Tài Liệu:

Đại Tá NGÔ TẤN NGHĨA
Và Thành Quả Bình Định Phát Triển
Tại Bình Thuận 1970-tháng 4/197

HỒ ĐINH


- Kính tặng QUÂN DÂN BÌNH THUẬN đã hy sinh cho đại nghĩa Dân Tộc
- Riêng về Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận.

Lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn, ngày vinh quang của bác đảng nhờ Dương văn Minh và Hoa Kỳ ép bắr QLVNCH bỏ súng đầu hàng khi đang chiến đấu với giặc xâm lăng. Có tận mắt chứng kiến quang cảnh lúc đó, mới cảm nhận sự thất bại cay chua của Hà Nội trong giây phút, gọi là giải phóng. Thật vậy dọc theo đại lộ Thống Nhất, gần sát cổng Dinh Độc Lập, nơi có hàng tăng T54 và PT76 made in Liên Xô-Trung Cộng đậu, dân chúng thủ đô xếp hàng một lưa thưa, chiêm ngưỡng của lạ trong khối Xã Nghĩa. Ngoài ra đi khắp phố, thấy toàn dân chiến nạn lụt đục kéo về nhà, đám hôi của lỉnh kỉnh đủ thứ, tuyệt nhiên chẳng có cảnh người thành phố hàng hàng lớp lớp túa ra đường hồ hởi biểu tình, hoan hô chào mừng bộ đội miền bắc như Lê Duẩn, Phạm Hùng, Trần Độ. mong đợi thổi phồng và được Bùi Tín, trước khi chưa bị quẹt đít bôi vôi, viết báo nói dóc. Tóm lại mặc dù người Sài Gòn rất đa sự, nên trong suốt 30 năm lửa loạn, họ luôn luôn túa ra đường để hòa nhập vào các biến cố. Nhưng có lẽ đã đoán trước kết cuộc của chặng đường bi thảm trước mắt, khi thật sự đối diến với VC bằng xương thịt có AK mã tấu, chứ không qua sách vở báo chí đã đọc, vì vậy trừ cán bộ nằm vùng, bọn Việt gian nâng bi đảng để lấy điểm, còn hầu hết người dân không nhập cuộc chơi ngay từ lúc ban đầu. Tháng 9/1975 đảng VC ra lệnh đốt sách bắt trí thức miền Nam đi cải tạo vì tội làm CIA Mỹ., sau khi hốt được gần trọn ổ quân, công, cán, cảnh VNCH vào các trại tù, qua chiêu bài đi cải tạo tư tưởng một tuần rồi về. Tóm lại, gần hết nhà văn nhà báo VNCH đều bị đảng hốt vào tù, kể cả Hồ hữu Tường, soạn giả cải lương Mộc Linh, các nhà in sách bán sách như Khai Trí,Độc Lập, Nam Cường, Đồng Nai..Ngoài VC nằm vùng như Vũ Hạnh, Phong Đạm, Thái Bạch lên chức, có hai nhà văn nhớn là Nguyễn mộng Giác và Nguyễn xuân Hoàng, không hề bị gì cho tới khi xuất ngoại sang Hoa Kỳ, tiếp tục làm báo, viết trường thiên tiểu thuyết.

Trong chốn lao tù còn có họa sĩ CHÓE, tức Nguyễn hữu Chí, người Long Xuyên, cấp bậc hạ sỉ, phục vụ tại Bộ TTM/QLVNCH. Trước năm 1975, Chóe là một họa sĩ vẽ biếm họa nổi tiếng, thường lấy cái tài thiên phú của mình, phát tranh trên báo chí châm biếm, sĩ nhục một cách công khai chính quyền VNCH không chừa một ai, kể cả Tổng thống Mỹ lúc đó là Nixon và cố vấn Kissinger. Tranh biếm của Chóe càng có giá khi được một nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ làm việc tại Sài Gòn là Barry Hilton in lậu và muốn xuất bản tại Hoa Kỳ. Việc đổ bể, Hilton bị cảnh cáo, còn Chóe thì bi Mỹ bán cái cho Cục An Ninh QD bắt giam tại Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo Duyên Anh kể qua hồi ký “ Nhà Tù “ do Xuân Thu phát hành năm 1987, thì cùng nằm chung trong Ấp với Chóa lúc đó, còn có vài tên KÝ GIẢ NẰM VÙNG (DA-Nhà Tù-Hồi ký trang 52, dòng 14.). Ngày 30/4/1975 Chóe ra tù vàlại tiếp tục vẽ biếm họa cho nhật báo Tin Sáng của Ngô công Đức, Nguyễn văn Bính, Hồ ngọc Nhuận, ký là TA. Rồi thăng hoa lên Thư Ký Tòa Soạn tuần báo LAO ĐỘNG MỚI của đồng chí Nguyễn Hộ, lương biên chế. Rồi tháng 9/1976 tự dưng lại bị chính phe ta bỏ vào tù, vì màn tranh ăn, đấm đá giữa những tên đồ tể văn nô bồi bút của đảng, mãi tới năm 1985 mới được thả. Rồi Choé lại được phe ta cho vẽ biếm họa, bán tranh và năm 1995 là họa sĩ Việt duy nhất được Đảng cữ đi triển lãm tranh tại Nhựt bổn (theo KTNN số 242 xuất bản tại thành Hồ ngày 10-4-1997). Sau đó nghe nói nhà cách mạng Choé chết bệnh tại Hoa Kỳ. Biến cố này làm sống lại cái thời đâm sau lưng chiến sĩ của một vài người, qua bài viết đăng báo vừa khóc vừa kể lại chiến công hiển hách năm nao của đượng sự tại Sài Gòn.

