Bút Ký :

BAN MÊ THUỘT, NHỮNG NGÀY ÐẦU NGÀY ÐẦU TRONG TAY CỘNG QUÂN

Nguyễn Định


Đã hơn một phần tư thế kỷ, thời gian trôi đi với biết bao vật đổi sao dời, nhưng trong tâm hồn mỗi người dân thành phố "Buồn Muôn Thủa", kỷ niệm xưa vẫn còn đó, thành phố quen thân của 26 năm về trước vẫn còn in sâu trong kí ức của mỗi con người. Như đại lộ Thống Nhất, chạy dài từ trung tâm thành phố ở Ngã 6 cho tới Buôn A Lê A, qua Hội đồng Tỉnh, Câu Lạc Bô Biên Thùy, Bưu Điện, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Công viên, Ty Ngân Khố, Trường Trung học Hưng Đức, là cửa ngỏ phía Nam của thành phố. Đường Lê Lợi, nối từ đại lộ Thống Nhất, bọc theo Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá Sĩ quan, cho đến trường Trung Học Tổng Hợp. Đại lộ Hùng Vương, nối từ Quân Y viện, ngang qua doanh trại đại dội 206 Cảnh sát Dã Chiến cho đến khuôn viên nhà thờ Chính Tòa, ở ngã 6 - Con đường Phan Chu Trinh, từ Ngã 6, ngang qua Trừơng Nử Trung Học Vinh Sơn cho đến Tòa Giám Mục. Đại lộ Tự Do, nối ngả 6, trung tâm thị xã với bến xe Cây Số 3, cửa Bắc thị xã, ngang qua biết bao Ty, Sở, và B Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, mà bên kia là Phi Trừơng L.19. Con đừơng Hàm Nghi dài hun hút, nối Phan Chu Trinh chạy dài cho đến ngỏ vào Xả Châu Sơn. Đường Phan Bội Châu, cũng từ Phan Chu Trinh, cắt Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Y Jút, Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết chạy dài cho đến Chùa Khải Đoan, trường Trung Học Bồ Đề và doanh trại Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp, cửa ngỏ của phía Tây Thị Xã.

Với bao tấp nập của phố phường, lộng lẩy như Khách sạn Anh Đào, Hồng Kông, Hoàng Gia, Khu Quang Trung - Hai Bà Trưng và ciné Nguyển Huệ, Khu chợ Y Jut với ciné Lo Do, Ngân Hàng Đại Á, Sàigòn Tín Dụng, và nhà hàng Thanh Thế lẩy lừng trên Ama Trang Long. Những tiệm buôn khang trang như Trúc Lâm, Minh Sơn, Thăng Long, Dân Thiên Đường ...và biết bao thực đơn nổi tiếng của Vĩnh Thuận, Hoàng Vinh, Tân Cao Nguyên, và Le Blanc de Neige....

Những cảnh vật và sinh hoạt đó không dễ gì phôi pha được trong tâm trí những người dân Banmêthuột, và còn biết bao nhiêu nữa, những phồn hoa của phố thị thủa nào, mà mỗi người, một đời đả sinh ra và lớn lên ở nơi này, hay hoặc gĩa đã 1 thời được sinh hoạt của phố phường này cưu mang và nuôi dưỡng, nhất định không thể nào quên được Banmêthuột với kỷ niệm của đời mình. Banmêthuột, đã 26 năm qua, những tang thương dâu bể đã biến dời, phố phường tấp nập xưa chỉ còn lại trong ký ức mà thôi, và 60 ngàn dân bây gìơ đang phiêu bạt khắp 4 phương trời, ai còn, ai mất, nào ai đã biết, nhưng trong tim, trong óc của mỗi dân đinh, Banmêthuột mãi mãi và bất diệt.


BAN MÊ THUỘT, THÀNH PHỐ BỎ NGỎ

Thứ Hai, ngày 10 tháng 3 năm 1975

Khi đem ra cuốn nhật ký viết về trận tấn công Banmêthuột cuả Cộng quân, và tình hình thị xã Banmêthuột từ giây phút đầu tiên 2g 20 sáng ngày 10 tháng 3, năm 1975, tôi hoàn toàn chỉ muốn làm 1 người kể chuyện, không thêm bớt và bày tỏ quan điểm của cá nhân để đánh giá hoặc nhận định, những điều này nếu có chỉ là vì sự kiện bắt buộc bởi tính khách quan, phần phê phán, nếu có, hoàn toàn là quan điểm của người đọc. Tôi cũng muốn bày tỏ 1 điều, là những chi tiết đọc thấy trên những trang giấy này, sau hơn 26 năm, chỉ là nhật ký, được ghi lại trong cái nhìn về tình hình thị xã 1 cách khách quan, trên toàn thể khung cảnh và sự kiện ở thành phố Banmêthuột vào những ngày khốc liệt và khủng khiếp đó.

Tuy nhiên cái nhìn của tôi nhất định có phần khiếm khuyết, vì từ trận pháo kích mở màn, 2 giờ 20 phút sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, khi những chi tiết tin tức từ các chốt an ninh vòng đai thị xã gởi về cho các trung tâm Hành Quân, cho đến ngày tôi phải rời bỏ Banmêthuột, vẫn còn 1 vài khu phố tôi không có cơ hội đi qua vì tình hình an ninh vào những ngày đó. Nhưng những sự việc xảy ra trong khu vực tôi nhìn được, là toàn thể khu phố thị tứ, sầm uất nhất của thị xã này. Tôi cũng ao ước có ai đó kể cho tôi đoạn đường di tản mà Tiểu Khu và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia phải đi qua, từ mặt sau Tiểu Khu hay từ Quân Y viện đến trung tâm Huấn Luyện Tân Binh của Sư Đòa 23 B Binh ở Trung đoàn 45 BB, dầu thực sự tôi cũng biết rõ cái nguy hiểm và nỗi gian truân trên đoạn đường đó. Và với bằng ấy sự tình, trong tôi chỉ có nỗi cảm xúc mãi mãi không nguôi và mãi mãi không vơi.

* 2 giờ 20 sáng: Bắt đầu trận pháo kích, kéo dài liên tục cho đến 6 giờ sáng, bằng các loại đại bác: 130 ly, Hoả tiển 122 ly, đại bác 100 ly gắn trên xe tăng T.54

* 4 giờ sáng: Bộ binh và chiến xa T54 của Cộng quân tấn công mặt Bắc Phi trường L19 với chiến thuật biển người, tiền pháo, hậu xung. Lực lượng phòng thủ phi trường là đại đội Thám Sát Tỉnh, (PRU), trực thuộc Bộ chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Tỉnh, quân sồ 40 người.

* 5 giờ sáng : Đơn vị phòng thủ Phi trường L19 xin Tiểu Khu tiếp viện, Tiểu Khu chỉ thị Đại dội 1/224 Ðịa phương Quân, Đại Úy Hải là đại đội trưởng, nhưng đại đội 224 ĐPQ đã không thể tiến vào Phi Trường L19 được để tiếp cứu đại đội Thám Sát Tỉnh, vì biển người của Cộng quân.

* 6 giờ 20: Phi trường L19 thất thủ, Đại đội Thám sát Tỉnh tan hàng.

* 6 giờ 55: Cộng quân làm chủ mặt Bắc thị xã.

Cộng quân từ mặt Bắc tiến vào thị xã theo đường Phan Chu Trinh và ven vòng đai Phi trưòng L 19, khu xóm đạo, đến đường Phan Bội Châu, khu Trường Nữ Trung Học Vinh Sơn nằm giữa 2 con đường Phan Chu Trinh và đường Tự Do, mà bên kia đường Tự Do là dinh Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và bố quân tại đó.

Mặt Tây thị xã

* 7 giờ 5 phút: Cộng quân xâm nhập khu vực suối Bà Hoàng, và cuối đường Hàm Nghi, ngõ vào xã Châu-Sơn.

* 7 giờ 15: Một mủi tiến quân khác của Cộng quân tràn chiếm khu vực cuối đường Hoàng Diệu, (đường đi Bandon, Khu trung tâm xã hội, do linh mục Trương Trọng Tài, mới thành lập để nuôi người gìa tàn tật và trẻ mồ côi.

Mặt Nam thị xã

- 7 giờ 30: Cộng quân chiếm khu giáo xứ Tân Mai, Buôn AlêA, nằm trên đường Thống Nhất, nối liền Quốc L 14 tại Trạm kiểm soát cửa Nam, thuộc Cục Cảnh sát Quốc Gia. Dân chúng từ mặt Nam thị xã, đổ xô nhau chạy vào khu Dân Y Viện Banmêthuột và Trường Tiểu Học Nguyễn Du tránh đạn.

Cũng vào thời gian này, dân chúng từ cửa Bắc thị xã, khu xóm đạo, bồng bế nhau chạy vào trung tâm thành phố, ở khu Ly Thường Kiệt - Ama Trang Long, chen chúc nhau ở khu vực tiệm Bida Thanh Sơn, tiệm gạo, nhà sách Văn, trên đường Lý thường Kiệt, đối diện Khách sạn Hoà Bình và tiệm chụp hình Hưng Ký. Ở mặt Tây, dân chúng đổ xô nhau chạy về khu trường Tàu nằm trên đường Y - Jut, đối diện Hội Dục Anh. Tình hình tại Trung Tâm thị xã, Từ khu vực Ngả 6, nhà thờ chính tòa (nhà thờ cha Ngoạn), Khu Quang Trung, Ciné Nguyễn Huệ, Ama Trang Long, Hai Bà Trung, Lý Thường Kiệt, Y - Jut, Ciné Lo Do, Tôn Thất Thuyết, đến khách sạn Hoàng Gia, vẫn còn yên tĩnh, chưa có bóng dáng của Cộng quân.

Cũng thời gian này, các chốt an ninh vòng đai thị xã hoàn toàn tan vở. Nhưng tin tức về các mủi tiến quân của Cộng quân, các trung tâm hành quân của Tiểu Khu, Trung tâm hành quân Cảnh Lực của Cảnh sát đã nhận rất đầy đủ.

Từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30 thứ 2, ngày 10 tháng 3 năm 1975, lực lượng Cộng quân đã hoàn toàn làm chủ tình hình các mặt Bắc, Tây và Nam thị xã, vành đai an toàn cho thị xã đã bị phá vở, và các chốt điểm quan yếu như Phi trưòng L19, bến xe cây số 3 ở phía Bắc, Trạm kiểm soát phía Nam và kho đạn Mai Hắc Đế đã lọt vào tay Cộng quân.

* 8 giờ 45: Lực lượng Cộng quân từ khu vực đường Phan Bội Châu và Trường Nữ Trung Học Vinh Sơn chiếm khuôn viên nhà thờ Chính Toà (trung tâm thành phố).

