Hồi Ký:

TẾT MẬU THÂN TẠI QUÂN ĐOÀN II

Đại Tá Trịnh Tiếu

(Nguyên Trưởng Phòng 2 Quân Khu II)


Lời Tòa Soạn: Trận chiến chống CS, tuy là thất bại vì yếu thế, của dân miền Nam thật là khốc liệt, đầy bao hy sinh, đầy chịu đựng của các gia đình tử sĩ và dân chúng, cũng như đầy tủi nhục sau 1975. Miền Nam VN bị lọt vào tay CS đã 20 năm, nhưng vẫn còn nhiêù bí ẩn của cuộc chiến, về chính trị cũng như về quân sự, chưa hề được tiết lô Loạt bài của Đại tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng 2 của Quân Đoàn Ì mà chúng tôi cho đăng sau đây, đã cho biết thêm một số biến cố quân sự quan trọng khi cuộc chiến đang xảy ra.

Đại tá Trịnh Tiếu sinh năm 1923 tại Quảng Nam, tốt nghiệp khóa IV Thủ Đức, đã từng giữ các chức vụ Tham mưu trưởng Tiểu khu Quảng Nam. Tham mưu trưởng Tiểu khu Bình Định, Trưởng phòng 2 Sư đoàn 22 Bộ binh, Trưởng phòng 2 Sư đoàn 25 Bộ binh, và sau đó làm Trưởng phòng 2 Quân khu II cho đến khi Cao nguyên Trung phần bị mất vào tay Cộng quân năm 1975. Ông bị đi “cải tạo” 13 năm, qua Mỹ năm 1991 theo danh sách HO.

* * * * *

Những trang sử bi thảm của một quân đội kiêu hùng : Tết Mậu Thân tại Quân đoàn II Theo Đại tá Trịnh Tiếu

Như tôi đã trình bày trong bài nói về cố Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu (KN : nếu các bạn chưa có bài này thì báo cho tôi biết), suốt năm 1967, Quân đội VNCH cũng như quân đội đồng minh Hoa Kỳ, Đại Hàn, Thái Lan, Úc, v.v...đều thi hành kế hoạch “Tìm và Diệt” (Search and Destroy) của 2 Đõi tướng Cao Văn Viên và Westmoreland. Trong lãnh thổ Khu 22 Chiến thuật - Bình Định, Phú Yên và Phú Bổn, có 3 sư đoàn của VNCH và đồng minh trấn đóng, đó là Sư đoàn 22 Bộ binh Việt Nam, Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn và Sư đoàn 1 Kỵ binh Không vận Hoa Kỳ (CAV). 3 sư đoàn này cùng có chung một khu vực hành quân. Trên phương diện tình báo, tất cả tin tức liên quan đến Cộng quân đều phải thông báo lẫn nhau để kịp thời đối phọ Tuy nhiên Phòng 2 của Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn thường hay giữ riêng những tin tức quan trọng để khai thác, lý do là để dành những thắng lợi cho đơn vị của riêng ho Nhưng trên phương diện khai thác tù binh và tài liệu, Phòng 2 Đại Hàn không thể nào hiểu rõ đầy đủ chi tiết bằng các đơn vị tình báo của Việt Nam, mặc dù đã có một số thông dịch viên VN. Tháng 10/1967, một hôm Trung tá Lê, Trưởng phòng 2 Sư đoàn Mãnh Hổ mời tôi đến Bộ chỉ huy hành quân của sư đoàn đóng tại phía Tây quận Phù Cát. Ông cho tôi biết sư đoàn của ông bắt được rất nhiều tù bi trạng sức khoẻ rồi chỉ qua trại tù binh bên kia và hỏi : “Các anh có người bạn thân nào bị bắt làm tù binh bên kia không?”. Có một thương binh chỉ cho tôi biết người thân cùng quê với y là Thiếu úy Ánh, Đại đội phọ Tôi hỏi rõ thêm chi tiết của tên Thiếu úy này như quần áo đang mặc và được biết anh Thiếu úy này có choàng chiếc khăn rằn rị Tôi liền sang trại giam tù binh và đi đến ngay tên Ánh, tôi thấy y đeo trước ngực “tag name” là Bang, cấp bậc hạ sĩ, chức vụ “anh nuôi”. Tôi liền nhìn mặt y và hỏi :”Anh Ánh, anh bị bắt được mấy hôm rồi? Các binh sĩ Đại Hàn có cho các anh ăn uống đầy đủ không?”. Tên tù binh tái mặt, ú ớ không dám trả lờị Tôi ôn tồn nói với y : “Anh Ánh đừng lo sợ, tôi sẽ giúp đỡ anh”. Sau một giờ hỏi cung Ánh, tôi phát hiện có 5 sĩ quan trong đám tù binh (2 Trung úy, 3 Thiếu úy) và rất nhiều tin tức khá quan trọng. Y cho tôi biết Cộng quân đang chuẩn bị ráo riết lương thực để mở chiến dịch lớn tại nhiều vùng, nhưng không biết thời gian vì cấp bậc của y còn thấp.

