụng đến Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh đều xuất thân từ trường Thông Ngôn.

Cùng một lúc, thực dân Pháp không thể truyền bá văn minh Tây Phương bằng Pháp ngữ đến mọi tầng lớp dân chúng nên phải dùng thổ ngữ thông qua các tạp chí tiếng Việt.

Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) quảng bá chiêu bài Pháp Việt đề huề được thực dân Pháp bổ nhiệm chức chủ bút tờ Ðông Dương Tạp Chí (1912) do Schneider chủ trương nhằm hô hào dân An Nam đi lính cho Tây (rồng Nam đánh Ðức tặc); thoá mạ các cuộc nổi dậy bằng bạo lực; tung hô Ðại Pháp. Ảnh hưởng của ÐDTC rất hạn chế vì chủ trương thân nhà cầm quyền đô hộ quá lộ liễu. Sau đó, ông Vĩnh chủ trương các tờ báo Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo, Notre Journal, Lục Tỉnh Tân Văn, Trung Bắc Tân Văn. Ông Vĩnh đã phát biểu "Nước Nam sau này hay dở cũng ở chữ quốc ngữ".

Phạm Quỳnh (1892-1945) được Nha Chính Trị và Công An đài thọ cho xuất bản Nam Phong Tạp Chí (1917-34) theo lệnh của toàn quyền Albert Sarraut "tốn phí do chính phủ đài thọ để trả tiền biên soạn và ấn loát hàng tháng là 400 đồng". Các cơ quan chính quyền từ cấp xả ấp cũng được lệnh phải mua NPTC khiến nó trở thành như công báo. NPTC chủ trương (a) bảo tồn văn hóa cũ của nước nhà (b) quảng diễn học thuật Tây Phương ờ hô hào dùng chữ Việt làm quốc ngữ. Ông Quỳnh nói " Tiếng Việt còn, nước Việt còn" đã thu hút tinh thần yêu nước của độc giả.

Ảnh hưởng của NPTC rất rộng lớn vì nội dung phong phú và mới lạ. Nhưng, chủ trương của Phạm Quỳnh bộc lộ trên NPTC số 28 (1919) trong 'Thơ cho người bạn' viết "đừng lo những chuyện gì khác như chuyện chính trị, đều là mộng tưởng hoang đường, vấn đề hợp thời bây giờ chỉ là giúp chính phủ Bảo Hộ dìu dắt ta". Thanh Lãng trong Thượng Chi Văn Tập đã nhận xét "Nam Phong mặc dầu được coi là một tạp chí tân tiến, mới mẻ vẫn là cái tân tiến, mới mẻ của bọn trưởng giả mang tính cách quan lại".

Năm 1919, Albert Sarraut khai sinh Hội Khai Trí Tiến Ðức với tổng đốc Hoàng Trọng Phu làm hội trưởng, Phạm Quỳnh làm tổng thư ký. Mục đích của Hội được ông Quỳnh mô tả trong NPTC số 22 (1919) như sau " thi hành chính sách Pháp Việt đề huề, đứng ở dưới quyền chính phủ giám đốc, dùng các phương pháp chính quyền mà truyền bá học thuật Thái Tây và cái tư tưởng của nước Ðại Pháp cho quốc dân An Nam".

Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh đã có công truyền bá chữ quốc ngữ, phổ biến học thuật Thái Tây, phát triển nghề làm báo còn phôi thai tại Việt Nam lúc đó. Họ đã lưu lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị về triết lý, văn học, thi ca. Ðồng thời, hai ông cũng là tay sai đắc lực cho đường lối, chính sách cai trị của thực dân Pháp.

Việc phát triển và áp dụng chữ quốc ngữ rộng rải đã tạo ra 2 phản ứng chính yếu trong xả hội :

1- người người nô nức học chữ quốc ngữ khiến cho Hán Nôm trở thành lỗi thời như lời than của ông tú Vị Xuyên :

Cái học nhà nho đã hỏng rồi,
Mười người đi học, chín người thôi.