Một cánh quân khác của Cộng quân từ cuối đường Phan Bội Châu, có T54 cũng đang theo đường Phan Bội Châu tiến về khu vực nhà thò Chính Toà.

* 9 giờ: Lực lượng Cộng quân dùng B40, B41 và cối 60 ly bắn phá khu trungtâm thành phố trên đường Hai Bà Trưng, đoạn từ Quang Trung đến Ama Trang Long (Khu bến xe Lam cũ, cạnh khách sạn Hồng Kông, thiêu huỷ hoàn toàn khu phố này và khu phố dọc theo Quang Trung, từ Hai Bà Trưng đến Lý thường Kiệt, đối diện Khách sạn Tường Hiệp, và Ngân Hàng Đại Á cũng thành 1 biển lửa.

Khu phố trung tâm bị bắn cháy, những cư dân ở đây và dân chúng từ ngoại ô thành phố chạy về tá túc ở khu vực Lý thường Kiệt, trong các tiệm bida Thanh sơn, tiệm gạo, nhà sách Văn ... đã xô nhau chạy băng qua đường Lý thường Kiệt, theo Ama Trang Long và Quang Trung chạy xuống khu chợ, nhà hàng Vĩnh Thuận, đối diện cục Cảnh sát Quốc Gia xã Lạc Giao đễ ẩn núp.

* 9 giờ 20 sáng ngày thứ 2, 10 tháng 3 năm 1975, một đơn vị Biệt ộĐng Quân, quân lực VNCH đầu tiên xâm nhập được thị xã, qua cửa ngỏ phía bắc, rải quân ở khu vực Trường Trung Học Tổng Hợp Banmêthuột, ngã 4 đường Bà Triệu và đường Hùng Vương.

* 9 giờ 25: Lực lượng Cộng quân từ khuôn viên nhà thờ chính toà vượt ngả 6, tiến chiếm Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá sĩ quan, Hội đồng Tỉnh, nằm ở ngã 3 Lê Lợi và Thống nhất, đối diện khu vườn hoang của bác sĩ Tôn Thất Niệm.

Tuy nhiên, mủi quân phía Nam của công quân, sau khi chiếm khu vực xứ Tân Mai và Buôn Alê A, đã không vượt được tư dinh tỉnh Trưởng, án ngữ trên đường Thống Nhất, đã bố quân dọc theo đại lộ Thống Nhất, bắn phá khu vực Ty Ngân khố và khu Dân Y viện Banmêthuột. Tư dinh Tỉnh Trưởng là tiền đồn kiên cố nhất đối với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu lúc bấy giờ, vì tư dinh được bao quanh bằng 1 hệ thống tường xây, và phần dưới của biệt thự này là tường bằng đá tảng. Tư dinh được 1 trung đội Địa Phương Quân trấn thủ, do Trung Úy Hoành chỉ huy.

* 9 giờ 30 phút sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, bộ binh và chiến xa T54 của Cộng quân từ khu cư xá Sĩ quan, Hội đồng Tỉnh và Câu lạc bộ Biên Thuỳ, tràn qua khu vườn hoang của bác sĩ Tôn thất Niệm tấn công Bộ chỉ Huy Tiểu Khu Darlắc ( Banmêthuột).

* 10 giờ 15: Đơn vị Biệt đng Quân đưa gia đình Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB ra khỏi thị xã để đến doanh trại Trung đoàn 45 BB (ở cây số 5).

* 10 giờ 20: T54 của Cộng quân chiếm Sân vận động và khuôn viên Toà Sơ Thẩm Banmêthuột.

* 11 giờ 20: 1 chiếc T54 của công quân bị bắn cháy trước cổng chính B chỉ Huy Tiểu Khu, đối diện Bưu Điện Banmêthuột.

* 11 giờ 30: Cộng quân chiếm hoàn toàn khu trung tâm thành phố. Suốt từ Ngã 6,đường Phan chu Trinh, chạy dài theo Quang Trung và Ama Trang Long đến Tôn Thất Thuyết... bắn phá các dãy phố dọc theo AmaTrang Long, Y -Jut và bắn cháy khu chợ Banmêthuột.

* 11 giờ 45: Cộng quân bắn cháy 2 chiếc Commando Car của Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp tại ngả 3 Tôn Thất Thuyết - Ama Trang Long, trước Bar Quốc Tế và tiệm gạo Thanh Bình.

Tình hình dân chúng ở khu Trung Tâm thành phố

Trung tâm thành phố và khu chợ bị cháy, dân chúng đổ xô nhau chạy tán loạn, nhóm chạy băng qua đường Tôn thất Thuyết, xuống suối Đốc Học, để đến Trường Tiểu Học Nguyễn Du, đối diện Dân Y Viện Banmêthuột, mong thoát khỏi thị xã bằng ngã cửa Nam thành phố, (nếu họ có thể vượt được vòng vây của Cộng quân đang bắn phá khu tư dinh tỉnh trưởng và Ty Ngân Khố). Nhóm khác, băng qua đường Quang Trung, chạy bọc sau Ciné Lo Do và dãy phố đồ gổ trên đường Y Jut để đến đường Phan bội Châu, lần về hưóng Trường Trung học Tỉnh Hạt (trường Bán công củ). Tại đường Phan bội Châu, 4 chiếc T54 đang án ngữ khu vực từ ngả 4 Phan Bội Châu - Nguyễn tri Phương đến nhà sách Văn Hoa trên đường Phan bội Châu. Thực sự lúc đó người ta không biết được T54 hay M113 của Thiết doàn 8, nhưng trong những người chạy loạn, có những sĩ quan lạc ngủ, đã hướng dẫn dân chúng chạy theo lối họ nhìn. Đòan người theo Phan bội Châu chạy đến Tôn Thất Thuyết, rồi theo Tôn thất Thuyết chạy đến đường Hòang Diệu Nguyễn thái Học. Từ ngã 4 Hoàng Diệu - Tôn thất Thuyết chạy dài đến Hoàng Diệu Nguyễn tri Phương, dân chúng tụ tập 2 bên đường nhìn về hướng Bộ Tư Lệnh Sư doàn 23 B binh như trông chờ 1 điều gì, trên bầu trời bộ tư lệnh, 2 chiếc máy bay trinh sát L19 vẫn quần quanh trên đầu Bộ Tư Lệnh, và đạn phòng không 37 ly hoặc 12 ly 7 của Cộng quân từ hướng Bandon (hướng tây thị xã) bắn lên đan chéo quanh 2 chiếc L19 như những bông dù làm thành 1 võng lưới, nhưng không 1 chiếc L19 nào trúng đạn.

* 11 giờ 50 thứ 2 ngày 10 tháng 3 năm 1975, Hậu cứ Thiết đoàn 8 di tản.

* 12 giờ Cuc Cảnh Sát Quốc Gia Xã Lạc Giao (Cuc Cảnh Sát thị xã) tan hàng.

* 13 giờ 15: 1 tiếng nổ lớn, rồi 1 cột khói bốc cao che khuất cả khu vực Tiểu Khu, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu trúng hỏa tiển 122 ly của Cộng quân, Trung tâm hành quân bị sập

* 2 giờ 20: 1 đám dân chúng chạy hớt hãi từ khu nhà Công chánh trên đường Hai Bà Trưng, cạnh Bảo Sanh Viện Bác Ái, đổ xô xuống ngã 4 Hoàng Diệu - Nguyễn thái Học, và 1 người nào đó la lớn: " Tiểu Khu mất rồi!", nhưng vì tiếng nói bị ngắt quảng, mãi khi họ đến gần, người ta mới hiểu được Tiểu Khu đã thất thủ!

- Còn Bộ Tư Lệnh Sư doàn mà,
- Không thể nào, sáng nay lúc mười giờ mấy, tôi còn thấy Biệt động Quân đang đánh ở khu bến xe củ (bên kia đường Hùng Vương, đối diện Tư dinh Tư Lệnh Sư doàn 23).
- Chỉ cứu gia đình ông Tường thôi, Đ. mẹ! (không rỏ trong đám đông, ai đã nói câu này.)
- Mãy "chã" đang tới kìa! Cả đám người cùng nhau nhìn về hướng Nguyễn tri Phương - Hoàng Diệu, một đám đông dân chúng chạy trước, theo sau là bộ binh và T54 của Cộng quân.

Đoàn ngừơi bỏ ngã 4 Hoàng Diệu Nguyễn thái Học chạy về hướng Hàm Nghi.

Bây giò là 3 giờ chiều thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 1975, Cộng quân đã hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Tuy nhiên ở mặt Bắc thị xã vẫn còn Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, nhưng không hiểu Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát còn cầm cự được bao lâu khi Tiểu Khu đã di tản. Người ta nghe được tiếng súng lớn nhỏ vọng liên hồi ở khu vực đó.

* 4 giờ chiều: tin tức xôn xao cho biết Bộ Chỉ Huy Cảnh sát đã rút lúc 3 giờ 40 vì không chịu nổi mưa pháo và biển người của Cộng quân. Ở các khu tập trung đông dân chúng, người ta đang bàn tán xôn xao về tin tức tại trường Tàu ở đường Y Jut, nơi tập trung rất nhiều người chạy nạn, Cộng quân đang thanh lọc dân chúng, tìm bắt các viên chức chính phủ, quân nhân, cảnh sát.

* 6 giờ 30 chiều: một toán bộ binh và 2 chiếc T54 của Cộng quân từ cuối đường Hàm Nghi đang tiến về hướng Phan Chu Trinh, chạy trước họ vẫn là đám đàn bà, trẻ con và người gìa.

* 7 giờ 15 tối, Cộng quân chia thành nhiều toán, lục soát từng gia đình trên các khu phố: Phạm Phú Quốc, võ Tánh, Hàm Nghi, khu cư xá Lam Sơn của Sư doàn 23 B Binh. Thanh niên trai tráng đã lẫn trốn từ vườn sau nhà này sang nhà khác, hoạc trốn trên trần nhà, hầm cầu, hầm tránh pháo kích.

* 8 giờ 30, chủ chiếc xe cần câu làm cây (xe Be) thoát khỏi thị xã, lúc 2 giờ chiều qua ngã Phan Chu Trinh, xuyên qua nghĩa trang công giáo, phía sau Tòa Giám Mục, bị bắt ở Cây Số 3, xe bị tịch thu, và bị đuổi ngược về thị xã với vợ và 2 đứa con, đã chạy vào khu Võ Tánh Nguyễn thái Học, anh cho biết đã nhìn thấy rất nhiều Biệt động quân đang tiến về hướng thị xã, Biệt Động Quân đã tiến vào khoảng giữa Xã Ðạt Lý và vườn cao-su ở Cây Số 3. (Xã Đạt Lý cách thị xã 6 Km về hướng Bắc, nằm trên Quốc L 14, đường đi Quận Buôn Hô).