Trung tá Lê cám ơn tôi rất nhiều về các tin tức khai thác tù binh. Ông vui vẻ mời tôi vào văn phòng hành quân của ông và chỉ cho tôi 1 ba-lô đầy tài liệu tịch thu tại Bộ chỉ huy Tỉnh ủy Bình Định. Tôi thấy 1 tài liệu rất quan trọng nên xin sao chép lạị Trung tá Lê đồng ỵ Nội dung lá thư gồm những điểm chính sau đây :

1. Nhận định tình hình : Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được tất cả các nước anh em CS trên thế giới đồng ý ủng hô Đặc biệt 2 nước Liên Sô và Trung Quốc hết sức yểm trợ cho nước ta từ vũ khí tối tân, đạn dược đến thuốc men, lương thực. Ngoài ra, các nước trung lập trên thế giới cũng nhiệt tình giúp đợ Về phía Mỹ, vì phải đưa quân đội chiến đấu tại một chiến trường nhiệt đới xa lạ và quá xa nước Mỹ, cuộc chiến tranh này lại không gắn liền với quyền lợi sinh tử của Mỹ nên đã có sự phản ứng không thuận lợi trong dân chúng Mỵ Càng ngày quân đội Hoa Kỳ sẽ càng bị sa lầy tại VN.

2. Thuận lợi và khó khăn : Ta có nhiều thuận lợi trên chính trường thế giới, nhiều nước lớn của thế giới tự do đã bắt đầu lên án Mỹ xâm lược. Nhưng ta vẫn còn có nhiều khó khăn, trong năm 1967, lực lượng Hoa Kỳ, Đại Hàn và quân đội miền Nam đã càn quét khá mạnh tại các căn cứ địa của ta và nhiều vùng giải phóng. Bom đạn đã cày nát nhiều nơi, thương vong của ta khá lớn, tuy nhiên ý chí tiến công của cách mạng vẫn được đề caọ

3. Yêu cầu của cách mạng : Yêu cầu của Đảng và cách mạng đề ra rất cao cho tất cả các đồng chí đảng viên các cấp. Trong chiến dịch sắp tới, Đ?ng giả thử như các đồng chí đang tấn công một đồn địch gồm có 10 hàng rào kẽm gai, các đồng chí đã vào đến hàng rào thứ 9, chỉ còn hàng rào cuối cùng là chiêm lĩnh trận địạ Như vậy hàng rào cuối cùng này đòi hỏi phải có ý chí quyết tâm sắt đá, nếu cần hy sinh cũng phải tự nguyện. Sự hy sinh tự nguyện sẽ đem lại thắng lợi to lớn và toàn diện cho Đản và cách mạng. Các đồng chí cho học tập gấp và thảo luận thật kỹ chỉ thị nàỵ

Ký tên : Bí thư Tỉnh Ủy Bình Định

Đầu tháng 12/1967, Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu triệu tập cuộc họp gồm tất cả các Trưởng phòng 2 Quân đoàn, Sư đoàn, Tiểu khu và các đơn vị an ninh tại Saigon để kiểm điểm lại tình hình tại miền Nam. Tôi đem lá thư này ra đọc trong hội nghị và yêu cầu Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu đưa ra nhu cầu cần phải thu thập các tin tức cần thiết sau đây :

- Cộng quân định làm gì trong thời gian sắp đến?
- Chiến dịch mà địch sắp mở được gọi là chiến dịch gì? Thời gian sẽ khởi sự?
- Bao nhiêu lực lượng địch tham gia chiến dịch này?
- Khu vực mở chiến dịch tại đâu?