Văn chương lãng mạn, học thuật Thái Tây nhanh chóng thay thế sách thánh hiền. Hầu hết dân ta, nhất là giới có chút chữ nghĩa, đua nhau đắm mình vào cỏi mộng, quên đi kiếp toi đòi, nô lệ. Người ta nghĩ rằng cứ giữ được ngôn ngữ Việt là bảo tồn nước Việt. Tiểu thuyết trữ tình, văn thơ phù phiếm chiếm lĩnh tâm hồn đa số người an nam thời bấy giờ. Thanh thiếu niên thi nhau than mây khóc gió và nhẩn tâm ngoảnh mặt trước nổi cơ cực, nhục nhã của một dân tộc mất nước.

Giới thượng và trung lưu trong xả hội thích nói tiếng Pháp, rập khuôn nếp sống tây phương. Họ khinh khi người Việt, tiếng Việt, truyền thống văn hóa dân tộc. Năm 1922, qua tập tham luận về giáo dục, Phạm Quỳnh viết "Toàn thể giới thượng lưu An Nam tín nhiệm ở nước Pháp và hơn nữa còn giao phó hoàn toàn việc giáo dục học vấn cho nước Pháp coi sóc. Thật là cảm động và có lẽ là độc nhất trong lịch sử nhân loại, cử chỉ của một dân tộc phó thác số phận của mình trong tay một dân tộc khác". Số người này ngày càng nhiều với sự phát triển của các trường Pháp trên giãi đất hình chữ S. Ngày càng có nhiều kẻ muốn thành 'tây da vàng'. Nhiều trí thức Nam Kỳ vận động thành lập Nam Kỳ Quốc chịu sự bảo hộ trực tiếp của chính phủ Pháp.

2- Khai dụng tư tưởng, học thuật tây phương để truyền bá lý tưởng tự do dân chủ hầu khơi dậy tinh thần quật khởi của dân tộc. Số người này tuy ít nhưng nhất định không buông mình vào trào lưu lãng mạn phương tây. Họ chắc lọc tinh hoa học thuật ngoại quốc hầu vạch đường cứu nước và kiến quốc. Họ là phản đề của chính sách đô hộ. Vì thế, các nhà cách mạng là mục tiêu trấn áp của thực dân Pháp. Người nầy nằm xuống, kẻ khác đứng lên. Thế hệ nối tiếp thế hệ đấu tranh cho tới khi giành được độc lập thực sự.

Quốc gia tồn tại thì ngôn ngữ mới có điều kiện sinh sôi nẩy nở. Tiếng Việt còn tồn tại bao lâu khi nước ta bị sát nhập và trở thành châu, quận của Tàu, khi mọi người cố gắng hội nhập vào nếp sống với các ông trời con ? Cho dù Thiên Triều không cấm đoán việc nói tiếng Việt nhưng cuộc sống thường nhật buộc đám người-tàu-gốc-việt cũng phải tìm cách thích ứng. Nhiều lắm, tiếng Việt chỉ còn lưu hành với tính cách gia đình, chòm xóm để rồi trôi vào quên lãng. Nước Việt không còn, tiếng Việt cũng sẽ mai một. May mà đó chỉ là giả thuyết.

Giá dụ Nam Kỳ Quốc thành hình với tầng lớp thượng và trung lưu sống rập khuôn theo văn hóa Pháp, liệu tiếng Việt sẽ đóng vai trò nào trong xả hội? Nhiều người tất phải ngoi lên để hòa nhập với nhịp sống của mẫu quốc. Không cần cấm, tiếng Việt cũng sẽ lùi vào dỉ vãng.