* 9 giờ 45, người ta nhận được tin Chi Khu Banmêthuột, (cách thị xã khoảng 7 Km) đã liên lạc được với Trung Tá Dậu, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 21 Biệt động Quân. Những tin này được truyền tai nhau khắp các khu phố, và mọi người, ai cũng tin rằng sẽ có đánh lớn, chắc Biệt động quân còn chờ Nhảy Dù và Thuỷ Quân Lục Chiến đến!

Suốt đêm ngày 10 tháng 3 năm 1975, người ta nhìn thấy từng đoàn xe Molotova chất đầy hàng hoá, và gạo mà Cộng quân lấy của thành phố chở vào hướng Bandon (phía Tây Thị Xã).

Thứ Ba, ngày 11 thang 3 năm 1975

* 6 giờ sáng: dân chúng đã đổ dồ về khu vực các ngã 4 đường Hoàng Diệu - Y Jut và Hoàng Diệu - Nguyễn thái Học, chạy dài cho đến đường Hàm Nghi, tất cả các loại xe, xe Lam 3 bánh, xe nhà, xe vận tải, xe cần câu... chở đầy những người, và đông đảo người đi bộ mang đầy bao, bị, nối đuôi theo xe để chạy ra khỏi thị xã, nhưng xe chỉ lăn bánh được vài chục mét là bị đuổi trở lại, và bộ đội Cộng quân mặc thường phục lẫn trong đám đông đã rút AK 47, K54 thi nhau bắn chỉ thiên từng loạt để uy hiếp và ngăn chặn. Lệnh ban ra "không ai được chạy loạn, ai về nhà nấy".

Cũng thời gian này, những người chạy xuống khu suối Đốc Học từ chiều hôm qua, 10 tháng 3 năm 1975, vẫn còn chen chúc nhau ở trường Tiểu học Nguyễn Du. Cảnh màn trời, chiếu đất, ngủ đứng, ngủ ngồi lần đầu tiên dân thành phố phải chịu trong suốt mấy mươi năm qua. Tội nghiệp nhất là trẻ em và cụ già, họ vẫn chưa thoát khỏi thị xã bằng ngã phía Nam của thành phố. Vì bộ binh và T54 của Cộng quân đang bủa vây tư dinh Tỉnh trưởng, và 1 cánh quân khác đang hướng về Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB.

* 6 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3 năm 1975 ,tiếng súng lớn nhỏ của Cộng quân nổ vang di nhắm vào tư dinh Tỉnh trưởng, sau 1 đêm tương đối yên tĩnh. Và cùng lúc, Cộng quân tấn công Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh.

* 8 giờ sáng ngày 11/3/1975, tư dinh Tỉnh trưởng thất thủ.

- Có lẽ Đại Tá Tỉnh Trưởng đã tử thương, ai đó đang cất tiếng hỏi đám đông,
- Từ sáng sớm ngày 10 tháng 3/1975, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh đến tìm Tiểu Khu Trưởng, thì ông ta đã chạy qua Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 rồi !

* 10 giờ 10, Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB bị trúng Bom của máy bay A37.

* 10 giờ 38 phút, Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 b binh tan vở.

* 4 giờ chiều ngày 11 tháng 3 năm 1975, Cộng quân dùng xe phóng thanh và đến gỏ cửa từng nhà phát lời kêu gọi Quân nhân, viên chức chính phủ và cảnh sát Quốc gia ra đầu thú.

Thứ Tư, ngày 12 tháng 3 năm 1975

Sau khi Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB di tản, dân chúng đã không còn tụ tập nhiều ở các ngã 4 và đường phố như mấy ngày qua. Banmêthuột thực sự đã lọt vào tay Cộng quân, dầu rằng 4 chi khu (4 Quận), Banmêthuột, Lạc Thiện,Phước An và Buôn Hô vẫn còn nguyên vẹn và người ta vẫn biết Liên đoàn 21 Biệt động Quân vẫn còn ngoài vòng đai thị xã, nhưng thực sự người ta đã tuyệt vọng, và người ta đang cầu nguyện và chỉ còn cầu nguyện mà thôi.

Hôm nay những gia dình chạy khỏi trung tâm thành phố, được trở lại nhìn xem cảnh củ mấy hôm qua, Khu chợ Banmêthuột chỉ còn là 1 bãi tro tàn, những hàng quán chỉ còn chơ vơ mấy cây cột chưa cháy hết. Khu phố Quang Trung, từ ciné Nguyễn Huệ đến Lo Do, từ tiệm kem Chi Cao đến Dân Thiên Đường,Trúc Lâm, Minh Sơn tan hoang đổ nát. Và trên đường Y Jut, đối diện với khu chợ cháy, chạy qua Ama trang Long đến Tôn thất Thuyết, phố xá đều bị đâp phá, cạy cửa, cháy đổ, mặt đường còn nguyên dấu đạn cày và nám cháy, mùi khét vẫn còn xông lên nồng nặc.

Ở đâu cũng có người thanh toán nhau, cũng có nằm vùng chỉ điểm, cũng sát phạt hận thù.

* 11 giờ trưa, Cộng quân lại lục soát khu phố ở trường Bồ Đề.

* 12 giờ, 1 toán khác lại lục soát khu phố Lê văn Duyệt, Hàm Nghi, khu Tịnh thất Cao Đài ở Nguyễn tri Phương, Khu Hàm Nghi, Phạm Phú Quốc, Khu cư xá Lam sơn. Các viên chức, quân nhân, thanh niên bị săn đuổi chạy trốn từ khu phố này đến khu phố khác từ chiều tối hôm 10 tháng 3 đến nay, không lúc nào mà không bị căng thẳng, lo âu.

Trong những đêm vừa qua cũng có 1 số người chạy thoát khỏi thị xã, nhưng trong một vài nơi tụ tập dân chúng, người ta vẫn còn nhìn ra được 1 vài Ty Sở Trưởng và sĩ quan cùng viên chức cảnh sát.

Thứ Năm, ngày 13 tháng 3 năm 1975

Tình hình thị xã gần như đã dịu lại, nhưng cái căng thẳng và sự khủng bố vẫn còn quanh quẩn đâu đó. Dân chúng đã từ từ về nhà cũ của mình.

Tại khu cư xá sĩ quan nằm trên đường Lê Lợi, sau lưng Câu lạc bộ Biên Thùy, chạy dài đến ngả 3 Bà Triệu - Lê Lợi, Cộng quân đã đặt nhiều trạm gác, ụ phòng không, và dọc theo 2 vệ đường, các hố cá nhân đã được đào và ngụy trang, rất nhiều T54 đã đậu rải rác trên suốt con đường này.

Vũ Trường Biên Thùy hay Câu Lạc Bộ Biên Thùy, nằm trên ngã 3 Lê Lợi - Thống Nhất, đối diện Hi Đồng Tỉnh, nơi hàng đêm vang vọng tiếng hát oanh vàng 1 thời, với bóng dáng bao giai nhân ẩn hiện dưới đèn màu, giờ đây là 1 căn nhà hoang, 4 vách đổ nát, nối tiếp vũ trường là khu cư xá sĩ quan, cửa ngỏ tan tành, tủ, ghế, đồ gia dụng và giấy tờ bay bừa bải ngoài sân... nhìn cảnh tan hoang đó thật không khỏi ngậm ngùi mà thương tiếc thủa vàng son vừa qua, chỉ trong vòng 3 ngày trước. Những hoa khôi vũ trường bây giờ biết lưu lạc ra sao, rồi những khách hào hoa đa tình, những sĩ quan đọc thân, đêm đêm tìm lảng quên hay trút bỏ nỗi niềm qua men rượu hay màu mắt giai nhân để tạm quên hoài bảo 1 đời trong phút chốc, giờ đây đã là dĩ vãng, dĩ vãng qua rồi biết bao giờ trở lại!

Tại Ngã 6, khu nhà thờ Chính tòa, đường Hùng Vương chạy dài đến Quân Y Viện, đường Tự Do từ Ngâ 6 chạy dài ra Cây số 3, các hố cá nhân và ụ phòng không đã được thiết lập. Khách sạn Anh Đào, khang trang và thanh lịch nhất thành phố, chỉ mới khánh thành chưa tròn tuổi cũng đổ nát một vài nơi. Con đường Phan Chu Trinh từ Ngẫ 6 đến Phan bội Châu, cũng rất nhiều hố cá nhân và súng phòng không. Cuối đường Phan bi Châu, Hám Nghi, Vỏ Tánh, Cộng quân cũng đã thành lập các trạm gác, có T54 yểm trợ. Đặc biệt là cuối đường Hoàng Diệu, ngỏ vào BanDon, những hố cá nhân và ụ phòng không, cùng 1 hệ thống giao thông hào đã đào xong. Cộng quân đã chăng lưới 4 mặt thành phố.

Những sự việc này báo cho người dân thành phố biết: chiến tranh đang xảy đến, nhưng qủa thật trong lòng mọi người không một không ai lo sợ cuc chiến tranh này.

Thứ Sáu, ngày 14 táng 3 năm1975

Hôm nay Cộng quân bắt đầu thiết lập các tổ chức hành chánh tại thành phố này, lấy danh gọi là Ủy ban nhân dân cách mạng, Thị, Tỉnh, Phường, Khu phố và Tổ dân phố, và các chức vụ Chủ tịch Phường, Khu phố và Tổ trưởng tổ dân phố. Phường 2 đặt tại ngã 3 Phan Chu Trinh - Hàm Nghi, Chủ tịch là Trâm, chủ 1 xưởng cưa tại xã Thọ Thành cầu 14, Các chức vụ chủ tịch hay tổ trưởng là các cán b Cộng sản nằm vùng, hoạt đng trong thành phố, do đó, những viên chức, sĩ quan, quân nhân, cảnh sát đều được những người này nhận diện, đặc biệt là các chức vụ an ninh, như Phó chủ tịch an ninh phường, Tổ phó an ninh tổ dân phố...

Một Ủy ban Quân quản được thành lập gọi là Ủy Ban Quân quản Thị, do Việt Châu (bí danh) cầm đầu, đặt tai Khách sạn Darlắc của ông bà Lý trần Lý, ở số 9 Hai bà Trưng, là văn phòng Phối Trí Viên Cảnh sát Đặc Biệt củ, đồng thời lấy Trường Trung học Bồ Đề, Hội Đồng Tỉnh làm nơi ra đầu thú cho các viên chức, quân nhân, cảnh sát làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng nơi tiếp nhận các sĩ quan, viên chức cao cấp lại đặt riêng ở số 9 đường Hai bà Trưng.

