Quan điểm

Vài Cảm Nghĩ Về Cuốn Băng Video "Mẹ" Của Thúy Nga Paris By Night

Trần Ðỗ Cẩm


(Nguyệt San Ðoàn Kết, Austin Texas 8/97)

Ðối với đa số người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại, thưởng thức âm nhạc Việt Nam là phương tiện giải trí rất phổ thông sau những giờ phút làm việc mệt nhọc hay trong những dịp bạn bè tụ họp. Thông thường, xe hơi của chúng ta được trang bị máy cassette hay CD để nghe nhạc khi lái xe đi làm hoặc trên đường trường. Ngoài ra, hầu hết gia đình nào cũng có máy video recorder để xem những cuốn video tape. Xa quê hương đã nhiều năm, nhiều người trong số chúng ta có thể đã rất thông thạo Anh ngữ thừa đủ để nghe hiểu những bản nhạc hay băng video tiếng Anh, nhưng những bài hát Việt Nam lúc nào cũng được ưa chuộng hơn, có lẽ vì đã gợi lại hình ảnh quê hương quen thuộc yêu dấu, hoặc kỷ niệm êm đềm của thời đã qua và nhất là giúp chúng ta có cảm tưởng như vẫn đang sống tại nơi chôn nhau cắt rốn.

Chắc chúng ta chưa quên ngay từ khi còn ở các trại tỵ nạn, mọi người thường xúm xít quây quần quanh máy cassette để nghe những băng nhạc Việt Nam mà một số người may mắn mang theo được trên đường di tản. Nhiều người còn "sang băng" để bán lại cho những người khác. Khi sang tới Hoa Kỳ, lúc đầu cũng chỉ có những tiệm bán băng nhạc do cá nhân hay tổ hợp nhỏ sản xuất. Sau này, vì nhu cầu nghe nhạc và kỹ thuật ghi âm phát triển hơn nên các hãng băng casstte cũng trở nên qui mô hơn và phẩm chất băng nhạc cũng tăng tiến hơn. Ðặc biệt, các cuốn băng video ca nhạc kèm theo hình ảnh kiểu MTV của Hoa Kỳ cũng lần lượt xuất hiện. Tương tự như băng nhạc cassette, băng video ban đầu cũng chỉ do những cá nhân hay nhóm nhỏ sản xuất nên kỹ thuật chưa được chu đáo hoàn hảo. Nhưng sau này, có lẽ vì nhu cầu cạnh tranh nên các cuốn video do người Việt sản xuất đã trở nên rất tân kỳ, không thua kém những băng video ngoại quốc. Trong số các hãng sản xuất băng video của người Việt, trung tâm Thúy Nga Paris By Night (tạm gọi tắt là TN) được coi là tổ chức có hệ thống, qui mô và có nhiều sáng kiến nhất, do đó được nhiều khán thính giả ủng hộ nhất.

Ðược thành lập từ lâu tại Paris bên Pháp, đến nay TN đã sản xuất được nhiều cuốn video tape, mỗi cuốn thường mang một chủ đề khác nhau. Có thể nói TN là cơ sở tiền phong trong việc sản xuất video tape của người Việt tại hải ngoại. Sự thành công của TN không phải là điều ngẫu nhiên mà do nỗ lực cải tiến và đổi mới không ngừng của những người chủ trương, và nhất là do nội dung những cuốn băng TN thường thích hợp với lập trường chống Cộng, biểu dương chính nghĩa Quốc Gia của đa số người Việt tỵ nạn tại hải ngoại.

Ngoài việc tìm kiếm những tài năng ca nhạc trẻ cũng như hoàn thiện kỹ thuật dàn cảnh, thu hình, TN còn luôn luôn tìm cách đổi mới, cụ thể nhất là sáng kiến chọn lựa những người điều khiển chương trình (MC) rất sáng giá. Xem những cuốn băng video của TN, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên là hai người điều khiển chương trình ăn ý và sáng giá nhất của Trung Tâm này.

Cuốn băng video mới nhất và có thể nói là công phu nhất của TN mang số 40 với chủ đề MẸ, gồm phần 1 và phần 2 (hai cuốn băng). Nghe nói băng này đã được chuẩn bị rất công phu, chu đáo và quảng cáo rầm rộ cả năm nay với phí tổn rất cao. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn trong bài viết "Những khúc phim ngắn trên đoạn đường dài" phổ biến trước khi cuốn băng "MẸ" phát hành đã tỏ ra rất hài lòng khi phát biểu đại ý:"Nếu trong năm nay, qúi vị chỉ có tiền mua được môt cuộn băng thì đó phải là cuốn băng MẸ". Thời điểm phát hành vào dịp Lễ Vu Lan "Mùa báo hiếu" cũng rất thích hợp với chủ đề MẸ. Thành phần ca sĩ hùng hậu gồn những giọng ca ăn khách từ lâu cũng như những tài năng mới đang lên. Kỹ thuật thâu hình, ánh sáng và ngoại cảnh được sắp xếp rất tỉ mỉ công phu. kể cả những xảo thuật tạo hình tân kỳ bằng "computer". Ðặc biệt còn có sự góp mặt của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh thuyết giảng về MẸ và "Bông Hồng Cài Áo". Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng rất hứng khởi và lưu loát trong vai trò MC, trích dẫn rất nhiều đoạn văn thơ của các tác giả nổi tiếng.