Như vậy qua cuộc dâu bể ê chề tận tuyệt, sau ngày giặc tới, những người Bình Thuận so sánh với nhiều nơi khác, đã cảm thấy được an ủi rất nhiều, khi được sống trong cảnh hạnh phúc tối thiểu, có an ninh,được đi lại khắp nơi, từ lúc Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, nguyên Trưởng Phòng 2/QĐ từ Pleiku, thay thế Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Thuận, từ cuối năm 1969 tới sáng 19-4-1975 khi bộ đội cọng sản Bắc Việt tràn ngập Phan Thiết. Theo lượng giá của tất cả thẩm quyền có liên hệ tới tỉnh nhà, kể luôn đồng bào, trừ VC, qua người thương kẻ ghét, thì Ông đã thành công hoàn hảo trong công tác an ninh, bình định và phát triển toàn tỉnh. Sau này được đọc sách báo trong nước, thấyVC rất nể phục nhưng vẫn không bỏ qua những thành quả của Ông, đã làm cho chúng và đồng bọn đại bại tại Bình Thuận. Do trên, dù hiện Ông đang sống ở hải ngoại, cũng vẫn còn trong danh sách đen mà Hà Nội phải thanh toán bằng mọi cách, trong đó có màn khói độc làụ hạ nhục trên sách vở, báo chí với tội danh tham nhũng và bỏ lính vào giờ thứ 25, khi VC tràn ngập., khiến cho trận đánh không có đại bàng.

BÌNH THUẬN, VÙNG XÔI ĐẬU VÀ MẤT AN NINH:

Dù bị chia cắt nhiều lần, Bình Thuận vẫn là một tỉnh rộng lớn và quan trong nhất nhì Miền Trung về ngư nghiệp và kỹ nghệ chế biến hải sản. Do vị trí đặc biệt quan trọng về tài nguyên rừng tiền biển bạc, nên 300 năm qua, vùng đất này luôn là nơi tranh chấp của mọi thế lực, ai cũng muốn dành để trục lợi. Ngay khi Pháp chiếm Nam Kỳ năm 1867, các sĩ phu nhà Nguyễn như Nguyễn Thông, Trần thiện Chánh, Trương gia Hội..không chịu hợp tác với thực dân, nên đã tới vùng biển mặn tị địa và lập căn cứ chống giặc. Truyền thống yêu nước tiếp nối qua các Khoa bảng cũng là những sĩ phu lãnh tụ Nghĩa quân Bình Thuận như Ung Chiếm, Bùi Hàng,Cao Hành. Đất lành chim đậu, phượng hoàng thì sinh con oanh vũ, nên trải qua bao thế hệ, miền đất bị đời mỉa mai là “ văn chương không bằng cái xương cá mòi’ cũng đã sản sinh không biết bao nhiêu bậc khoa bảng tài trí đạo đức, văn võ song toàn, có chức phận cao cũng như suốt đời hy sinh vì dân, vì nước mà danh thơm còn lưu nhớ qua Hồ Tá Bang,Trương Gia Mô, Vũ Anh Khanh, Dũng Chinh và hàng vạn cựu học sinh nam nữ các trường trung học tư thục cũng như công lập mà điển hình là Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết. Ở đây, đi tới đâu, cũng thấy người dân dù là người Thượng tây bắc như Koho,Roglai hay Chàm,Nùng, Người Việt gốc Hoa và người Kinh, đều hãnh diện về gia tộc gia đình mình khi có những người đổ dạt cao và biết phụng sự cho dân tộc. Cho nên không lạ về sự tham gia ồ ạt của cha anh ta trong mặt trận LIÊN VIỆT tức Việt Minh, một tổ chức tự phát của toàn dân không phân biệt đảng phái, suốt chín năm kháng chiến từ 1946-1954, để chống lại giặc Tây đã trở lại cưỡng chiếm VN lần thứ hai. Từ đó Bình Thuận là mật khu, chiến trường, bất kể trong nội thành Phan Thiết ngay tại ngã bảy, Chợ Lớn, Xóm Cồn, Động Làng Thiềng, Lò Heo, Bến đò Vân Thánh cho tới những cánh đồng khô cháy vì bị bỏ hoang bên hai bờ sông Quao,Ba Bào, Cẩm Hang, Mường Mán,cạnh những cánh rừng già rừng thưa của khu tam giác, Láng Thang, Láng Quý, Bà Gò, Bà Chơn, Bà Hải, Lò Thổi, Bàu Sẽ..hay nơi vùng gió cát nóng bỏng Tuy Phong, Phan Rí, Đá Chẹt giáp ranh Cà Ná,Phan Rang qua Gò Xanh, Phú Điền, Gộp, Dốc Tơ Hồng lên núi ra biển, ở đâu người dân cũng nức lòng đánh Pháp cứu nước.