Những người đến trình diện đều được cấp giấy chứng nhận đã đến trình diện và cho phép trở về quê làm an sinh sống, nhưng nếu là viên chức cao cấp, sĩ quan quân đi hay sĩ quan cảnh sát thì lập tức bị bắt giữ và dẫn vào khu vực Bandon.

Tất cả các trụ sở Ủy ban nhân dân Phường, Khu phố, nơi tiếp nhận người ra đầu thú đều treo cờ Mặt trận giải phóng miền nam.

* 11 giờ 30 ngày 14 tháng 3 năm 1975: một phi vụ F105 đã oanh tạc vào các điểm treo cờ của Cộng quân, nhưng lại thả lạc vào khu suối Đốc học, rất may là không 1 người dân nào bị thương vong. Đây là lần đầu tiên trong 4 ngày qua, 1 phi vụ không nhắm vào khu vực quân sự, nhưng thực ra, khu quân sự đã không còn nữa, kể từ khi Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Doàn 23 b binh di tản.

Kể từ lúc có phi vụ oanh tạc này, tinh thần dân chúng thành phố đã lên rất cao. Người ta không nghĩ đến chết chóc, mà chỉ nghĩ đến chiến thắng. Những tin đồn về lực lượng Nhảy dù đã được đổ xuống khu nhà dòng Thiên An trên quốc lộ 21, Thuỷ Quân Lục Chiến đã mở đường khu Cư-Cúc, trên đường tới Quận Phước An, Liên đoàn 7 Biệt động Quân đã đổ bộ khu vực xã Đạt Lý, được truyền đi khắp thành phố, người ta gặp nhau ngoài đường đều đưa tay chào nhau theo kiểu nhà binh mà không hề úy kỵ.

Thứ Bảy - Lễ dọn Phục Sinh, 15 tháng 3 năm 1975

* 10 giờ 25 phút ngày 15 tháng 3 năm 1975, một phi vụ thứ 2 nhằm vào các điểm treo cờ của Cộng quân, phi vụ được coi là chính xác, trái bom thứ nhất đúng vào mục tiêu là văn phòng Xã Lạc Giao, phá huỷ trụ sở xã và cuc Cảnh sát Thị xã, trái thứ 2 rơi sau lưng trụ sở Phường 2, khu xóm đạo, làm tử thương 1 chủ xe be làm cây, ông Nguyễn Ơn, trái thứ 3 rơi đối diện trụ sở này, bên kia đường Phan Chu Trinh, lạc vào quán Café Vui Sống của Ông Bà Trung, làm tử thương 3 ngưi con gái, trong đó có bà Lài, là vợ Trung Úy Kỳ, và trọng thương 2 người khác.

Sau phi vụ oanh tạc này, Cộng quân đã hạ hết cờ ở các trụ sở và ra lệnh cho toàn thị xã, mỗi nhà phải đào hầm tránh bom trước cửa nhà. Đồng thời, người ta truyền miệng nhau Không Quân đã thả truyền đơn yêu cầu đồng bào di tản khỏi thị xã, 1 số gia đình đã di chuyển ra cây số 5, tạm ẩn trong khu nhà thờ cha Diệu, Xứ Phú Long, và Chùa Dược Sư. Tuy nhiên, ai cũng nhìn được nỗi vui mừng hiện lên khuôn mặt từng người dân thị xã.

Chủ Nhật Lễ Phục Sinh 16 tháng 3 năm 1975

Sáng sớm hôm nay, dân thành phố nhìn thấy các đường phố chính đều đầy dẫy những hố tránh bom cá nhân mà Cộng quân đã đào trong đêm qua, đặc biệt là các con đường chạy ra ngoại ô thị xã như cuối đường Phan chu Trinh, cuối Hàm Nghi và Võ Tánh, suốt dọc Đaị lộ Thống nhất và Tự Do, đường Hùng Vương và cuối đường Hoàng Diệu, tại mỗi điểm cuối đường này, đều đặt súng phòng không và T 54 trấn giữ.

Nỗi lo lắng của người dân thành phố trong lúc này chính là thực phẩm, gạo, mắm, muối. Tất cả những tiệm gạo tư nhân, kể cả kho gạo dự trữ cuả Phủ Thủ Tướng trên đường Tự Do, cạnh F đặc biệt (Sở Cảnh sát Đặc biệt cũ), cũng đã bị Cộng quân chở vào hướng Bandon trong suốt mấy đêm qua. Các nhà thuốc Tây tư nhân, thuốc của Bệnh viện, cũng đã bị công quân lấy hết, bi đát nhất là những gia đình công chức, quân nhân, cảnh sát, trước đây những gia đình này sống nhờ vào đồng lương, nay đã không còn nữa, nhiều gia đình phải ăn cháo, hoặc chạy vào rẫy kiếm một thứ gì đó ăn trừ bữa, thật là thảm hoạ đối với thành phố trong lúc này.

Thứ Hai, ngày 17 tháng 3 năm 1975

Hôm nay, mọi nỗi lo lắng của người dân thành phố hầu như đã bị vất bỏ hết, người ta lo lắng đến tuyệt vọng, nhiều người đã khóc ra tiếng vì 2 tin tức họ nhận được sau đây:

- 2 Trung đoàn bộ binh thộuc Sư doàn 23 được đổ xuống Phước An đã bỏ Banmêthuột về Nha Trang
- Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 2 đã rút khỏi Plei Ku.

Không ai bảo ai, mỏi ngườ lại tụ họp với nhau để bàn luận.

- Không thể nào quân đoàn 2 lại di tản, Quân đoàn 2 mất là toàn thể lảnh thổ Quân Khu 2 sẽ thuộc vào tay Cộng quân, mà trước nhất là các tỉnh KonTum, Pleiku, Phú Bổn, Quảng Đức và kế đến là các tỉnh đồng bằng Phú Yên, Bình Định mất nốt. Cộng quân sẽ tiến chiếm Cao nguyên Nam Trung phần: Đà Lạt, Lâm Đồng, uy hiếp miền Đông Nam phần, mà bước đầu là chiếm Long Khánh, để đánh Saìgòn.

Mặt khác, Nha Trang, Phan Rang khó lòng giữ được, Phan Thiết sẽ mất, như vậy làm sao có thể giữ được Sàigòn. Không có 1 chiến lược, chiến thuật nào lại sơ đẳng kiểu này.

Đặc biệt là trong khi đó, các đơn vị chủ lực cuả ta chưa hề đụng đầu với Cộng quân, như Trung đòan 44, 45 B Binh, Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân, Lực lượng Tổng Từ bị, Nhảy Dù và Thuỷ Quân Lục Chiến, Các sư đoàn không Quân, Thiết Giáp chưa hề thương tổn .

Bỏ Cao Nguyên ??? Không thể nào, Plei ku tuy không phải là 1 thành phố kinh tế hay kỷ nghệ, nhưng so với Banmêthuột, Plei ku rất lớn, và là huyết mạch của Quân đoàn 2. Thành phố này phồn thịnh nhờ những đơn vị Quân Lực đồn trú tại đây: Bộ Tư Lệnh Quân Đòan 2, Tiểu đoàn 69 Pháo binh, Pháo Binh 175 ly, Liên đoàn 6 Truyền Tin, Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân, Liên đoàn 72 Quân Y, Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị, Sở 2 An Ninh Quân Đội, Tiểu đoàn Quân Cảnh, Quân Nhu, Quân cụ, Quân vận, vân vân ân và vân vân... Thành phố Plei ku, từ khu Diệp Kính cho đến khu chợ Mới, thật là sầm uất. Hai con đường dài nhất có lẽ là đường Hoàng Diệu, chạy dài từ Trà Bá cho đến Tòa Án Mới, xuyên qua nhiều phố xá, khách sạn (Bồng Lai), Trường Trung Tiểu Học (Thánh Phao Lồ, Trung Học công lập Pleiku ..., Con đường thứ 2 là đường Phan Đình Phùng, chạy dài từ Cầu sồ 3 (đường vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2) cho đến nhà thờ Quân đi ở Khu Chợ Mới. Với những Câu Lạc bộ và khách sạn nổi tiếng như Thanh Lịch, Câu Lạc bộ Phượng Hoàng, Café Dinh Điền, Bún Nhà Xác, bên hẻm Dân Y Viện... mà ai nở để rơi vào tay Cộng quân.

NHỮNG CHUYỆN KHÔI HÀI

Sau khi Cộng quân làm chủ thành phố Banmêthuột, nhiều rất nhiều những chuyện thật khôi hài, nhưng lại rất thật đã xày ra trên thành phố này. Không hiểu sau này, khi con, cháu, em út tôi lớn lên, đọc lại những điều tôi viết ở đây, chúng có tin không hay không, vì bây giờ đã là năm 1975, chỉ còn 25 năm nữa là hết thế kỷ thứ 20, thế giới loài người đang ở vào giai đoạn mà khoa học kỷ thuật đang tiến bộ cực thịnh, con người đã lên tận mặt trăng, và những cán bộ Cộng sản vẫn huyênh hoang vổ ngực "Xã hội chủ nghĩa là ưu việt, là đỉnh cao trí tuệ của loài người, là lương tâm của thời đại". Tôi cũng mong mỏi trong thế hệ trẻ mai sau, những người mà xã hội miền Bắc ưu đãi, có cơ hội, hoặc đã từng được du học, hay sẽ được du học ở các nước Cộng sản khác, nhìn lại xã hội miền Bắc từ 1954 đến 1975, tình trạng sinh hoạt và dân trí của miền Bắc, so sánh với xã hi của các nước mà họ đã, đang được du học, cũng như so sánh với xã hội miền Nam, dầu là với thành phố Banmêthuột nhỏ bé này, đễ thực sự nhìn rõ trình độ, dân trí của xã hội miền Bắc và hiểu rõ cái khốn khổ của những người dân Bắc.

(1) Mất trộm

Sau khi Banmêthuột thất thủ, một số dân thành phố chạy thoát khỏi thị xã, bộ đội Cộng sản đã chiếm dụng những căn nhà này cấp cho sĩ quan hoặc cán bộ. Banmêthuột tuy là 1 thành phố nhỏ so với các thành phố khác như Nha Trang, Đà Lạt, hay Đà Nặng ... nhưng nhà cửa phố xá được xây dựng trong khoảng thập niên 60, với những điều kiện căn bản của lối kiến trúc tân thời như nhà tắm, nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ rất tiện nghi và khang trang, mà những người lính hay sĩ quan, cán bộ Bắc Việt chưa có dịp nhìn thấy ở ngoài Bắc.