Nói tóm lại, cuốn băng video Thúy Nga Paris By Night số 40 đã được thực hiện rất công phu và tốn kém cả về mặt thì giờ lẫn tiền bạc. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, người điều khiển chương trình ưng ý nhất của Trung Tâm, cũng đã tham khảo tài liệu kỹ lưỡng và sửa soạn chu đáo phần "thuyết minh" của mình. Mọi phần trong cuốn băng, từ những bản nhạc, ca sĩ trình diễn, ánh sáng, ngoạicảnh, hình đệm video (video clip) ... đến những lời dẫn giải đều nhịp nhàng, mạch lạc và ăn khớp như một bộ máy trơn tru tuyệt hảo. Tất cả mọi chi tiết trong cuốn băng, từ phần trình diễn trong phim trường cho đến các ngoại cảnh, chắc chắn phải do kết quả của một công trình cố ý xếp đặt, đạo diễn rất công phu, chú trọng tới từng chi tiết, không phải là những đoạn "cương ẩu" vô tình. Ðứng trên lãnh vực ca nhạc, cuốn băng MẸ đáng được coi là một tác phẩm có mức độ nghệ thuật cao. Dường như TN đã cố ý dồn mọi nỗ lực và phương tiện để thực hiện cuốn băng này như một "dấu mốc" (milestone) nhằm ghi lại một "thành công" hay giai đoạn chuyển hướng trong quá trình sản xuất băng video của mình.

Nhưng rất tiếc, những giọng hát tuyệt vời, những bài ca gợi cảm cùng những ngoại cảnh công phu của cuốn băng dường như lại được cố ý tạo dựng để che đậy và phục vụ cho một âm mưu xấu xa mờ ám đi ngược lại chủ đề MẸ cao đẹp. Những lời thuyết minh của MC Nguyễn Ngọc Ngạn cũng như muốn "dẫn dắt" khán thính giả đi tới những kết luận, những mục tiêu đen tối phảng phất mùi tanh của máu Ð1/2!

Một điểm bên lề khác tưởng cũng nên đề cập tới. Bài viết về cuốn băng MẸ này không ít thì nhiều, cũng sẽ gợi lên môt số nghi vấn khiến nhiều người tò mò tìm MẸ của TN để coi cho biết. Ðiều này vô hình chung đã quảng cáo cho TN vì càng nhiều dư luận bàn tán về cuốn băng, có thể sẽ càng có nhiều người tìm coi, đó là điều khó chối cãi. Do đó, TN có thể sẽ đạt được thành công nhất thời về mặt tài chánh. Nhưng điểm này thật ra không phải là "nối giáo cho giặc" và cũng không mấy quan trọng. Nếu cuốn băng MẸ thật sự không làm lợi cho Cộng Sản thì việc giúp anh em bạn bè cùng chung chí hướng có thên một chút lợi lộc tưởng cũng là điều đáng làm. Ngược lại, nếu cuốn băng quả thật tuyên truyên có lợi cho Việt Cộng, việc nhiều người coi nên được khuyến khích vì chúng ta cần xem rõ tận mắt để phân biệt bạn, thù hầu phản ứng thích hợp về lâu về dài.

Trở lại những "nghi vấn" trong cuốn băng MẸ. Thông thường trong một cuốn băng, phần chính là những tiết mục trình diễn liên quan tới chủ đề, còn ngoại cảnh chỉ là phần phụ để hỗ trợ và làm nổi bật chủ đề chính. Nhưng lần này TN dường như đã cố tình thực hiện ngược lại. Ðiểm nổi bật nhất trong cuốn băng video Thúy Nga Paris By Night số 40 mang chủ đề MẸ lại không phải là những bài hát về MẸ hay phần thu hình hấp dẫn, ca sĩ tuyệt hảo, xướng ngôn lưu loát ... mà là một số ngoại cảnh đặc biệt khó hiểu. Ðặc biệt đến nỗi người xem có cảm tưởng tuy chủ đề chính là MẸ nhưng thật ra đã chỉ được dùng như tấm bình phong phụ, mong manh che đậy phần nào chủ đề "thực" gói ghém gọn ghẽ trong những ngoại cảnh "phụ" được thực hiện rất công phu. Về điểm này, chúng ta phải thán phục TN đã khéo léo dùng MẸ là chủ đề chính bên ngoài để hỗ trợ và làm nổi bật ý nghĩa của những ngoại cảnh tuy gọi là "phụ" nhưng thật ra lại là rất "chính" bên trong. Vậy TN đã muốn diễn đạt hay chuyển đến chúng ta những thông điệp quan trọng gì trong những ngoại cảnh gọi là "phụ" nhưng lại rất "chính" này? Trước khi đề cập tới chi tiết của những ngoại cảnh này, tưởng cũng cần phải nhắc lại rằng cuốn băng đã được chuẩn bị rất tỉ mỉ và công phu. Vì vậy chúng ta phải tin rằng mọi chi tiết đều được chú trọng nên dĩ nhiên đều cố ý xếp đặt, không thể nào là những tình cờ vô ý.