Đại tá Thiệp, Trưởng phòng 2 Bô Tổng tham mưu nhận định rằng trong năm 1967 nhiều mật khu và vùng an toàn của VC bị phá hủy, nhiều đơn vị VC bị tiêu diệt. Quân số VC bị tổn thất khá nhiều, lương thực, đạn dược đang thiếu, tuy nhiên khả năng VC còn có thể mở chiến dịch nhỏ tại một vài nơị Yêu cầu các đơn vị tình báo tìm hiểu chính xác ý đồ của VC trong những ngày sắp đến.

Quân đoàn II biết trước 6 giờ

Như thông lệ, hàng năm vào những ngày Tết, Hà Nội và VNCH đều đồng ý hưu chiến trong 3 ngày Tết để binh sĩ và nhân dân 2 miền vui đón Xuân. Năm này, Tết Mậu Thân, Nguyễn Duy Trinh, Ngoại trưởng Hà Nội đã bàn về chuyện hòa bình với Hoa Kỳ trong dịp Tế Dương Lịch. Ông ta đã đề nghị thêm với VNCH thay vì hưu chiến trong 3 ngày Tết như những năm trước, năm nay nên kéo dài ra 7 ngày để dân chúng được hưởng một cái Tết thanh bình hơn. Ý đồ của tên cáo già CS này đã bị VNCN nghi ngờ, nên chính phủ chỉ đồng ý hưu chiến trong 36 giờ mà thôi, bắt đầu từ 18 giờ ngày 29/1/68 đến 06 giờ ngày 31/1/68, tức là chiều 30 Tết đến sáng ngày mồng 2 Tết (ngắn nhất so với các lần hưu chiến trước 1 ngày). Bản chất của CS là lừa đảo, nên tất cả những gì CS đề nghị đều bị ta nghi ngờ đề phòng. Nhưng...

Tại thị xã Qui Nhơn (tỉnh Bình Định), vào lúc 6 giờ chiều 30 Tết, Ty An ninh Quân đội của Thiếu tá Quyền được mật báo, đã vây bắt trọn ổ 6 tên cán bộ CS, trong đó có tên Biên Cương là Bí thư Thị xã Qui nhơn cùng 5 tên khác đang họp mặt trên căn lầu 3 của một ngôi nhà ở Ấp Huyền Trân thuộc thị xã Qui Nhơn. Tất cả những tên này đều được mang về Ty An ninh Quân đội để khai thác. Lúc đó, tôi đang trực hành quân tại Bộ Tư lịnh Sư đoàn 22 Bộ binh tại Bà Gi (cách thị xã 10 km), đã được Thiếu tá Quyền cho biết và yêu cầu cho tôi đến khai thác gấp các tên CS này cùng với ông. Tên Biên Cương rất ngoan cố, không chịu khai báo và chỉ yêu cầu cho hắn gặp Trung tá Phan Ninh Thọ, Tỉnh trưởng Bình Định. Khai thác cuốn băng cassette mà Biên Cương mang theo, tôi thấy đó là một cuốn băng kêu gọi dân chúng và các binh sĩ miền Nam nổi dậy để cướp chính quyền. Mở đầu cuốn băng cassette, chúng đọc 4 câu thơ của già Hồ như sau :

Xuân này hơn hẳn mấy Xuân quạ Thắng trận tin vui đến mọi nhạ Nam, Bắc thi đua dánh giặc Mỹ, Tiến lên! toàn thắng ắt về ta!