Một ngày, có 2 bộ đôi chiếm dụng 1 căn nhà trên đường Hai bà Trưng, ra chợ mua 4 con cá lóc (do bạn hàng từ Quận Lạc Thiện mang ra chợ Banmêthuột bán) đem về nhốt trong hầm cầu (toilet bowl), ngày hôm sau, cá biến mất, 2 vị bộ đi khả ái đã gọi những nhà lân cận ra đòi xử bắn vì tôi ăn trộm cá của lảnh đạo, hàng xóm hết cả hồn vía.

- Ai đã vào nhà ăn trộm cá, phải thành thật khai để được khoan hồng, nếu ngoan cố, dấu diếm, tất cả đều bị xử bắn.

Hàng xóm sợ quá đành đứng chịu trận để cho cán bộ thóa mạ, mãi 1 lúc khá lâu, có bác H. đã ngoài 60 tuổi, lấy hết can đảm để hỏi cán bộ:

- Thưa cán bộ nhốt cá ở đâu mà bị mất trộm?
- Đây, vào đây tao chỉ cho, cán bộ cách mạng không bao giờ nói láo

Ông cụ theo cán b vào nhà mới hay rằng cán bộ đã nhốt cá trong bồn cầu (Toilet Bowl), Cán bộ lại còn khen, nước trong thùng này mát lắm. Cụ H dở khóc dở cười và đã cố gắng gỉai thích cho cán bộ cái công dụng của bồn.

Chao ôi, qủa thật là khôi hài.

(2) Đài địch

Ai đã từng sinh sống tại Banmêthuột, hay có dịp ghé thăm, chắc cũng hiểu rằng phố xá, nhà cửa ở Banmêthuột được xây cất theo lối kiến trúc Âu - Á lẫn lộn, đặc biệt là những căn nhà 2, 3 tầng lầu.

Là vùng cao nguyên, nên về mùa gío, các tần số gặp rất nhiều nhiễu âm, gây khó khăn cho các máy thu thanh, thu hình, do vậy để nghe đài Phát thanh Sàigon, đài BBC hay đài VOA, đặc biệt là đài Truyền Thanh Truyền hình Nha Trang, người ta phải dùng anten trời nhiều nhánh, dựng trên nóc nhà.

Những toán Cộng quân khi đi lùng xét, nhìn thấy những căn nhà có anten trời nhiều nhánh, đã gọi về bộ chỉ huy: "báo cáo ở khu này có rất nhiều đài địch" ,và lập tức bắn B40, B41 vào tiêu hủy đài địch. Đau khổ thay cho những đài địch của thành phố chúng tôi.

Sự việc xảy ra, làm cho người dân thành phố thật hốt hoảng, họ đi tìm hiểu nguyên nhân, mới hay rằng, tại miền Bắc, cho đến năm 1975, mỗi Xã chỉ có được 1 cái "đài" (Radio), đặt tại văn phòng Xã, rồi nối dây loa ra khu xóm gần nhất, và dân chúng chỉ nghe được đài phát thanh Hà ni, là công cụ tuyên truyền của nhà Nước, cho nên chiếm được Banmêthuột rồi, bộ đội mới biết cái gì là máy Radio, máy truyền hình, đồng hồ "2 cửa sổ, không người lái" (đồng hồ có lịch thứ và ngày tự động, không phải lên dây thiều). Có người dân thành phố cắc cớ hỏi, "thưa cán bộ, ở ngoài Bắc có Ti-Vi (TV) không ạ". Cán bộ đã mạnh dạn trả lời "có chứ, Ti vi thiếu gì, ngoài Hà Nội Ti-vi chạy đầy đường".

Chao ôi, chuyện thật là khôi hài.

(3) Thâm tình

Trong thời gian 1 năm đầu, thân nhân của những người tù cải tạo không được phép đi thăm nuôi, và tù cải tạo hoàn toàn mất hết liên lạc với thế giới bên ngoài, họ không thể biết được những gì đã đang xảy ra trên đất nước, cho phố phường hay là cho chính gia đình họ.

Một năm sau, tù cải tạo được gia đình đến thăm, và thân nhân đã kể cho họ nghe những gì đã đang xãy ra cho gia đình và thân nhân họ. Trong muôn ngàn chuyện nghe được, như là con gái miền nam 2 mông có gân, cái nồi ngồi trên cái cốc,..., tôi muốn viết ra đây câu chuyện thâm tình này.

Năm 1954, sau Hiệp định Genève 20 tháng 7, gần một triệu người miền Bắc đã chạy trốn Cộng sản vào Nam, gia đình, anh em cũng phân ly từ đó. Những ngưi vào Nam thì may mắn hơn, có điều kiện học hành để trở thành Luật sư, Bác sĩ, như Luật sư Đ. đã thành danh, thành nghiệp, căn biệt thự của ông tại TMG Sàigòn có vòng tường xây vây quanh, cửa sắt đóng kín tối ngày. Trái lại, chị của ông thì vẫn ở lại miền Bắc, sống trong hoàn cảnh của xã hội này. Miền Nam lọt vào tay Cộng quân, bà chị ông xin phép chính quyền Huyện đi thăm ông và các cháu, nhờ địa chỉ bà cất giữ ở những tấm thiệp liên lạc vào thời gian 1957 - 1958, khi mà chính quyền miền Bắc còn cho phép thân nhân 2 miền viết thiệp thăm hỏi nhau. Tìm đến địa chỉ rồi, bà bần thần lo sợ không dám kêu cửa, nhà to qúa như dinh Tổng đốc, bà nghĩ vậy thôi, nhưng thực ra bà cũng chẳng biết dinh Tổng đốc to đến thế nào. Chờ một hồi lâu, rồi bà manh dạn kêu cửa, chẳng ai trả lời, bà đập vào cánh cổng sắt, cũng im hơi lặng tiếng. Bà xuống xe lửa lúc 7 giờ 30 sáng, hỏi thăm đường đi tới đây chờ cho đến giờ này, mệt quá, bà ngồi ngủ thiếp đi trước cổng nhà. Vào năm Sài gòn mới mất, dân Sàigòn ai ở nhà nấy, họ không dám ra đường vì sợ công an để ý, theo dõi, vì thế, gia đình ông Đ ngoại trừ ông ra vào thường xuyên, vợ con ông cũng hiếm khi ra khỏi nhà, và bà chị ông gặp phải cái thời không may là vậy.

Hơn 11 giờ trưa, ông Đ lái chiếc Peugot 505 về nhà, thấy 1 bà nhà quê còn ngủ trước cổng, Ông xuống xe, e ngại nhìn bà và khách sáo hỏi "cụ tìm ai?" - "Tôi tìm nhà em tôi là K.N.Đ, nhưng thưa quan có lẽ tôi lầm". Luật sư Đ mới rỏ lẻ thì ra chị ruột ông. Ông mời bà chị vào nhà, trước bụng bà là 1 bao vải, sau lưng mang thêm 1 bao tải khác, Luật sư Đ muốn mang hộ chị, nhưng bà không cho. Nhìn thấy căn nhà qúa to, nền nhà lót gạch bông, bà không dám bước vi, cúi xuống cởi đôi dép bố cao su ra cầm tay, Luật sư Đ nhìn chị thương hại. Chị ông đã 63 tuổi rồi.

- Chị ngồi chơi, em gọi nhà em và các cháu ra chào chị.
- Anh để mặc chị.

Ông vào nhà gọi vợ, con ra, chào bà, bà vẫn đứng khép nép không dám ngồi xuống bộ ghế Cẩm lai láng bóng.

- Đây là chị ruột của tôi, chị cả, hai con hãy chào cô cả đi.
- Vâng ạ
- Chị ạ, đây là cháu Loan thứ 3, cháu 18 tuổi, cháu Trân 15, Em còn 2 cháu trai, 1 đã đi xa,(đi Mỹ), 1 đã từ trần. Ông lấy mấy tấm hình chỉ cho bà 2 người con trai vắng mặt của ông, trong đó, người con trưởng là Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến đã tử trận năm 1972.

Suốt thời gian ở tại nhà em, bà không bao giờ rời xa cái bao tải bà mang, lúc nào bà cũng ngắm chừng dưới gầm giường. Bà vợ của Luật sư Đ thấy vậy, đã dọn 1 cái tủ trống, giao cho chị chồng chìa khóa tủ, bảo bà hãy cất đồ qúy gía trong bao vào tủ và khóa lại, nhưng bà vẫn không chịu.

Một buổi sáng, vợ chồng ông Đ dẫn bà đi chợ, coi cảnh tàn tạ của Sàigòn, nhưng bà nói "đẹp như thiên đàng"! Hai người con gái của ông bà Đ ở nhà, nhưng trong lòng 2 chị em Loan, Trân vẫn ấm ức về cái bao tải của cô cả, hai chị em lôi bao tải ra, mở tung các thứ, thì ra trong bao tải chỉ là áo, quần, và chén:

- 4 cái quần dài, vải nhum nâu còn hôi mùi vải.
- 4 cái áo không còn mới, có cái đã sờn chỉ may.
- 8 cái chén sành, sờ vào hơi nhám, gói trong áo quần.
- 2 đôi dép bố cao su còn mới tinh.

Về đến nhà, bà cả trước hết là coi lại túi vải, trong khi 2 cô con gái kéo bà Đ vô phòng tường thuật cho mẹ nghe gói đồ qúi gía của cô cả. Và đến lúc này, bà chị của Luật sư Đ mới kể rõ sự tình,

- Tôi nghe người ta bảo, ở miền Nam, dân chúng khổ lắm, cơm ăn không no, áo quần không có, Mỹ, Ngụy bắt làm việc nhiều, mà tiền của làm ra thì bị bọn Mỹ lấy mang về Mỹ hết, cho nên miền Bắc phải thắt lưng buc bụng, hạt gạo xẻ làm đôi, một nửa nuôi chiến trưòng là bộ đội để họ đi giải phóng cho miền Nam, một nửa thì gởi cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Biết bao nhiêu đồng bào miền Nam vì không có ăn đã chết đói, thậm chí chén, bát, áo quần cũng không có đủ dùng. Vì vậy khi được phép vào Nam thăm em, tôi đã bán trộm Hợp Tác Xã 2 con heo, để mua áo quần, chén bát cho em và các cháu. Tôi đâu có ngờ sự thể ra là vậy.

Nghe xong câu chuyện, cả nhà, chị em, cô cháu ôm nhau mà khóc . Em gái ruột của bà Đ lả vợ của Thiếu tá LVM, đi thăm chồng ở tù cải tạo đã kể câu chuyện về bà chị cả của ông Đ.