Khi xem cuốn băng, nhiều độc giả có óc nhận xét tỉ mì cho rằng đoạn phim "ba đời xum nhọp" với khung cảnh sang trọng trong bài hát "Ơn Nghĩa Sinh Thành" của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước do ca sĩ Hoàng Lan trình diễn cũng như cảnh những đúa trẻ bụ bẫm bép đẹp nô đùa vui vẻ đã không phản ảnh trung thực cuộc sống thật sự của người dân Việt dưới chế độ Cộng Sản ngày nay. Có người còn đi xa hơn nữa, cho rằng chỉ có gia đình những cán bộ Việt Cộng "gộc" mới có thể sống sung túc no ấm đến như vậy, còn đa số những thiếu nhi Việt Nam hiện đang sống cực khổ, bon chen để kiếm ăn từng bữa chứ không dư thừa thực phẩm và hồn nhiên vô tư như hoạt cảnh đã diễn tả. Những nhận xét này có quá đáng hay không, đúng hoặc sai xin để độc giả tùy nghi nhận định. Ở đây, người viết chỉ muốn đề cập đến hai "ngoại cảnh", hay đúng ra là hai màn kịch không lời rất quan trọng và có ý nghĩa tương đối rõ ràng hơn: đó là cảnh "trực thăng, phi cơ bắn dân chạy loạn" và cảnh "con chim bồ câu trắng ngậm hạt lúa đỏ".

Trước hết là phần ngoại cảnh "trực thăng" lồng trong nhạc phẩm "Ca Dao Mẹ" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do ca sĩ Don Hồ trình diễn ở cuối cuốn băng số 1. Việc lựa chọn tác phẩm của một nhạc sĩ phản chiến "ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản" nghe nói được "làm lớn" trong chính quyền Việt Cộng sau tháng 4 năm 1975 đã là điều đáng ngờ vực. Ðến cảnh những chiếc trực thăng chở quân UH-1B vần vũ trên trời cùng với năm chiếc phản lực cơ loại F-5 bắn phá và thả bom vào đám dân quê cùng khổ, rách rưới chạy loạn lại càng đặc biệt. Phần này thật ra là một màn kịch câm do "đạo diễn" Lưu Huỳnh dàn cảnh và do diễn viên chuyên nghiệp Kim Xuân thuộc Ðoàn Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh thủ diễn vai chính. Mở đầu là cảnh một bà mẹ trung niên buồn bã lật lại từng trang của cuốn album cháy xém như lần về quá khứ đau thương của chính đời mình. Những hình ảnh nhạt nhòa trong cuốn album khiến bà hồi tưởng lại lúc cuống cuồng bồng con chạy loạn cùng với đám dân quê nghèo khổ khác. Trên trời, từng đoàn trực thăng bắn phá tới tấp, vô tội vạ vào đám dân lành. Dưới đất, những mái nhà tranh xiêu vẹo thi nhau bốc cháy bên xác những người dân quê tội nghiệp trong tay không có một tấc sắt. Người xem thấy rõ từng loạt đạn xối xả bắn xuống từ khẩu đại liên M-60 gắn trên trực thăng. bà mẹ bế con cố trốn vào đóng rơm trong khi người cha gồng gánh môt số đồ đạc chạy theo vợ con. Khi bị trực thăng bắn, người cha đã dùng thân mình để che cho vợ con tại chân đống rơm, trong khi các dân quê khác vẫn lê lết chạy. Lúc đó, có nhiều tiếng nổ lớn, đất cát bay tung tóe giống như máy bay thả bom khiến người cha bị thiệt mạng. Bà mẹ, tay bồng con thơ, tay kéo tấm ván có bánh xe lăn trên đặt xác chồng, thất thểu đi về nơi dường như vô định. Cảnh cuối cùng là bà mẹ cô đơn lặng lẽ đi theo quan tài chồng ra nghĩa trang lạnh lẽo, trong lúc một đoàn trực thăng vần vũ trên trời như tiếp tục đe dọa. Toàn bộ "màn kịch" như muốn gợi lại những khổ đau cùng tột, bất hạnh triền miên và chịu đựng vô bờ của bà mẹ Việt Nam đã phải trải qua trong cuộc chiến, và những đau thương này do đoàn trực thăng mang tới.

Thật ra, cảnh trực thăng bắn phá, nhà cháy, người chết, gia đình ly tán vì tên bay lạc đạn ... là chuyện không có gì lạ trong cuộc chiến tranh Việt nam hay bất cứ cuộc chiến tranh nào khác. Ðiều lạ ở đây là trực thăng và phi cơ cố tình bắn vào đám dân chạy loạn. Trực thăng và phi cơ của ai? Chắc chắn không phải của Việt Cộng. Như vậy, chỉ còn trực thăng và phi cơ của QLVNCH hay Ðồng Minh bắn giết "dân mình" vô tội vạ? Khi coi đoạn băng này, khán giả không khỏi liên tưởng đến những cuốn băng video hay những đoạn phim phản chiến của người Mỹ nói về cuộc chiến tranh Việt Nam, trong đó chỉ toàn những cảnh bất lợi cho QLVNCH như cảnh dân lành chết chóc, thương binh lê lết dắt díu nhau chạy tới trực thăng tản thương hoặc cảnh một tiền đồn tan nát sau khi bị Cộng quân tràn ngập ... Dĩ nhiên, người Mỹ có lý do tuyên truyền những hình ảnh không đẹp này để đổ lỗi cho quân dân miền Nam Việt Nam một khi họ đã muốn rút chân "trong danh dự". Nhưng trong MẸ của TN, người coi có cảm tưởng những cảnh lồng trong bài hát "Ca Dao Mẹ" là một đoạn phim tuyên truyên tuyệt vời cho Việt Cộng, phản ảnh rõ ràng luận điệu tuyên truyền "Miền Nam Việt Nam chỉ là tay sai của đế quốc Mỹ xâm lược" và QLVNCH chỉ là công cụ của Mỹ ngụy dùng để bắngiết dân lành.

