Vài lời giới thiệu: Một cuộc hội thảo về Việt Nam do "Vietnam Center" tổ chức tại Lubbock Texas đã bế mạc ngày 17-4 sau ba ngày làm việc với hơn 70 bài thuyết trình trước 150 tham dự viên. Trong dịp này Ðại tướng Nguyễn Khánh sau một phát biểu đã vẫy cao lá cờ vàng ba sọc đỏ của phe quốc gia trước cử tọa và điều này đã làm cho viên Trung tướng Cộng sản Nguyễn Ðình Ước tức giận bỏ ra khỏi phòng hội trước sự ngạc nhiên của mọi người tham dự.
Hôm qua ngày 22-4-99, tôi nhận được nguyên văn bài nói chuyện của Ðại tướng Khánh viết bằng Anh ngữ. Nhận thấy trọng tâm của bài diễn văn này nhắm hô hào mọi người có trách nhiệm từ phía chính phủ Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ và mọi người Việt Nam lưu vong cũng như đang còn ở trong nước đừng quên những người anh hùng thầm lặng, những chiến sĩ vô danh, những thương phế binh và cô nhi quả phụ Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ lại sau cuộc chiến, hiện đang sống lầm than, cơ cực đói khổ ở quê nhà.
"Miền Nam thua cuộc chiến này. Mà thua cuộc chiến này là lỗi ở chúng ta, những người lãnh đạo, chớ không phải ở các chiến binh đầy quả cảm và quyết tâm. Vấn đề công bằng phải được đặt lại: Tại sao những chiến sĩ quả cảm của chúng ta phải chịu đựng sự bất hạnh, sống cuộc đời tủi nhục của kẻ bại trận ở quê nhà khi trách nhiệm thua cuộc không phải thuộc về họ? Chúng ta phải làm gì để trang trải món nợ này đối với những vị "anh hùng bị lãng quên" của chúng ta?" Ðại tướng Nguyễn Khánh, cựu Quốc trưởng VNCH đa đặt lại trách nhiệm này cho tất cả mọi người, cho chính phủ Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ và cho chính chúng ta.
Bài nói chuyện của Ðại tướng Khánh có một số điểm chắc chắn sẽ nêu ra nhiều tranh cãi, tuy thế không thể phủ nhận được tấm lòng của "người lính già" đối với quê hương, đồi với những chiến binh còn kẹt lại. Với quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí mà chúng ta được hưởng trên đất nước Hoa Kỳ, chúng tôi xin chuyển ngữba`i nói chuyện của Ðại tướng Khánh để quý độc giả có dịp tìm hiểu thêm vấn đề.
Thưa quý vị
Thưa quý bằng hữu
Thật là một vinh dự lớn lao và là một ưu tiên thực sự dành cho tôi khi có mặt ở đây trong một học viện tiếng tăm như Trường Ðại học Kỹ thuật Texas này để thưa chuyện cùng quý thính gỉa lỗi lạc gồm những vị được chọn lọc từ khắp nơi trên thế giới mà cuộc chiến tranh Việt Nam quả là không xa lạ gì đối với quý vị. Nói thế thật đúng bởi vì đa số chúng ta đều đã can dự cách này hay cách khác, trực tiếp trên chiến trường, hay gián tiếp ở hậu phương, hay một mơi nào khác, vào "cuộc chiến tranh nhân dân Giải phóng Tổ quốc' và đã xẻ chia những đớn đau cùng dân tộc Việt trong và cả sau cuộc chiến này.
Cuộc chiến tranh này thực sự là một cuộc nội chiến Nam Bắc vì ý thức hệ khác biệt kéo dài gần 1/3 thế kỷ (từ 1945-1975). Ðó là một thời kỳ của cuộc chiến tranh lạnh mà hậu quả có đến hàng vạn người Mỹ và hàng triệu người Việt thương vong. Trong số 2.59 triệu người Mỹ phục vụ tại Việt Nam, ước chừng 304,000 người bị thương và 58,000 người bị tử trận và 2,000 còn đang mất tích trong khi thi hành phận sự. Về phía Việt Nam, có hàng triệu người thương vong và hơn 3 triệu bị giết hay mất tích.