Tiếp theo chúng hô hào trong đêm nay vào đúng giao thừa, từ Bến Hải cho đến Cà Mau, cách mạng cùng đồng bào miền Nam đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền, lật đổ chính phủ bù nhìn Saigon. Tôi điện thoại báo ngay tin tức quan trọng này cho Bộ Tổng Tham mưu, Phòng 2 Quân đoàn Ì và các Tỉnh trưởng trong vùng. Tại thị xã Qui Nhơn, tôi đến Tòa Hành chánh Tỉnh Bình Định để thảo luận với Trung Tá Phan Ninh Tho Được biết, VC sẽ sử dụng quần áo trận của ta để trà trộn vào đêm giao thừa, tôi đề nghị Trung tá Thọ lên đài phát thanh địa phương ra lịnh cho tất cả quân nhân phải cắm trại 100%. Tất cả phải trở về đơn vị và phải mặc áo quần kakị Lịnh giới nghiêm toàn tỉnh Bình Định được áp dụng kể từ 8 giờ tối ngày 30 Tết cho đến sáng hôm saụ Dân chúng không được đốt pháo trong những ngày Xuân. Trung tá Thọ cũng thông báo Cộng quân sẽ tấn công vào lúc giao thừa và yêu cầu các binh sĩ cũng như đồng bào đề phòng.

Về phòng thủ an ninh thị xã, Trung tá Thọ chỉ định Trung tá Túy, Quân trấn trưởng phải xử dụng Tiểu đoàn địa phương quân và nhân dân tự vệ để bảo vệ vòng đai thị xã và các cơ sở trong thành phộ

Cuộc tấn công vào thị xã Qui Nhơn

Lời kêu gọi trên Đài phát thanh Qui Nhơn làm dân chúng hoảng sợ, mọi người đều lo âu, và thành phố bắt đầu có rất ít người qua lạị Các đơn vị Cộng quân nghe được tin này nên dừng quân lại từ xa, không dám tiến gần vào thị xạ Đến giờ giao thừa, dân chúng triệt để thi hành lịnh giới nghiêm, mọi nhà đều đóng cửa, không đặt lễ cúng trước cửa nhà như thường lệ, không xuất hành đầu Xuân và tuyệt đối không có một tiếng pháo nộ Trung tá Túy nằm phối trí quân chờ đợi Cộng quân tại vùng ven thị xã, nghe ngóng tình hình và thấy hoàn toàn yên tĩnh. Đến 2 giờ sáng, ông gọi máy đề nghị Trung tá Tho Tỉnh trưởng, cho rút quân để anh em binh sĩ có thể về với gia đình cúng lễ ông bà vì tình hình đã yên tĩnh., không có dấu hiệu cộng quân sẽ tấn công. Có lẽ vưà vì tính bán tính bán nghi vừa muốn cho mọi người được hưởng những giờ phút thiêng liêng của ngày Tết, ông đã đồng ý cho rút quân của Trung tá Túy vệ Khi quân của Trung tá Túy rút lui thì các đơn vị Cộng quân lặng lẽ đi theo sau và vào được trong thành phộ Đến 3 giờ sáng, một Đại đội Cộng quân tấn công vào Ty An ninh Quân đội để giải cứu tên Biên Cương, Bí thư Thị xã và 5 tên khác đang bị giam tại đọ Thiếu tá Quyền đã không may tử trận ngay giây phút đầu tiên. Tiếp đó, Cộng quân tấn công chiếm Đài phát thanh. Tại Tòa Hành chính cũng bị một Trung đội đặc công len lõi vào, nhưng đã bị 2 chiếc xe V100 túc trực ở đó tiêu diệt.

Ấp Huyền Trân và khu nhà ga xe lửa là cửa ngõ dẫn vào thị xã đã bị Cộng quân tràn ngập. Trung tá Thọ cầu cứu Sư đoàn 22 Bộ binh và Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn giải cứụ Một Tiểu doàn của Sư đoàn 22 Bộ binh được điều động về thị xạ Sáng mồng Một Tết, quân ta tiến vào Ấp Huyền Trân và chạm súng ác liệt với Cộng quân tại đâỵ Đến chiều, quân ta mới thanh toán hết Cộng quân trong khu vực nàỵ Dân chúng trong Ấp Huyền Trân vui mừng khôn tả, họ đdem tất cả bánh chưng, bánh tét ra ủy lạo các binh sĩ tạ Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn vì tuân lịnh hưu chiến của chính phủ VNCH nên không chịu điều quân. Phải đến 6 giờ sáng ngày mồng Hai Tết (hết hiệu lực hưu chiến), các thiết vận xa của Đõi Hàn mới bắt đầu lăn bánh và tiến vào thanh toán Cộng quân tại Đài phát thanh và một vài cơ sở khác. Qua ngày mồng Năm Tết, quân ta mới thanh toán hết Cộng quân trong thành phộ