Ngoài ra, ai cũng biết các bà mẹ, bà vợ chiến sĩ QLVNCH là thành phần đã âm thầm gánh chịu nhiều thiệt thòi và thương đau trong cuộc chiến vừa qua. Họ đã phải cắn răng đóng vai chinh phụ chăm sóc gia đình để chồng yên tâm diệt giặc nơi tiền tuyến. Họ cũng đã trải qua nhiều đêm khắc khoải lo lắng cho chồng mỗi khi nghe tiếng súng vọng về. Họ tuy tuổi đời vẫn còn xanh nhưng đã phải choàng chiếc khăn tang góa phụ, cắn răng đưa xác chồng tới nghĩa trang buồn thảm và lạnh lẽo như chính cuộc đời còn lại của hị. Rồi cũng chính họ sau cuộc đổi đời năm 1975 đã phải vất vả lặn lội thăm nuôi chồng trong các trại tù Cộng Sản nơi rừng thiêng nước độc xa xăm. Những hy sinh, chịu đựng vô bờ bến của các bà mẹ, bà vợ Việt Nam chân chính và đáng kính đó không thể để cho một diễn viên Việt Cộng như cô Kim Xuân diễn tả và làm "đại diện". Nếu TN không cảm thấy cần phải tôn vinh những bà mẹ, bà vợ chiến sĩ QLVNCH thì cũng chưa hẳn đã đáng trách, nhưng nhất quyết TN không được phép hạ thấp phẩm giá và xúc phạm tới thanh danh của những vị liệt nữ này.

Nếu Trung Tâm Thúy Nga thực tâm chỉ muốn có hình ảnh trung thực diễn tả những khổ đau, những bất hạnh của bà mẹ Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua, phải chăng chỉ có cảnh trực thăng của QLVNCH bắn dân lành mới có thể đạt được ý định đó? Thế còn hình ảnh những bà Mẹ ở cố đô Huế lăn lộn than khóc trước những nấm mồ tập thể của nạn nhân bị Việt Cộng tàn sát vô tội vạ tại Khe Ðá Mài trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968? Còn cảnh hàng chục, hàng trăm bà Mẹ khác ngồi ôm xác con bị Việt Cộng thảm sát bên dãy quan tài buồn câm nín? Cảnh những bà Mẹ xác xơ vùng Quảng Trị gồng gánh con chạy thục mạng dưới làn mưa đạn tàn sát không nương tay của Cộng quân tại Ðại Lộ Kinh Hoàng vào năm 1972? cảnh những bà Mẹ miền Nam thất thểu tìm nhặt từng mảnh vụn xác con mình khi Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lăy? Còn các bà Mẹ Bình Long, An Lộc, Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku ... đã khóc cạn nước mắt trước xích sắt của chiến xa Cộng quân còn vương xác thịt chồng con? Còn nhiều và còn nhiều nữa, nhưng Trung Tâm Thúy Nga đã cố ý giàn cảnh trực thăng bắn dân mình để đưa vào trong cuốn băng cùng với lời hát lê thê của bài "Ca Dao Mẹ". Cảnh trực thăng bắn dân này đã xảy ra tại đâu? Vào thời điểm nào? Hay đây chỉ là sản phẩm tưởng tượng đầy ác ý do TN bịa đặt, dựng đứng với mục đích tuyên truyền cho Việt Cộng? Trung Tâm Thúy Nga cần thành thật trả lời thích đáng những câu hỏi này để tự bảo vệ uy tín.

Ngoài cảnh trực thăng bắn dân vừa nói, còn có đoạn phim "bụi lúa Ð1/2" thiết tưởng thâm độc hơn được dùng làm ngoại cảnh cho bài hát "Mẹ năm 2000" của nhạc sĩ Phạm Duy do Khánh Ly trình diễn. Như thường lệ, người nữ danh ca số 1 diễn tả tuyệt vời bài hát của người nhạc sĩ số 1, mô tả bà Mẹ VIệt Nam tương lai từ lúc lên ba, lên mười, được hai mươi tuổi và môt trăm năm tới. Cảnh này xuất hiện vào đoạn cuối của cuốn băng thứ hai, coi như dấu chấm hết mang màu máu Ð1/2 của bộ video MẸ. Chúng ta đều biết, phần đầu cũng như đoạn cuối của một cuốn băng thường lưu lại nhiều ấn tượng trong lòng khán thính giả nên các nhà sản xuất đều đặc biệt chú ý vào những phần quan yếu này.