Trước khi trình bày đề tài "Những anh hùng bị quên lãng," xin phép quý vị cho tôi được trở lại thời điểm chuyển hướng quan trọng của cuộc chiến Việt Nam.
Về nỗ lực hòa bình, sự tiếp xúc đã được thực hiện với viên chức cao cấp nhất của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ([) tên là Huỳnh Tấn Phát, Phó Chủ tịch Mặt Trận. Sau này Phát là thủ tướng của cái gọi là Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Chỉ một tuần trước khi tôi bị buộc phải rời Việt Nam, tôi đã nhận được một lá thư của Phát nói rằng Mặt trận ] sẵn sàng thảo luận vấn đề hòa bình với chính phủ VNCH.
Giống như các vị chỉ huy khác trên chiến trường, tôi đã mất nhiều chiến hữu đến độ mà chính tôi cũng chán ghét chiến tranh. Hòa bình là mục tiêu tối hậu cho Việt Nam, và hòa bình là điều kiện tiên quyết để xây dựng lại đất nước sau nhiều năm chinh chiến. Ða số dân Việt không ủng hộ cho một sự can dự quốc tế về quân sự mà theo đó họ lại phải một lần nữa từ bỏ chủ quyền quốc gia vừa mới tranh đoạt lại được từ tay thực dân Pháp. Lực lượng đồng minh đang chiến đấu cho cuộc chiến Triều Tiên khi mà nhân dân miền Nam đang chiến đấu cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Vào ngày 25-2-1965, tôi đã rời bỏ Sài Gòn với một nắm đất quê hương trong tay và với nỗi cay đắng nghẹn ngào trong lòng bởi vì tôi đã thất bại trong việc duy trì hòa bình cho nhân dân tôi ở Việt Nam. Rõ ràng là tôi đã không có phương tiện để hoàn thành sứ mạng hòa bình cao cả của tôi.
Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc vào năm 1975 nhưng hệ lụy của nó vẫn còn tiếp diễn trên nhiều lãnh vực. Sự tàn phá nặng nề nhất của cuộc chiến vẫn tác động lên những thành phần sau đây:
- Gia đình của các người Mỹ cũng như người Việt liên hệ.
- Những kẻ sống sót sau cuộc chiến hiện đang ở VN, những người mà gia đình đã tan nát hay chia cắt. Họ đang sống trong một đất nước mà nhà cầm quyền không biết cách để hòa giải được những bất đồng và đoàn kết được toàn dân sau khi đã chiến thắng được cuộc nội chiến. Sự trừng phạt kẻ bại trận vẫn còn tiếp diễn cho đến thế hệ kế tiếp.
- Mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn căng thẳng và người dân phía bên này vẫn mang mặc cảm với người dân phía bên kia.
Bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được thiết lập và đã có những nỗ lực về phía chính quyền Cộng sản VN cho thấy có sự hợp tác phần nào với Hoa Kỳ trong việc thực thi chương trình HO cho phép những người đã cộng tác chặt chẽ với chính quyền Mỹ trong cuộc chiến được đến định cư ở đây. Chương trình nhân đạo này được biết là đang được hoàn tất và sẽ chấm dứt vào tháng 9-1999. Chúng ta có cảm tưởng rằng một khi chương trình HO này đã hoàn tất thì không còn có gì để làm nữa và lương tâm chúng ta bây giờ có thể yên ổn vì công tác đã hoàn thành. Riêng tôi, tôi không nghĩ như vậy. Mặc dù chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ đã quảng đại bảo bọc cho cả triệu người tỵ nạn VN trên vùng đất hứa này, tôi vẫn cứ nghĩ rằng sự việc chưa kết thúc ở nơi đây. Việc làm cao cả của chúng ta chỉ mới giải quyết được một phần của vấn đề, có nghĩa là chỉ mới cho phép những viên chức và sĩ quan của chính quyền miền Nam cùng gia đình họ được định cư trên đất Mỹ. Nhưng còn những vị anh hùng bị bỏ quên của cuộc chiến thì sao? Những thương phế binh tật nguyền, những người lính chiến buông súng, những viên chức hy sinh thầm lặn ở hạ tầng cơ sở, những người giờ này vẫn còn đang nhận chịu những vết thương tinh thần và thể chất do chiến cuộc gây ra và đang sống cuộc đời tăm tối tại quê hương VN khốn khổ và nghèo đói, thì sao? Chính họ, những người đã thi hành mệnh lệnh của chúng ta một cách can trường và tận tụy, xứng đáng để buộc toàn thể chúng ta phải trung thành lại với họ. Nói cách khác là chúng ta không được quyền quên họ, những người chiến sĩ dũng cảm của chúng ta, những người đã chết và những người còn sống tại quê nh4. Cho đến nay, chúng ta đã hoàn tất trách nhiệm của chúng ta đối với họ về mặt đó chưa? Thành thật mà nói là chưa và tôi tin là chúng ta có thể làm được nhiều hơn cho họ.