Câu chuyện này qủa là trùng hợp với câu chuyện tù binh Cộng sản bị bắt trong mạt trận Hạ Lào, các tù binh kể lại, họ được chính ủy trung đoàn cũng như chính trị viên tiểu đoàn cho biết, xe tăng của Việt Nam Cộng Hòa làm bằng giấy carton, cứ xung phong dùng lưởi lê mà đâm. Thật là khôi hài thay cho thế hệ chúng ta.

Đảng Cộng sản đã lường gạt dân miền Bắc thế nào, bây giờ vào miền Nam rồi dân miền Bắc đã rõ. Câu chuyện ở xã hi miền Bắc là vậy, nhưng xã hi miền Nam thì sao?

Tôi cũng muốn nhân đây nói ra 1 chút khôi hài mà những người lính Việt Nam Cộng Hòa như tôi hôm nay (cuối tháng 3/1975) nghĩ về bối cảnh của miền Nam vào những ngày tháng mất Banmêthuột - mất Quân đoàn 2, lảnh thổ đã chôn vùi thân thể, thấm máu, mồ hôi và nước mắt của chúng tôi và đồng đi.

(3) Phong tào tố tham nhũng của linh mục Trần hữu Thanh

Trong khoảng thời gian giữa năm 1973 và suốt năm 1974, nghĩa là sau Hiệp định Balê 27/3/1973, và đặc biệt là trước khi Banmêthuột và Quân đoàn 2 rơi vào tay Cộng quân, tại Sài gòn, đã có nhiều tổ chức và phong trào nổi lên phá rối đe dọa nền trật tự trị an xã hội 1 cách nghiêm trọng, trong đó phải kể đến 3 phong trào được thành lập có qui mô và có tổ chức, đó là phong trào tố tham nhũng do Ông Trần Hưũ Thanh, 1 linh mục thuc nhà dòng Chúa Cưú Thế Sài gòn cầm đầu, Phong trào đòi tự do tôn giáo của Ni sư Huynh Liên, Phong trào đòi tự do báo chí của 1 số ký gỉa, tổ chức 10 ngày xuống đường đi ăn mày và tuyệt thực, và còn rất nhiều những tuyên bố vung vít làm tổn hại quốc gia, hoặc hoàn toàn bất lợi cho nền Cộng hòa, làm lợi cho Cộng sản của nhiều người tự xưng là yêu nước, như ông Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Nguyễn Phương...

Ông tố tham nhũng, chống tham nhũng, được 1 vài tờ báo tiếp tay, đã tố cáo những viên chức cao cấp của chính phủ, 1 vài sĩ quan cao cấp, và đủ mọi thành phần trong mọi ngạch trật của quốc gia đều bị ông điễm mặt.

Mục đích của ông là trong sạch hoá xã hội (?), nhưng tiếc thay, xã hôi lại là những con người, không phải là thánh nhân. Con người thì vốn là có ti, từ sinh ra thì đã mắc tội tổ tông, như giáo lý ông đã học nằm lòng. Con người vốn là tham, thâm, si, có thất tình lục dục như giáo lý đức Phật đã dạy, cần phải diệt.

Chủ trương và hậu qủa của việc ông làm là ly tán nhân tâm, hủy diệt lòng tin của quân đội và đồng bào đối với càc vị lảnh đạo quốc gia, làm tan rã tinh thần chiến đãu của những người lính trên chiến trường, ngoài mặt trận, để Cộng sản chiến thắngtrên từng mặt trận, dọn đường cho Cộng sản đánh chiếm miền Nam.

Đồng bộ với việc ông Trần Hưũ Thanh làm, là 1 số ký gỉa đòi quyền tự do báo chí, tổ chức tuần lễ tuyệt thực và xuống đường đi ăn mày.

Song song với các hành động trên đây là Ni sư huỳnh Liên xuống đường biểu tình, đòi tự do cho tôn giáo.

Đám chính trị gia xôi thịt, trí thức nửa mùa, yêu nước gỉa hiệu này không cần biết, hay không đủ trình độ nhận biết hiện tình đất nước sau Hiệp định Balê ra sao, Quốc gia miền Nam đã bị ép đến đường cùng:

- Quân phí hết sạch, ngày 14 tháng 4 năm 1974, Tổng Thống từ Mỹ về đã cho biết ngân khoản quân phí 300 triệu được chính phủ Hoa Kỳ hứa viện trợ trước đây, nay đã bị Quốc Hội Mỹ cắt bỏ.
- Nhiên liệu bị cắt giảm 50 %,
- Vũ khí cá nhân: cấp số đạn đi hành quân bị hạn chế.
- Bom đã bị rút hết ngòi nổ, nhiều phi vụ không quân yểm trợ bộ binh chỉ là xăng bột bõ vào thùng phi 200lít.
- Mặt khác, họ cũng đâu cần biết M16, không thể so sánh với AK47 - Đại bác 155 ly hay 175 ly làm sao chọi với Hõa tiển 122 ly - Thiết vận xa M113 hay M48 càng không thể đối đầu với T54, và đặc biệt là B40, B41 càng ăn đứt M72 chống tăng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó, vào cuối thập niên 60, đầu 70, 1 yếu nhân của VNCH đã từng tuyên bố cho ký gỉa trong và ngoài nước: "Khi tiếng súng AK của Cộng quân nổ tràn ngập trên chiến trường miền Nam thì người Mỹ mới bắt đầu viện trợ nhỏ giọt AR 16 cho chúng ta".
- Mục đích của cái gọi là Hiệp định Balê chỉ là người Mỹ muốn miền Nam chấm dứt chiến tranh, buông tay chịu chết.

Nhưng xót xa thay, những nhà chính trị này, những trí thức này, những kẻ yêu nước này, lại chưa bao giờ có mặt trên chiến trường để hiểu chiến trường là gì. Họ bỏ mặc sinh mạng của miền Nam như ngàn cân treo sợi tóc. Họ mặc xác những người lính phơi thây ngoài trận địa. Họ không cần biết đến những nguy hiểm mà người lính phải đương đầu từng giây từng phút chiến đấu để bảo vệ cho họ ở Sàigòn tha hồ biểu tình. Họ ngang nhiên không cần đếm xỉa tới việc người lính đang giành từng tấc đất của lảnh thổ với Cộng quân ngoài mặt trận. Họ cũng bỏ mặc những dân lành vô ti, những phụ nữ mang thai, những trẻ em và cụ già trong những vùng tranh chấp, chiến tranh.

Còn 1 số trí gỉa khác của miền Nam, lại bỏ mặc, tiêu dao tự tại, hoặc chủ quan... rồi chuyển ra chủ bại. Than ôi, chỉ tội cho người lính, bỏ đi 1 cánh tay, mất đi 1 bàn chân, tặng tổ quốc 1 con mắt, hiến dâng cho trí giã 1 đời người, họ có tội tình gì để phải trả cái nợ oan khiên này cho đám người vô dụng kia chứ ? Họ chỉ nhiệt thành, đem lòng ra đi trả nợ núi sông sao bắt họ trả luôn cái nợ oan nghiệt này. Rồi những dân lành chất phác của 12 tỉnh vùng 2, của Banmêthuột hay toàn vùng cao nguyên, họ đâu có làm ra tội tình nào. Giờ đây có lẽ 1 số các vị dân cử đang mặc áo vest (vestment) và thắt cà-vạt ( Necktie), ngồi chểm chệ trong căn nhà dân cử, đang đưa tay phản đối sắc lệnh này, đạo luật nọ, hoặc đang đọc những bài diễn thuyết hùng hồn, từ ngữ thì phong phú mà ý nghĩa thì dân lính không tài nào hiểu được. Than ôi, thật là tiếu lâm thay !!!!!!

Mất Banmêthuột trách nhiệm về ai, mất toàn vùng cao nguyên ai chịu trách nhiệm, mà biết đâu còn mất cả quốc gia ? Ai đây? Ai đây ?????? Đúng là đám người lũng đoạn hậu phương dưới bất cứ hình thức nào, phải là ti đồ thiên cổ. Nhưng oan trái thay, những kẻ phải gánh lấy cái nợ nghiệp chướng này chỉ có những người lính, lại là lính, vì họ là lính. Nhưng nước là của mọi người, mỗi người đều có bổn phận phải bảo vệ, của 26 triệu dân miền Nam, chứ có phải của 1 triệu 200 ngàn binh lính, và cảnh sát đâu.

Than ôi thật là những chuyện khôi hài mà dân lính đành chịu !

(5)Tấm Giấy ra trại hay là cơ chế Hành chánh của chế độ

Khoảng thời gian mà tôi cầm Tấm Giấy Ra Trại, mọi phương tiện giao thông trên toàn Việt Nam gần như kiệt quệ, Phương tiện di chuyển từ Bắc vào Nam thịnh hành vẫn là xe đò, hoặc xe lửa, nhưng xe gì cũng phải mua chợ đen, giá tăng gấp đôi, những ngườI không tiền, phải ra bến xe xếp hàng từ 1, 2 ngày trước .

Phương tiện di chuyển liên tỉnh chỉ có xe đò, ngày chỉ có 1 chuyến xe, 40 chổ, nhưng mấy bác tài xế có thể nhét thêm 10 người nữa, cộng thêm hàng hoá, xách tay, qủa là rất vất vả cho hành khách, cho nên ít ai đi lại đó đây. Hơn nữa, người dân muốn đi từ Nam ra Bắc phải xin giấy Thông Hành của Thành phố hay Tỉnh cấp, phải làm đơn xin phép trước 1 hay 2 tuần, đi lại trong phạm vi những tỉnh trong miền Nam, thì xin giấy Đi đườngcủa cấp Quận hay Huyện.Không có Giấy đi đường, không thể mua được vé xe, không thể xin tạm trú ở nơi đến.

Đặc biệt đối những người xin phép đi thăm tù cải tạo, những người đã từng làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, việc xin Giấy Thông Hành không khác gì trước năm 1975 xin đi xuất ngoại du học.