Ðây là một đoạn phim có thể nói là "Hitech" vì đã lồng vào những hoạt cảnh do computer tạo hình. Một con chim bồ câu trắng ngậm hạt lúa giống màu Ð1/2 bay lượn trên cánh đồng lúa vàng. Con chim bồ câu nhả hạt giống Ð1/2 xuống đồng lúa, mọc thành một bụi lúa Ð1/2, mọc nhanh và cao hơn những nhữngcụm lúa vàng bên cạnh. Tại môt vùng đất khô cằn, một bà mẹ già cặm cụi ngồi may những tấm lụa thàn một giải lụa vàng, sau đó biến thành hình nước Việt Nam. Một em bé gái đến nhổ cụm lúa Ð1/2 rồi ôm trong tay cùng với hình nước Việt Nam đi khắp nơi. Mỗi nơi em đều gặp một bà MẸ già và trao cho mỗi bà một nhánh lúa Ð1/2. Ðầu tiên là bà Mẹ ngồi may giải lụa, sau đó tới bà Mẹ ngồi bên quả chuông, rồi bà Mẹ ngồi cạnh bức tượng Phật Bà Quan Âm đặt trên một chiếc xe bò lăn lóc bên lề đường. Hình ảnh sau cùng là em bé trao nhánh kúa Ð1/2 cho hai bà Mẹ già đang nặng nhọc vác cây thánh giá trên một ngọn đòi khô cằn.

Sở dĩ chúng tôi cần phải diễn tả khá chi tiết như trên vì đây là đoạn băng cuối, phần rất quan trọng được coi như "kết luận" gói ghém ý nghĩa thật sự của toàn cuốn băng. Trung Tâm Thúy Nga đã cố tạo dựng đoạn băng này rất công phu và chú trọng từng chi tiết, dường như muốn chuyển đến khán thính giả một thông điệp rât hàm súc và cũng rất quan trọng nào đó. Hạt lúa giống màu Ð1/2? Bụi lúa Ð1/2 mọc vượt lên những khóm lúa vàng? Em bé gái ôm hình nước Việ Nam đi phân phát những nhánh lúa Ð1/2 tới những bà Mẹ già? Trung Tâm Thúy Nga muốn nói gì đây trong những đoạn phim không lời quan trọng này?

Thông thường hình ảnh chim bồ câu là biểu hiệu cho hòa bình yên ổn (lấy điển tích từ chuyện ông Noah gặp cơn Ðại Hồng Thủy trong Thánh Kinh). Nhánh lúa thường dùng để tượng trưng cho sự ấm no sung túc, nhưng lúa màu VÀNG chứ không bao giờ có loại lúa Ð1/2. Em bé gái mang hình nuớc Việt Nam đi khắp nơi có lẽ tượng trưng cho bà Mẹ Việt Nam trong tương lai khi bước sang thế kỷ 21 đi khắp các miền đất nước. Phân phát những nhánh lúa Ð1/2 cho các bà Mẹ già chắc muốn ngụ ý chế độ hay chủ nghĩa Ð1/2 trong tương lai sẽ đem lại hòa bình no ấm cho toàn dân Việt Nam không phân biệt địa phương, tôn giáo (tượng Phật Bà, hình Thánh Giá) và có thể cả người Việt tại hải ngoại nữa. Ðiều này thật trái ngược với thực tế vì bọn qủy Ð1/2 Việt Cộng đã cai trị Việt Nam hàng mấy chục năm nay nhưng chỉ thấy đất nước ngày càng lụn bại.

Việc lựa chọn hạt lúa Ð1/2 và bụi lúa Ð1/2 chắc chắn không phải là một sự tình cờ hay ngẫu nhiên vô ý như chỉ dể cho hình ảnh đẹp hay nổi trên màn ảnh nhỏ, vì TN và ông Nguyễn Ngọc Ngạn thưa biết không có lúa Ð1/2 mả chỉ có lúa VÀNG. Còn màu Ð1/2 luôn luôn tượng trưng cho bọn Cộng Sản như trước đây nhà thơ Trần Dần đã viết:

Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ Ðỏ

Ghép lại những hình ảnh chim bồ câu, hạt lúa Ð1/2, bụi lúa Ð1/2, em bé gái ôm hình nước Việt Nam đi khắp nơi phân phát những nhánh lúa Ð1/2, phải chăng Trung Tâm Thúy Nga muốn nói vói chúng ta rằng trong tương lai, chỉ có chế độ Cộng Sản hay bọn Tư Bản Ð1/2 mới đem lại hòa bình no ấm cho toàn dân Việt Nam?

Thêm vào đó, lời diễn giảng của MC kiêm nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng phần nào xác nhận luận điểm này. Ông nói:"Mẹ Việt Nam mở rộng cánh tay đón đàn con bốn phương cùng chung sức xây lại căn nhà Việt Nam ... Cuộc chiến cũ sẽ được coi là tiền kiếp" và hô hào "xóa hết ranh giới, chủ ngĩa, giáo điều để chỉ còn chủ nghĩa yêu thương". Lòi kêu gọi hùng hồn của ông Ngạn sao nghe giống lập luận của Việt Cộng mong muốn "khúc ruột ngoài ngàn dặm" hãy hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận htù vô điều kiện để xây dựng ngai vàng cho bọn họ tiếp tục thống trị.

Qua những lời thuyết minh của ông Ngạn, MẸ đã không chỉ đơn thuần là MẸ đẻ, mà đã trở thành MẸ Việt Nam, đồng nghĩa với Tổ Quốc Việt Nam. Tất cả hình ảnh những bà Mẹ trong cuốn băng đều già nua, nhăn nheo, buồn bã, xơ xác như muốn nói nước Việt Nam hiện đang cằn cỗi, nghèo nàn và chậm tiến. Mẹ Việt Mam buồn phiền vì đàn con phân tán, lưu lạc nên các con phải quên hết hận thù, chung lưng xây dựng lại căn nhà Việt Nam để làm vui lòng Mẹ.