Những người chết trên chiến trường xét theo một khía cạnh nào đó lại may mắn hơn là những người còn sống nhưng lại bị tàn phế, biến dạng và không làm gì được cho gia đình. Họ mới chính là những kẻ bất hạnh. Trong gần 25 năm nay, họ đã bị đối xử như là tàn dư của "quân thù" và con cái họ không có được cơ hội đồng đều để vươn lên như kẻ khác. Và đau lòng hơn nữa khi họ thấy rằng những kẻ đối đầu trong cuộc chiến với họ nay đang đượcchi'nh phủ Hoa Kỳ chăm sóc trong khi chính họ thì lại bị bỏ quên bởi Ðồng Minh và cấp trên của họ, những người đã tạo trong họ sự tin cậy và lòng kiêu hãnh trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa. Quả thực, chính quyền Cộng sản không đủ tiền bạc để giúp đỡ cho thương phế binh của họ. Với Cộng sản người lính của chúng ta không có sự đền bù m4a chỉ có sự trừng phạt. Nhưng với chúng ta, những người quốc gia, vấn đề công bằng phải được đặt ra. Ấy là tại sao những người chiến sĩ của chúng ta lại phải chịu đựng sự bất hạnh khi cả miền Nam thua cuộc chiến này. Thua cuộc chiến này là lỗi ở chúng ta, những người lãnh đạo, những người chỉ huy chứ không lỗi ở các chiến binh, những con người đầy quả cảm và đầy quyết tâm không bao giờ đầu hàng địch.
Tôi tin rằng, bây giờ, là thời điểm đúng lúc để khởi sự sứ mệnh cứu trợ các chiến binh đã bị bỏ lại của chúng ta. Một sứ mệnh không những chỉ xuất phát từ trái tim mà còn xuất phát từ nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng ta đối với hoàn cảnh đau thương của họ. Trong nhiều năm trở lại đây, chúng ta đã giúp đỡ cho những nỗ lực cá nhân và những tổ chức cứu trợ thương phế binh bằng cách hiến tặng hàng ngàn chiếc xe lăn hay yểm trợ tài chánh cho những trường hợp chữa trị khẩn cấp. Nhưng tất cả những nỗ lực nhân đạo này cũng giống như sự cố gắng dập tắt một trận hỏa hoạn đang thiêu cháy cả một thành phố bằng những thùng nước rời rạc. Với mức độ này, phải mất hơn cả 100 năm mới đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay của các thương phế binh, cô nhi quả phụ và gia đình của họ. Chúng ta cần mở rộng sứ mệnh cứu giúp này, với một quy mô giúp đỡ lớn hơn và với một phạm vi rộng hơn qua việc tham gia gây quỹ từ chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức từ thiện, các quỹ tài trợ và từ cá nhân có lòng.