Kết quả, Đài phát thanh Qui Nhơn bị phá hủy, nhiều nhà cửa của đồng bào tại Ấp Huyền Trân và khu vực hỏa xa bị sập, 129 người dân bị tử thương và 116 người khác bị thương. Thất bại này là do trách nhiệm của Trung tá Túy, Quân trấn trưởng. Tôi không dám quyết đoán Trung tá Túy là người của Cộng quân cài vào trong hàng ngũ quốc gia, nhưng vào năm 1989 khi đi tù Cộng quân trở về Saigon, tôi dược biết Trung tá Túy sống rất sung túc tại một căn nhà to lớn có vườn cây ăn trái rất nhiều tại Biên Hòa, và các con trai của ông ta đều là giám đốc nhiều cơ sở của CS tại Saigon, di chuyển bằng xe hơi sang trọng. Trung tá Thọ, Tỉnh trưởng Qui Nhơn, cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ này vì đồng ý lời yêu cầu của Trung tá Túy cho rút quân vào 2 giờ sáng.

Tết Mậu Thân (1968) tại các tỉnh khác ở Quân đoàn II

- Ban Mê Thuột : Tiếng súng bắt đầu nổ lúc 1 giờ 35 sáng ngày Mồng Một Tết. Cộng quân tràn vào khu vực đông dân và lấy dân làm bia đỡ đạn. Chúng tấn công vào Tòa Hành chánh, Ty Thông tin, Ty Ngân khố, Ty Cảnh sát và Đại đội 514 Vận Tảị Việc giải tỏa của quân đội ta gặp rất nhiều khó khăn vì sợ đụng phải đồng bàọ Đến ngày Mồng Sáu Tết, quân ta mới thanh toán hết Cộng quân tại thị xã Ban Mê Thuột.

Tổn thất tại đây khá nặng cho cả đôi bên :

- Quân ta : 176 binh sĩ và đồng bào chết; 403 bị thương và trên 3000 căn nhà bị thiêu hủy hoàn toàn.

- Cộng quân : xác Cộng quân chết sình thúi đầy đường trên 900 tên. Quân dân ta phải gấp rút chôn cất vì sợ bịnh truyền nhiễm.

- Nha Trang : Sau khi nhận tin Phòng 2 thông báo, Trung tá Khánh, Tỉnh trưởng Khánh Hòa cũng hoài nghi không hiểu rõ nguồn tin có chính xác hay không. Tuy nhiên, ông vẫn lo phòng vệ tối đạ Ông chỉ thị Chi đoàn Thiết giáp phối trí ngay tại Tòa Hành chánh và Bộ Chỉ huy Tiểu khụ Đúng giao thừa, thanh niên trong thành phố đi xe Honda chạy đầy đường và đốt pháo khắp nơị Một Trung đôi đặc công Cộng quân lợi dụng sự vui chơi này của đồng bào đã tấn công vào Tòa Hành chánh Tỉnh liền bị thiết vận xa của Trung tá Khánh tiêu diệt ngay tức khắc. Tiếng súng khiêu chiến của Cộng quân bắt đầu nổ đúng giao thừa, nhưng các đơn vị Cộng quân đều bị tiêu diệt toàn bộ trong ngày Mồng một Tết.

- Phan Thiết : Cộng quân tin tưởng nhiều vào người dân Phan Thiết, bởi vì chúng tự hào đây là cái nôi của loại “cách mạng” của Quân khu 6 Cộng quân. Nhưng trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, chúng đã bị thất bại vì không có một đồng bào nào hưởng ứng với “cách mạng” bằng súng ống mà còn sợ là khác.