Luận điệu này khiến người coi không khỏi liên tưởng MẸ của Thúy Nga và Nguyễn Ngọc Ngạn với MẸ của anh Việt Cộng Bảy Cù Nèo Nguyễn Văn Trấn trong cuốn sách "Viết cho Mẹ và Quốc Hội". Ông Ngạn và TN cho rằng Mẹ Việt Nam đang rách nát tả tơi nên mọi đứa con đều có bổn phận làm vui lòng Mẹ bằng cách xóa bỏ ranh giới chủ nghĩa, giáo điều, không phân biệt chính kiến để góp công xây dựng đất nước. Người viết hoàn toàn đồng ý với ông Ngạn và TN rằng mỗi người con dân Việt đều có bổn phận chung sức xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng và phú cường để làm vui lòng Mẹ. Nhưng chúng ta cần phải xét kỹ, trong hoàn cảnh hiện tại, dưới bàn tay sắt máu của đám con hoang vô lại Việt Cộng, Mẹ có phải là Mẹ Việt Nam đích thực, một hiền phụ, từ mẫ suốt đời chỉ biết hy sinh thân mình để lo cho chồng con hay không? Nói khác đi, MẸcủa Việt Cộng và của TN có đúng là Mẹ Việt Nam không, hay chỉ là thứ Mẹ giả, Mẹ mìn, Mẹ ghẻ, Mẹ Ð1/2 do Việt Cộng "nhập cảng" từ Nga Sô, Trung Cộng lúc nào cũng chỉ rình rập ăn sống nuốt tươi con dân nước Việt?

Ai cũng biết - có lẽ chỉ TN và ông Ngạn cố tìng không muốn biết - với chủ nghĩa tam vô "vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc", bọn Việt Cộng đã công khai chối bỏ cả Mẹ đẻ lẫn Mẹ Việt Nam, vì đã "vô gia đình, vô tổ quốc" thì kàm gì còn có Mẹ nào nữa? Chính vì đã phủ nhận ơn đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ nên trong những đợt cải cách ruộng đãt tại miền Bắc trước kia, Việt Cộng đã không ngần ngại thẳng tay đấu tố, nhục mạ, hành hạ cả cha mẹ đẻ ra mình, cho rằng "ông bà chỉ vui thú với nhau thôi, chứ đâu có muốn đẻ ra tôi?". Việt Cộng giống như một lũ con hoang, đàng điếm vô lại, xì ke bạch phiến, rước kẻ cướp vào nhà giết hại anh em, uy hiếp cha mẹ, bán rẻ gia tài của Mẹ cho ngoại bang. Mẹ Việt Nam thật sự hiền từ nhân ái với lòng thương con "bao la như biển Thái Bình dạt dào" thật ra đã bị đám con Việt Cộng "mất dạy" (lời đồng chí Dương Thu Hương) quăng vào sọt rác hay bắt nhốt trong trại cải tạo. cái mà chúng gọi là Mẹ bây giờ chỉ là thứ hồ ly tinh đội lốt người, hay Mẹ Cộng Sản Quốc Tế, Mẹ Xã Nghĩa. Loại Mẹ giả này giống như con chó sói độc ác đội lốt Mẹ hiền, giả nhân giả nghĩa mà chúng rước từ Liên Xô, Trung Quốc về để tôn thờ,cung phụng hơn những người đã mang nặng đẻ đau ra chúng. Bằng cớ là tên Việt Cộng bồi bút Tố Hữu đã than khóc:

"Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi ông chết, đãt trời còn không?
Thương cha thương MẸ thương chồng,
Thương thân thương một, thương ông thương mười"

Như vậy, rõ ràng MẸ của Việt Cộng, và có lẽ cũng lả MẸ của Thúy Nga Paris, của Nguyễn Ngọc Ngạn không có nghịa lý gì so với "ông Stalin" và "bố Mao" Xã Nghĩa. Ðã gọi Stalin, một tên người Nga khát máu bằng ông và tôn tên Ðồ tể Mao xếnh xáng bên Tàu là cha thì làm gì còn có Mẹ Việt Nam? Cái mà Việt Cộng gọi là Mẹ bây giờ thật ra chỉ là con chồn tinh Công Sản, lai Nga lai Tàu ác độc đội lốt được những đồng chí "bần cố nông, thợ thiến heo, thợ sơn, thợ cạo mủ cao su ... tô son trát phấn giả dạng Mẹ hiền để đánh lừa những đùa con nhẹ dạ.

Do đó, muốn làm Mẹ Việt Nam thật sự vui vẻ hài lòng, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải chiêu hồi hay trừ khử những đứa con hoang Việt Cộng, giải cứa MẸ thật khỏi tù ngục giam cầm, đuổi Mẹ ghẻ Cộng Sản lăng loàn ra khỏi đãt nước Việt Nam và đưa Mẹ Việt Nam đích thực trở về ngôi vị của mình. Lúc đó, những đứa con Việt nam ở trong nước hay đang thất tán khắp nơi trên thế giới mới có cơ hội cùng nhau góp bàn tay xây dựng đãt nước làm vui lòng Mẹ Việt Nam.

Nhận định như trên, chúng ta thấy cuốn băng MẸ không chỉ đơn thuần là một sản phẩm ca nhạc giải trí thông thường. Ngược lại, cuốn băng này còn hàm chứa một ý đồ chính trị rất thâm độc và là một dụng cụ tuyên truyền tinh vi có lợi cho Cộng sản.