Chiêm Thành từng là một quốc gia có ngôn ngữ, văn hóa riêng. Nhưng kể từ khi mất nước vào tay dân Việt, ngôn ngữ Chàm không có điều kiện phát triển. Ngôn ngữ dùng để ghi nhận tình huống, diễn đạt tư tưởng, mô tả hành động hàng ngày của con người. Ngôn ngữ Chàm trở nên lạc lỏng khi xả hội đang lưu hành tiếng Việt thích dụng cho đa số. Chiêm Thành bị xóa tên trên bản đồ cho nên ngôn ngữ Chàm không có đất để phát triển và hoàn thiện.

Thế hệ người Việt thứ hai đã trưởng thành ở các quốc gia tạm dung. Nhiều em đã không nói được tiếng Việt bởi vì đó không là ngôn ngữ thực dụng hàng ngày. Sở dĩ, con em chúng ta chưa quên hẳn tiếng Việt vì sợi dây ràng buộc trong gia đình với thế hệ thứ nhất. Ða số các em cũng thường suy nghĩ theo quyền lợi của quốc gia tạm dung hơn là quyền lợi của nước Việt Nam. May mà còn một quốc gia tên là Việt Nam trên bản đồ thế giới. Dù ít dù nhiều người Việt ở xứ tạm dung cũng còn lý do để sử dụng ngôn ngữ Việt. Liệu thế hệ thứ ba của người Việt hải ngoại sẽ còn bao nhiêu kẻ quan tâm đến ngôn ngữ Việt ? Như thế, nước Việt còn, tiếng Việt mới có điều kiện thuận tiện để hoàn chỉnh.

Có 2 trường hợp được coi là mất nước :

a- Bị sát nhập : thời Bắc thuộc, nước ta nhiều lần bị sát nhập và biến thành châu quận của Tàu. Dân Việt phải vùng lên đòi lại nước.

b- Bị mất chủ quyền : thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, dân Việt bị mất quyền quyết định số phận của đất nước. Tuy nước Việt vẫn có tên gọi riêng và được công nhận. Nhưng chúng ta cứ coi như bị mất nước và phải đòi lại quyền tự quyết. Lúc thì bằng bạo lực, khi thì bằng thời cơ chúng ta lấy lại nước đã mất.

Ngày nay, thời Cộng thuộc, dân tộc ta cũng mất quyền tự quyết khác nào mất nước như những thời đô hộ của giặc Tàu và giặc Tây. Vùng lên đòi lại nước là bổn phận của mỗi người Việt Nam.

Quan niệm "tiếng Việt còn, nước Việt còn" khiến chúng ta có gắng Bảo tồn và phát huy văn hóa Việt tại hải ngoại. Chúng ta ru con cháu vào lời ca, điệu nhạc trữ tình khiến lớp trẻ quên đi cái nhục mất nước, mặc cho nỗi thống khổ của đồng bào quốc nội đang rên xiết dưới gông cùm cộng sản.

Nhưng :

Chén rượu ngon không làm sao được cho giặc say chết !
Tiếng hát hay không làm được cho giặc điếc tai !
(Trích Hịch Tướng Sĩ Văn của Trần Hưng Ðạo)

Chúng ta không nên đi vào vết xe kiểu Phạm Quỳnh.

Quan niệm "nước Việt còn, tiếng Việt còn" sẽ thúc đẩy con cháu Chúng ta nối gót tiền nhân quyết tâm đòi lại đất nước. Như thế, dân tộc ta mới có đủ điều kiện phát huy truyền thống văn hóa Việt không đượm màu sắc ngoại lai theo kiểu cộng sản như lời tổng bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu về 'xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc' tại hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương giữa tháng 7-98. Phiêu định nghĩa "Một nền văn hóa tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và Tiến bộ mà nội dung cốt lỏi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xả hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

Chúng ta không những cần đảo ngược câu nói của Phạm Quỳnh mà còn phải hành động theo tinh thần "nước Việt còn, tiếng Việt còn".






















































































Free Web Hosting