Một đêm trước ngày tôi được tha, bạn bè đẵ dặn trước là coi chừng bị ăn cắp, nhất định phải ngủ lại ở bến xe ít nhất vài ngày, từ trại tù cải tạo tôi ra đến bến xe đã 5 giờ 30 chiều, nhìn 4 hàng người ngồi la liệt trước phòng vé đã có hơn vài trăm, tôi thầm nghĩ đến phiên tôi chắc là phải vài ba hôm sau nữa mới mong mua được vé. Bỏ ba-lô xuống hàng thứ 4 sau cùng, tôi ngồi xuống, có gì dơ đâu mà sợ, chiếc ba lô nhà binh, bộ quần áo tù, ai nhìn tôi cũng hiểu thân phận rồi, nhưng lạ thay, hầu như ai cũng nhìn tôi rất thân thiện, không giống như những điều tôi hàng ngày vẫn nghe cán bộ nói "không phải Đảng và nhà Nước không muốn tha các anh, mà chỉ tại các anh là những người có nợ máu, kẻ thù của nhân dân, tha các anh về, chỉ sợ chưa đến nhà, các anh đã bị nhân dân đánh chết ngoài đường". Một số các hành khách lớn tuổi, còn hỏi thăm tôi về đâu, có khỏe không, gia đình có biết được tha chưa..., trong lúc tôi đang lo trả lòi các câu thăm hỏi, thì 2 cô, chú Bảo vệ đến cạnh tôi hỏi:

- Chú đi học tập được tha phải không?
- Chú mua vé về đâu ?

Tôi chưa kịp trả lời thì cô Bảo Vệ hỏi tôi giấy ra trại. Qủa thạt tôi có 1 chút lo, vì từ trong traị cải tạo, chúng tôi đã nghe danh đám công an, cán bộ 30, chuyên môn hà hiếp người, nhất là đối với những sĩ quan đi học tập cải tạo trở về. Tôi đưa tấm giấy ra trại cho cô Bảo Vệ, chừng 10 phút sau cô trở lại trả cho tôi tấm giấy ra trại và vé xe 6 giờ 30 sáng mai về Sàigòn, ghế số 2 với giá qui định. Chú Bảo vệ dặn tôi: "chú đừng lo, các cháu đã nói với tài xế xếp chổ cho chú, chú không phải trả tiền cước Ba-lô đâu, chú vào quán trọ số 5 ngủ tạm đêm nay, 6 giờ sáng, chú ra đây là được rồi, chúc mừng chú đoàn tụ với gia đình". Tôi cám ơn hai người bảo vệ mà lòng đầy xúc động. Những hành khách đang xếp hàng cũng chúc mừng tôi, tôi đã gặp lại tình người, tình của những người dân đối với lính.

6 giờ 30 sáng hôm sau, xe bắt đầu lăn bánh và chạy cho đến 12 giờ trưa thì ghé vào ăn trưa ở 1 quán bên đường, hành khách xuống xe để ăn uống. Người tài xế ngồi lại chờ cho hành khách xuống hết, rồi xuống xe sau cùng với tôi,

- Chừng 6 giờ hơn mình sẽ đến Sàigòn, người tài xế nói với tôi.
- Hơn 12 tiếng đồng hồ, tôi hỏi ?
- Vâng, đưòng xá bây giờ tệ lắm, mấy ổng đâu có sửa sang gì, chỉ là lấy của dân thôi, mai mốt về Sàigòn rồi ông sẽ thấy.
- Xe này là của ông hay của nhà nước ?
- Xe của tôi, nhưng nhà nước quản lý, hư hỏng thì tôi sửa, tiền là tiền lương, vì vậy buộc lòng chúng tôi phải lấy tiền cước hàng hoá của hành khách để tu sửa xe. Ông biết mà, để được cầm lái chiếc xe này, nói thật là tôi phải làm đơn lạy họ, mới được gia nhập Nghiệp đoàn xe khách, nếu không thì họ đã lấy mất xe rồi. Còn nhiêu chuyện lắm, bây giờ thì ai cũng biết cả, nhưng rồi làm sao. Hôm nay, chúng tôi mời ông ăn cơm trưa với chúng tôi, tôi hay là các xe khác đều cũng vậy, hễ có sĩ quan tù cải tạo về là chúng tôi mời ăn cơm ở dọc đường, ông cũng hiểu rồi, bây giờ thì chúng tôi chỉ có thể làm được như vậy đối với người mình.

Hành khách đã xuống hết, ông và tôi vào quán, ngồi xuống 1 bàn đã dọn sẳn, người lơ xe đứng dậy kéo ghế cho tôi,

- Bác ở trong đó lâu không ?
- Cho đến hôm qua.
- Ba cháu và anh cháu cũng chưa về.
- Ba cậu ở đâu ? >BR>- Trại Ðưng, Thanh hóa.

Lâu lắm rồi, tôi không trông thấy canh cá lóc, không nhìn thấy thịt sườn, nên bữa cơm hôm nay là bữa cơm ngon nhất trong đời tôi. Trong khi chúng tôi đang ăn thì bà chủ quán đến nói với tài xế:

- Anh Tám này, đây là chút tình, bà vừa nó, vừa nhìn tôi.
- Cám ơn chị Sáu, rồi ông đưa cho tôi 1 bao thuồc lá trong đó có 73 đồng, ông nói: "như thường lệ, là quán nào cũng vậy, xe nào cũng vậy, đều có quà cho những tù cải tạo trở về, nếu họ đi trên đường này, và bất cứ là cấp bậc gì, xin ông đừng ngại".

Tôi đứng lên cám ơn bà chủ quán và người tài xế, nhưng không nói ra lời, 1 bác hành khách ngồi bàn bên cạnh quay lai vổ vai tôi như thông cảm tâm tình tôi lúc đó.

- Đây là tâm ý của chủ xe, chủ quán và hành khách trong xe, ông đừng ngại.

Trong khi đó một em bé bán kính đến mời chào mọi người trong quán:

- Cháu có đủ kinh râm, kính mát, kính lão, kính cận thị, mời ông bà mua giùm.

- Giải phóng mấy năm rồi, mắt bác đã sáng, đâu cần mang kính nữa, cả quán cùng cười. Tôi quay lại nhìn về hướng đó, 1 người đàn ông ngoài 50 đang nhìn em bé bán kính và cười.

Thật là 1 câu khôi hài và ý vị.

(6)Cơ chế hành chánh của chế độ mới

Khi xe về đến Long Khánh thì dừng lại đổ nước, những người bán trái cái cây, bánh kẹo, chạy đến mời hành khách mua, những người khách chờ xe về Sàigòn cũng chen nhau bước lên xe, tôi hỏi ông tài xế:

- Chở nhiều như vậy không sợ bị phạt sao?
- Có gì đâu, cho nó 20 đồng là hết, tôi chở thêm 10 người, bớt đi 20 đồng của 1 người thì cũng còn lời chán, bây giờ xe nào cũng vậy.

Nghe người tài xế nói, tôi chợt nhớ đến 1 án lệ ở nước ngoài đại ý là "Nếu những chiếc xe chỡ hành khách, chở qúa số người ấn dịnh, đã đi qua trạm kiểm soát, mà cảnh sát không ngăn chận, thì nếu bất cứ 1 người hành khách nào trên xe bị tổn hại, do việc chở khách vượt qúa ấn định, số lượng khách ấn định là số ghế trang bị cố định trên xe) thì toà án sẽ truy cứu trách nhiệm cho cảnh sát, mà không phải tài xế, người tài xế chỉ bị truy cứu về trách nhiệm dân sự mà thôi". Các toà án của Việt Nam Cộng Hòa cũng trích dẫn án lệ này.

Tôi về đến Sàigòn thì đã tối, việc đầu tiên phải làm là trình diện công an Phường, nhưng đã hết giờ, đành đi tìm công an khu vực, không gặp được công an khu vực thì tìm tổ Trưởng Dân Phố, hàng xóm của tôi đã chỉ tôi điều này.

Sáng hôm sau tôi ra Công an phường trình diện.

- Về hồi nào? 1 công an mang cấp bậc Trung úy,(sau này tôi mới biết là Trưởng Công an Phường), hỏi tôi.
- Thưa chiều hôm qua,
- Mày ngồi xuống, mày phải biết là nếu 2 bàn tay mày không đầy máu thì Mỹ, Ngụy không gắn cho mày cái cấp bậc đó trên vai. Đem đơn này lên Quận xin với Quận, nếu Công An quận, Quản Huấn Quận đồng ý thì mang về đây.

Tôi lên công an Quận, công an chỉ qua Ban Quản Huấn, đến Ban quản Huấn chờ 2 tiếng đồng hồ nữa, hết buổi sáng, tôi nghĩ. Người nữ công an mang giấy ra trại và đơn xin tạm trú trả lại cho tôi. Anh phải lên Thành phố xin.

- Xin cán bộ cho biết địa chỉ
- Lên công an thành phố mà hỏi!

Tôi về nhà, tìm hỏi những người bạn về trước, họ cũng chẳng rõ ràng "Tụi nó thay đổi như chong chóng, chẳng biết đâu mà mò, hãy lên thử đường Phan Thanh Giản ( Điện Biên Phủ), thôi để tôi dẫn anh đi."

Gần hết giờ làm việc tôi mới xin được tạm trú từ Ban Quản Huấn Thành Phố, với lời ghi "Đồng ý cho tạm trú tại thành phố Hồ chí Minh 1 tháng, chờ làm thủ tục hồi hương đi Kinh Tế Mới".

Tôi mang sự chấp thuận tạm trú 1 tháng của Ban Quản Huấn Thành phố về trình công an Phường:

- Được, anh mang về nhà bảo vợ anh viết thêm vào cuối đơn thế nầy:

"Tôi tên là .......
Thường trú tai số........
Đường ........ Phường ......
Là vợ chính của ...............
Bằng lòng cho chồng tôi được tạm trú tại nhà của tôi 1 tháng và đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của địa phương"

Những tờ đơn xin tạm trú này tôi vẫn giữ mãi bên mình, như kỷ niệm khôi hài mà tôi đã gặp trong đời mình.

(7)Chỉ thị 08/1979 của Thành Ủy Thành phố Hồ chí Minh

Thời gian tôi ra tù thì chỉ thị 08/1979 đã ra đời và vẫn còn hiệu lực, chỉ thị này do ông Võ văn Kiệt là bí thư Thành Ủy thời đó ký. Chỉ Thị dài 7 trang rưởi đánh máy. Nội dung của chỉ thị qui định về việc xử dụng trí thức tại chổ, ở Khoản b - mục 3.

Trí thức tại chổ là những người tốt nghiệp từ Đại học trở lên, không phải do hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa đào tạo, mà tốt nghiệp từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, hoặc các đại học tại miền Nam ... và các nước khác trong khối tư bản chủ nghĩa. Khác biệt với trí thức xã hội chủ nghĩa là những thành phần tốt nghiệp ở các đại học miền Bắc hay tại các nước Xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào Chỉ thị 08, những sĩ quan đi tù cải tạo trở về, nếu tốt nghiệp đại học, phải đến số 43 Nguyễn Thông, Quận 3, (Hội Trí Thức Yêu Nước) để khai báo. (Hội Trí thức yêu nước nằm trong Mặt trận tổ quốc, là 1 bộ phận của Đảng), để được bố trí việc làm.