Từ trước đến nay, những sản phẩm của TN vẫn luôn luôn được người Việt tỵ nạn tại hải ngoại nhiệt tình ủng hộ, không những vì có phẩm chất cao mà hơn nữa, không phản bội chính nghĩa Quốc Gia. Chúng ta còn nhớ những đoạn phim quay cảnh các binh chủng QLVNCH diễn hành trong ngày Quân Lực 19 tháng 6 đã làm nhiều người bùi ngùi cảm động nhớ lại quá khứ oai hùng của một tập thể đã hy sinh nhiều cho Tổ Quốc. Vì vậy, cuốn băng MẸ rõ ràng thiên Cộng kỳ này là một điều khác lạ cần tìm hiểu cặn kẽ.

Rất có thể Việt Cộng nhận thấy băng TN được nhiều người Việt hải ngoại ưa chuộng nên đã mua chuộc để làm khí cụ tuyên truyền cho chúng trong kế hạch văn hóa vận. Với phương tiện sẵn có, việc dùng tiền mua chuộc đám con buôn hay "gài" áp lực những kẻ nhẹ dạ là điều không khó đối với cán bộ Việt Cộng xảo quyệt. Chúng cũng có thể "ra giá" với TN buộc phải làm việc cho chúng để đổi lấy việc làm ăn, buôn bán dễ dàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghi vấn chỉ có TN và những người cộng tác như ông Ngạn mới có đủ thẩm quyền trả lời.

Nhưng "nó lú nhưng chú nó khôn", nếu TN là con buôn chỉ biết có tiền nên dễ bị Việt Cộng mua chuộc thì nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn mang tiếng là trí thức đáng lý cũng phải biết phân rõ chánh tà và đâu là đường ngay nẻo chính để can gián hay ít ra không hợp tác với TN. Ông Ngạn viết lời thuyết minh, cũng là xướng ngôn viên và được coi như "tài tử chính" xuất hiện trong toàn cuốn băng MẸnên thiết tưởng cũng có nhiều thẩm quyền và trách nhiệm. Tiếng tăm của ông đã gia tăng nhanh chóng kể từ khi cộng tác với TN nên sự thành công, thất bại và đường lối của cuốn băng cũng phần lớn do ý kiến của ông đóng góp. Nhưng ông Ngạn không những đã chẳng ngăn cản mà còn vào hùa với TN làm điều bất chánh và hết lời ca tụng, quảng cáo cho cuốn băng trước khi phát hành. Ðã mang danh đủ mọi loại "sĩ" như văn sĩ, nghệ sĩ, đọc truyện sĩ, MC sĩ ... mà lại không có một chút "sĩ" diện! Ông không thể tắc trách biện minh chỉ có nhiệm vụ "xướng ngôn" lấy tiền, còn nội dung cuốn băng ông không được biết vì do TN hoàn toàn quyết định.

Lâu nay, ông Ngạn đã tỏ ra là một người Quốc Gia chống Cộng chân chính và cũng là một văn sĩ được nhiều người mến mộ. Ông cũng từng giữ chức vụ Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Việc ông vượt biên qua Canada cũng đã chứng tỏ ông khôngc hấp nhận chế độ Cộng Sản. Hơn nữa, vợ ông đã bị thiệt mạng trên đường tỵ nạn nên ít nhiều cũng đã có "ân oán" với Việt Cộng. Vậy mà trong cuốn băng MẸ, ông Ngạn đã giống như cái loa của Việt Cộng, hùng hồn kêu gọi "người Việt khắp nơi hãy bỏ qua chính kiến để xây dựng đất nước". Cổ nhân có câu:"Văn dĩ tải đạo", quả thật văn chương, chữ nghĩa của ông Ngạn trong cuốn băng MẸ đã "tải" một mớ "đạo" rất to lớn, nhưng rất tiếc đó là "tà đạo" chỉ thích hợp với "tà thuyết" Cộng Sản. Chắc đa số khán thính giả coi băng TN công nhận ông Ngạn là một người có tài, nhưng nếu tài đó được dùng để biện minh, tuyên truyền và phục vụ cho tà thuyết, bỏ đường ngay nẻo chính để theo bọn "bàng môn tả đạo" là điều còn nguy hiểm hơn người không có tài. Ông Ngạn cũng là một văn nghệ sĩ. Ðã là kẻ sĩ "so chính khí đã đầy trong trời đất" thì "đạo lập thân phải giữ lấy cang thường" và phải biết "phù thế giáo một vài câu thanh nghị, cầm chính đạo để tịch tà cự bí" (trích "Kẻ Sĩ" của Nguyễn Công Trứ). Nhưng ông Ngạn đã bỏ chính theo tà. MẸ của TN và của ông Ngạn chứa chất toàn "tà khí" và "tà đạo". Là người cầm bút và làm văn nghệ, ông Ngạn cũng cần ý thức được sự quan trọng và ảnh hưởng vô cùng sâu rộng của văn hóa. Người xưa có câu:"Làm thầy thuốc lầm chỉ hại một người, làm thầy địa lý lầm chỉ hại một họ, làm chính trị lầm chỉ hại một nước, nhưng làm văn hóa mà lầm thì hại muôn đời". Cuốn băng MẸ dù sao cũng là một đóng góp vào nền văn hóa của người Việt tại hải ngoại. Nếu cuốn băng này có tà ý tuyên truyền cho tà thuyết Cộng Sản, chắc chắn thế hệ con cháu mai sau khi muốn "trở về nguồn", có dịp coi lại sẽ hoàn toàn hiểu lầm chính nghĩa quốc gia mà cha ông họ đã xả thân bảo vệ.