Ðể sẵn sàng đón nhận tất cả sự giúp đỡ từ các thành viên trên, tôi vừa mới thành lập một tổ chức phi chính phủ (Non-governmental organization) với vài người bạn lấy tên là The US-VN People to People Ent'Aide Mission Foundation (UVPPEAMF) (Quỹ Tương Trọ giữa Nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam). Ðể cho sứ mệnh cứu trợ như vậy được thành công, chúng tôi rõ ràng là cần đến sự tham gia của quý vị vào công việc và tất cả sự giúp đỡ tinh thần mà quý vị có thể đóng góp cho mục tiêu cao đẹp này. Chúng tôi cần sự hợp tác và giúp đỡ của quý vị trong việc vận động và thực hiện được ba yếu tố tiên quyết cho sự thành công của sứ mệnh này.
1. Sự hỗ trợ tinh thần và tài chánh của các công dân Hoa Kỳ, của các tổ chức phi chính phủ khác và của nhân dân Việt Nam, cả những người sống ở Việt Nam và ở nước ngoài.
2. Sự lưu tâm của Chính phủ Hoa K ỳ.
3. Quyền lợi riêng tư của chính phủ Cộng sản VN
Sứ mệnh của chúng ta là gia tăng thiện chí và hợp tác giữa dân tộc của hai quốc gia cùng xẻ chia mối quan tâm chung vì những lý do chiến lược trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Sứ mệnh chúng ta có thể trở nên là một một mẫu mực tương quan quốc tế mới mẻ, do nhân dân của nước này thực hiện đối với nhân dân của một nước khác, và có thể đưa tới việc phá vở sự lạnh nhạt ngoại giao giữa chính quyền hai nước.
Rất nhiều tổ chức từ thiện đã yêu cầu tôi nêu lên vấn đề khẩn cấp này với quý vị để xin quý vị lưu tâm và giúp đỡ. Tôi đã nhận được nhiều tài liệu và phóng ảnh mô tả những điều kiện sinh sống khổ cực và thương tâm của những cựu binh Việt Nam tật nguyền, và tôi tin rằng sứ mệnh này càng khởi sự sớm bao nhiêu, thì chúng ta sẽ đón nhận được sự giúp đỡ càng nhiều bấy nhiêu từ chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa VN về vấn đề này.
Có một lần, người bạn của tôi, giáo sư Douglas Pike đã bảo tôi: "Những gì người khác tin là họ không thể làm được thì người Việt Nam sẽ làm được." Hôm nay, xin giáo sư Pike cho tôi được thêm vào: "Với sự giúp đỡ của người Mỹ và chính phủ Hoa Kỳ, nhân dân VN sẽ hoàn thành mục tiêu cách mạng toàn quốc của năm 1945." Mục tiêu chiến lược của chúng ta đã không hoàn tất được bằng phương tiện quân sự nhưng chúng ta vẫn có thể đồng lông để hoàn thành sứ mạng cao đẹp này bằng phương tiện hòa bình. Chúng ta hãy tuyên chiến chống lại sự nghèo đói và sự khốn khổ của những vị anh hùng thực sự của chúng ta.
Xin làm ơn giúp đỡ những vị anh hùng Việt Nam bị bỏ quên. Ðây sẽ là bước đầu trong việc thực hiện chính nghĩa cao cả của chúng ta: Một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ và tự do khi bước vào thế kỷ 21. Một khi mà chúng ta đạt được những mục tiêu tối hậu này, chúng ta không những sẽ gặt hái được niềm tin cậy của các đồng minh chúng ta, mà chúng ta sẽ còn thắn được hội chứng Việt Nam một lần và mãi mãi.
Thưa các vị khách quý, thưa tất cả quý vị và bằng hữu. Xin cảm tạ quý vị rất nhiều vì đã kiên nhẫn lắng nghe lời phát biểu của tôi. Ðặc biệt cảm tạ Giáo sư Viện trưởng Trường Ðại học Kỹ Thuật Texas, đã mời tôi tham dự hội nghị chuyên đề kỳ II năm nay. Xin cảm tạ và cầu chúc mọi sự tốt lành.