Cái khôi hài là muốn xin việc làm ở đâu, cơ quan nào trong thành phố cũng phải có Lý Lịch được công an phường nơi cư trú chứng nhận.

Nhưng muốn được công an chứng nhận Lý Lịch, lại phải có Hộ Khẩu thường trú. Vì vậy, khi tôi mang lý lịch ra công an phường xin chứng nhận, công an hỏi tôi:

- Hộ Khẩu thường trú đâu.
- Tôi học tập về.
- Chúng tôi không chứng nhận lý lịch cho những người không có Hộ Khẩu thường trú tại Thành phố.

Tôi mang lý lịch về nhà, Tổ trưởng Dân Phố bảo tôi mang ra Ủy Ban Phường cho ông Thọ là Phó Chủ Tịch An Ninh Phường. Ông Thọ không cần đọc lý lịch của tôi, ông chỉ ghi: "Đương sự có xin tạm trú tại địa phương".

Tôi mang lý lịch đến Hội trí thức yêu nước nạp cho người phụ trách. Một tuần sau, công an phường gọi tôi lên, Trưởng công an hỏi tôi:

- Anh biết ở đây ai quản lý người không, tôi hay anh Thọ ?

Tôi im lặng vì chưa hiểu được sự việc, Trưởng công an lôi trong học bàn ra tờ lý lịch của tôi rồi chỉ con dấu của Ủy Ban Nhân dân phường và chữ ký của ông Nguyễn Thọ.

- "Tôi muốn nhắc nhở anh, tôi mới là người quản lý các anh, Ủy Ban Phường không có quyền gì", và trả cho tôi tờ lý lịch có chứng nhận của công an phường:

"Đương sự là sĩ quan ngụy học tập cải tạo được tha về tại địa phương thuộc diện phải đi Kinh Tế Mới, đang chờ địa phương sắp xếp".

Thật đúng như câu khôi hài mà cô Thư Ký Phường nói với tôi:

- "Công an là quan, Ủy Ban là lính !"

Thật là khôi hài !

Nhìn sự việc, qủa thực, công an có quyền hành rất lớn, vì công an là công cụ bảo vệ và phục vụ chế độ. Tuy nhiên, cơ cấu chính quyền của Cộng sản là 1 mô thức đặc biệt chuyên chế, mà trong đó, không hề có sự phân ranh giữa các cơ quan Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Hội đồng chính phủ tức là Thủ tướng và nội các của Thủ tướng, hay là các bộ trưởng) và Tư pháp (Tòa án).

Từ Phường (Xã), Quận (Huyện), Thành phố, Tỉnh, lên đến Trung ương, tuân hành 2 hệ thống: chính quyền và đảng. Nhưng lại chấp hành 1 chỉ thị, đó là chỉ thị của Đảng.

Tại Phường (Xã), có đảng bộ Phường, cầm đầu là Bí thư, chỉ thị cho Ủy Ban phường thi hành mọi đường lối chính sách.

Tại Quận (Huyện), có dảng ủy Quận, huyện, có bí thư, phó bí thư, ban thường vụ, ra lệnh cho ủy ban Quận (Huyện) và công an.

Cũng mô thức đó, tại Tỉnh hay Thành phố, cũng rập khuôn như vậy.

Tại Trung ương, có Tổng bí thư, Ban bí thư Trung ương dảng, chỉ thị cho chủ tịch nước, hội dồng chính phủ.

Cái tệ hại là, một người vừa có thể là chánh án, lại vừa là chủ tịch hay phó chủ tịch ủy ban, hoặc là viện trưởng hay phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, mà cũng là đại diện dân cử như quốc hôi, hội đồng nhân dân các cấp, đương nhiệm. cho nên họ có thể tùy nghi dùng quyền hành ở bất cứ chức vụ nào mà họ đang mang trên ngườ .i..

Vì vậy trong hệ thống xã hội mà Việt Nam đang áp dụng, không hề có sự độc lập giữa Lập Pháp, Hành pháp, hay Tư pháp. Và đảng là tập thể đứng trên luật pháp, ngoài luật pháp và chỉ thị cho luật pháp thi hành theo ý của đảng! Đảng không những nắm vận của mệnh quốc gia, mà còn nắm luôn sinh mạng của từng người dân trong nước.

Điều này hoàn toàn khác biệt với cơ chế của Việt Nam Cộng Hòa. Luật Pháp VNCH minh thị sự đc lập tuyệt đối giữa Lập pháp, Hành pháp và tư Pháp. Một Tỉnh Trường, 1 chánh án, nếu đắc cử vào chức vụ dân cử, đương nhiên phải từ nhiệm chức vụ củ, nếu là quân nhân, đương nhiên phải giải ngũ. Và đặc biệt là không ai có quyền xen vào công việc xét xử của Tòa án.

Ngày thứ 21 trong thời hạn 30 ngày tạm trú, tôi nhận được giấy "Yêu cầu trình diện nhận việc" của ộB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp, đặt tại số 35 đường Lê Thánh Tôn, Quận 1 Sài gòn (TP Hồ chí Minh).

Làm việc và sinh hoạt trong chế độ, tôi càng thấy rõ chế độ hơn: Hối lộ và tham nhũng, quan liêu và bè phái. Muốn làm chiến sĩ thi đua, đạt tiêu chuẩn tiên tiến trong bình bầu A, B, C mỗi nửa năm ư, đâu cần chăm chỉ, đâu cần tài ba, chỉ cần qùa cáp cho thủ trưởng là đủ rồi.

Mỗi đơn vị, tất cả mọi đơn vị trong cơ chế xã hội chủ nghĩa đều giống nhau, trên đội, dưới đạp. Trí thức tại chổ chỉ có làm việc, không có tiêu chuẩn chế độ, không được đòi hỏi, đề nghị hoặc yêu cầu. Nhưng có 1 điều không phân ranh trí thức tại chổ hay trí thức xã hội chủ nghĩa, đó là "vàng".

Bạn muốn có hộ khẩu tại thành phố ư ? 4 đến 5 lượng vàng là xong (1 lượng vàng tương đương 1 ounce) - Muốn vượt biên, đi chui, 3 lượng/1 người, đi bán chính thức 7 lượng /người - Bị công an bắt, chẳng có gì phải lo, có vàng là xong mọi việc.

Xã hội của xã hội chủ nghĩa như thế đó, nhưng báo chí không bao giờ dám nói đến nửa lời, vì báo Thanh Niên ư? Chủ nhiệm chủ bút là Bí thư thành đoàn, Báo Saìgòn Giải phóng là của Ban Tuyên huấn, Báo công an là của công an, báo Tuổi Trẻ cũng là Đoàn Thanh Niên Cộng sản thành phố Hồ chí Minh...

Bổng nhiên tôi lại nhớ Ông Trần Hữu Thanh và nhóm ký gỉa đòi tự do báo chí của những năm 1973, 1974. Không hiểu bây giờ ông Trần hưũ Thanh đâu nhỉ, ông nở làm ngơ trước nạn tham nhũng trên khắp cả nước thế này ư ? Nhóm ký gỉa của năm 1974, 1975 đâu, sao không xuống đường tuyệt thực và đi ăn mày để phản đối nữa? Thật là qủa báo, ngày hôm nay mấy ông ký gỉa đó chăc đang tuyệt thực và đi ăn mày thực sự rồi! Rồi những vị đạo cao đức trọng như ông Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Nguyễn Phương trốn chui chổ nào. Ngày hôm nay đã chứng minh được rằng, rõ ràng thời đó, các vị chỉ vì cái tôi của qúi vị mà thôi, cũng chỉ vì 1 miếng đỉnh chung mà lòng chưa đạt, vị đời chưa nỡ bỏ. Các vị nhất định phải trả cái nợ nhân qủa mà các vị đã gieo cho toàn dân miền Nam hôm nay. Nghĩ lại, những việc làm của các ông ấy, thật đáng khôi hài!

Tiếc thay, phải chi chế độ Cộng Hòa ở miền Nam có được 1 chút độc tài, 1 tý hạn chế tự do dân chủ, thì có lẽ Miền Nam chưa đến nỗi chết yểu ở cái độ tuổi chưa thành niên. Và 26 triệu dân miền Nam không lâm cái cảnh này, hàng trăm ngàn người không phải bỏ thây trên biển, hàng chục ngàn thanh thiếu nử và phụ nữ không lâm cảnh bị hãm hiếp rồi vất xuống biển sâu.

Mỗi chiều sau giờ làm việc, tôi vẫn tìm theo con đường Nguyễn Du, vòng qua Huyền Trân Công Chúa, rồi theo đường Hồng Thập Tự để ngược về. Nhìn khu vườn Dinh Độc Lập, tôi thật không sao nén được cảm xúc trong lòng:

.......... Vườn xưa tràn ngập vàng rơi
Bao nhiêu lá chết đổi dời thời gian
Tôi hôn âu yếm cánh vàng
Nghe như dao cắt bàng hoàng xót đau!

...........

Mùa Thu của Sài gòn thật ra không có mấy thay đổi so với miền Cao Nguyên đất đỏ như Pleiku hay Banmêthuột, rừng lá thay vàng, cỏ úa báo mùa sang. Cho đến bây giờ tôi thật vẫn không sao quên được những nơi này, nơi đã cho tôi biết bao vui buồn đời lính, bao máu xương của đồng đi hay là bản thân tôi đã đổ ra. Và tất cả đó, mỗi khi nhớ lại, vẫn còn mãi là 1 nỗi sầu lãn quất trong lòng tôi:

Banmêthuột - những gánh sầu

Tôi nhớ hàng cây - mỗi bước đi,
Những mùa Thu đến - mỗi chiều về,
Bằng - Lăng tím đổ trên muôn nẻo
Che lấp đường đi lẫn lối về.

Tôi nhớ đàn em mỗi sớm mai
Tung tăng với những chiếc áo dài
Đem thơ ngây trải trên muôn phố
Mang nét tin yêu phủ xuống đời.

Ai đốt của em tuổi ngây thơ
Trường yêu không giữ nỗi học trò
Bao nhiêu bè bạn, thầy cô đó
Chôn kiến thức rồi mới hết lo !

Tôi nhớ hằng đêm trên phố khuya
Tiếng người bán phở gánh bên lề
Khách quen thường đến con hẻm nhỏ
Ngỏ đường Võ Tánh mỗi lúc khuya.

Bây giờ gánh phở biết về đâu
Thương đàn em nhỏ nỗi cơ cầu
Bao nhiêu hoài bảo đành quên mất !
Cố gánh cùng nhau những gánh sầu !


Nguyễn Ðịnh

























































Free Web Hosting