Trộm nghĩ từ trước tới nay, TN cũng như cá nhân ông Ngạn đã được nhiều người mến mộ khống hẳn chỉ vì tài năng hay có khiếu về thương mại. Quan trọng hơn, TN và ông Ngạn được nhiều người thán phục vì tư cách đứng đắn của kẻ sĩ biềt phân biệt chánh tà và lập trường chống Cộng vững chắc của người Quốc Gia, cũng như phong độ đường đường chính chíng của đạt nhân quân tử không vì lợi mà bỏ nghĩa. Nay không hiểu vì lý do thầm kín nào khiến TN và ông Ngạn tự chụp cho mình cái nón cối Ð1/2 to tướng khiến những người bạn tốt và khán thính giả trung thành rất đỗi ngạc nhiên. Ða số chúng ta cho tới nay đều đã ủng hộ, mến phục TN và nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, coi họ như những người bạn tốt. Nay thấy những người bạn này đang đi vào con đường lầm lẫn, thiết tưởng chúng ta cũng cần lên tiếng cảnh tỉnh để giúp bạn thoát qua mê lộ. Hơn nữa, nếu không tỏ bầy thái độ, rất có thể sau quả bóng MẸ màu Ð1/2 để thăm dò, thấy người VIệt Quốc Gia không có phản ứng thích hợp, mai này Việt Cộng và tay sai sẽ làm tới như công khai trương cờ đỏ sao vàng chẳng hạn.

Với tư cách là bạn cũng như những người cùng chung chiến tuyến và những khán thính giả mến mộ đã ủng hộ từ trước đến nay, chúng ta cần yêu cầu Trung Tâm Thúy Nga và nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn giải thích tường tận những nghi vấn và điểm mập mờ trong cuốn băng Mẹ. Mong rằng sẽ có được những câu trả lòi thoả đáng để những người bạn tốt đáng qúi không bị hiểu lầm. Ngược lại, nếu TN và ông Ngạn cố tính "ăn cháo đá bát", lấy oán trả ân cho tập thể người Việt tỵ nạn tại hải ngoại là những người đã nuôi sống và đưa mình lên đài danh vọng, thì tư cách và liêm sỉ của TN và ông Ngạn thật đáng than phiền. Ðã cùng tỵ nạn Cộng Sản ra tới nước ngoài, được cộng đồng Người Việt Quốc Gia cưu mang bao bọc thì đến kẻ vô lại cũng phải biết ân oán phân minh.

Ngay đến một cô gái thanh lâu thập thành thuộc loại hạ cấp bị thiên hạ chê cười cũng còn biết nghĩ" để một phương kén chồng". Nay nếu TN và ông Ngạn lại"cạn tàu ráo máng", cố ý không từ bỏ cả phương cuối cùng này, vì lợi trước mắt mà bỏ nghĩa, qùi gối cúi đầu, cam tâm "bán miệng" ton hót kẻ thù dân tộc, đâm sau lưng anh em bè bạn, thì còn vô lương tâm và đáng chê trách hơn cả loại gái "bán trôn",

Về phần người Việt Quốc Gia cũng nên suy ngẫm về trường hợp cuốn băng MẸ để học hỏi và rút tỉa thêm kinh nghiệm. Nếu có những điều đáng trách, chúng ta nên kiểm điểm và trách mình một phần. Nếu kết luận rằng TN và ông Ngạn quả thực đã bị mua chuộc và lợi dụng để tuyên truyền có lợi cho Việt Cộng thì chúng ta cũng cần tự hỏi tại sao đã không "mua chuộc" và "lợi dụng" được họ để đề cao chính nghĩa Quốc Gia. Trước đây, TN và ông Ngạn nếu không phải là "người của chúng ta" thì ít nhất cũng chưa bị kẻ địch mua chuộc. Có lẽ vì thờ ơ, phân hóa, nghi kỵ ... nên người Việt Quốc Gia đã từ chối, bỏ mất dịp tốt xử dụng một con dao sắc vào mục tiêu chống Cộng. Ngày nay, chính con dao sắc này đã bị kẻ thù lợi dụng, quay ngược mũi đâm thẳng vào ngực chúng ta lút cán!

Trên đây chỉ là những nhận xét và ý kiến riêng của người viết khi vừa coi xong cuốn băng MẸ. Rất có thể những điều nêu trên có tính cách bồng bột nhất thời, chủ quan, sai lạc hoặc chưa phản ảnh đúng sự thật. Kết tội chưa hẳn đã là có tội, Trung Tâm Thúy Nga và ông Nguyễn Ngọc Ngạn có toàn quyền biện minh và giải thích thỏa đáng để dư luận được sáng tỏ. Mong rằng ho sẽ lên tiếng để giữ uy tín và tránh những hiểu lầm đáng tiếc. Trong khi chờ đợi trắng đen ngã ngũ, chúng ta cần bình tĩnh, tùy nghi có thái độ thận trọng và sáng suốt nhận định để tránh gây xích mích hoặc hiểu lầm những người từ trước tới nay đã là bạn tốt.






















































































Free Web Hosting