- Kontum : Tiếng súng bắt đầu nổ vào giờ giao thừa, đồng thời Cộng quân dám pháo hỏa tiển vào ngay thành phố khiến nhiều nơi nhà cửa đồng bào hư hại nặng nệ Kontum là thành phố phải gánh nhiều hậu quả của chiến tranh nên đồng bào tại đây có nhiều kinh nghiệm để tránh thiệt hại về nhân mạng. Mọi nhà đều có hầm trú ẩn nên chỉ có 7 người dân thiệt mạng và vài người bị thương.

Vào năm 1988, Cộng Sản lại đi làm lễ kỷ niệm 20 năm Tết Mậu Thân. Theo như báo chí CS mà tôi có đọc khi còn ở VN thì chúng công nhận sự hy sinh của bộ đội Cộng quân trong Tết Mậu Thân thật là quá to tát. Sự thiệt hại còn kéo dài sang đến các năm 1969-1970 với những chiến dịch Phượng Hoàng (Phoenix Program) — chiến dịch nh (độ 50 tên) trong những ngày vừa quạ Các nhân viên Đại Hàn và thông dịch viên VN không khai thác được điều gì, vì đa số tù binh khai là Binh nhì hoặc là “anh nuôi” làm bếp, và không có tên nào là Sĩ quan nên tin tức khai báo không được quan trọng. Ông yêu cầu tôi đến xem nơi giam tù binh và nhận xét dùm ông.

Khai thác tin tức tình báo

Tôi đi 1 vòng qua các căn lều giam tạm tù binh tại chiến trường, tôi nhận thấy hầu hết tù binh còn trẻ tuổi (trên dưới 20), tôi không tiếp xúc, mà chỉ ghé thăm tù binh bị thương cách đó 100 m. Tôi đến nơi và xem tình trạng của 3 tù binh bị thương và an ủi bảo họ đừng sợ và sẽ được chữa trị như những thương binh của Quân đội VNCH.

Trước khi ra về tôi không quên mua cho các tù binh CS bị thương mỗi tên vài trái cam và táo được bán trong câu lạc bộ của đơn vị hành quân Đại Hàn. Ngày hôm sau, tôi lại đến thăm tù binh bị thương. Dĩ nhiên, các bộ đội tù binh trẻ tuổi này đã có một chút cảm tình với tôi qua những việc tôi đã làm cho họ và thái độ của tôị

Tôi liền hỏi thăm tình mà chúng và các bộ máy thiên tả tuyên truyền phương Tây ghét cay ghét đắng — và Bình Định (Pacification) cấp tốc của VNCH. Các tướng CS như Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn đều có những nhận định ưu và khuyết điểm về trận Mậu Thân. Sự tiến công của chúng rất táo bạo và đặc sắc. Lợi dụng thái độ chủ quan và kêu ngạo của Tướng Westmoreland (năm 1967, Tướng Westmoreland thường công bố chiến thắng của quân dội Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn), Cộng quân đã mở một trận tấn công bất ngờ làm nước Mỹ choáng váng. Lê Duẩn, tên CS khát máu không cần biết đến sinh mạng của dân chúng miền Nam cũng như bộ đội của hắn, đã tuyên bố :

”Tết Mậu Thân là chiến thắng to lớn, có ý nghĩa quyết định buộc Mỹ xuống thang chiến tranh. Nếu phải hy sinh bao nhiều cũng là cần thiết và xứng đáng, và không có Mậu Thân thì không có toàn tắng 30/4/75. Làm chiếntranh là phải chấp nhận hy sinh; lo sợ hy sinh là mất nước”.

Về khuyế điểm, bọn CS đã nhìn nhận vì dồn tất cả nỗ lực cho cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Cộng quân thiếu kế hoạch cho cả năm 1968 nên càng về sau càng mất thế chủ động. Chúng đã chủ quan tin rằng các trận đánh bất ngờ như Tết Mậu Thân có thể làm cho tình hình ngã ngũ; chính vì thế mà Cộng quân đã tiếp tục mở các cuộc tấn công tiếp theo, hết đợt 2 rồi đợt 3, nhưng càng lúc số tổn thất càng nặng hơn. Tại Huế, Cộng quân kéo dài việc chiếm giữ được một tháng, nhưng cuối cùng cũng bị thất bại.


Ðại Tá Trịnh Tiếu























































Free Web Hosting