Suy cho cùng, chính cái kết quả đói nghèo mà người Bình Thuận đã gánh chịu suốt bao thế kỷ qua cho tới tận ngày nay, dù được sống trong cõi tiền rừng bạc biển nhưng sự thật rừng và biển chỉ giúp cho một thiểu số làm giàu, có con cái học nước ngoài đỗ đạt cao, tiếp tục giàu và ngồi trên cao. Trong khi đó hầu hết dân chúng thì nghèo mạt rệp và chính điều này đã giúp VC rủ rê họ nhập đảng ngay từ thời Pháp thuộc.

Rồi hai mươi năm triền miên chinh chiến, những người lính trận Miền Nam, xuất thân trong giới nghèo hay trung lưu lại độc hành lo chuyện dân nước, giúp cho một số khoa bảng tiếp tục bán xương máu quân dân để làm giàu nhờ buôn lậu lúa gạo, thuốc men và bán tin quốc sự cho giặc. Có đuợc làm một người lính dù thuộc các Tiểu đoàn Bộ Binh chính quy của Trung Đoàn 43 Biệt lập hay các Trung Đoàn 44,53/SD23BB hoặc KQ,TG,LLDB tăng phái hành quân. Có là người lính ĐPQ-NQ Bình Thuận, người Cán Bộ XDNT,Cán Bộ Xã Ấp, Cảnh Sát Dã Chiến..Tất cả mới cảm nhận được niềm đau quê hương trong chiến tranh, nỗi khổ đau cùng tận của đồng bào vùng chiến nạn, khi hành quân qua những đồi cát hoang vu của Rạng, Mũi Né,Hòn Rơm, Bầu Sen, Sông Lũy hay lang thang công tác trong cái tĩnh lặng u trầm buồn bã mông mênh của Quận Phan Lý Chàm, một miền đất có bản đồ hành chánh kỳ lạ nhất tại VNCH thời đó. Đến hành quân hay công tác vùng này, nhìn bản đồ chậm tọa độ, ai cũng muốn nổ tròng mắt vì những vị trí cóc nhẩy. Đấy là xóm Cầu Rang ở tận cực bắc tỉnh, gối đầu trên một con dốc cao lỡ lói tràn bên phía tây quốc lộ 1. Rồi lại nằm mãi tận phiá nam trong xã Ma Lâm Chàm, địa phận quận Thiện Giáo, nơi người Chiêm rất hãnh diện vì còn giữ được mấy cái Dinh Ông, Dinh Cậu theo họ rất hiển linh. Ngay cái gọi là Quận Đường Hựu An, có các xã Tịnh Mỹ, Hậu Quách, Lạc Trị..nhưng diện tích hẹp bó, bước qua phía bên kia quốc lộ đã là đất của xã Chợ Lầu, Hòa Đa. Còn sau lưng quận, qua vài đám ruộng nhỏ dùng để làm đồ gốm..thì đã đụng ngay giang san của người Nùng Hải Ninh.

Bình Thuận xôi đậu là vậy, ra khỏi cửa ô huyện ly là cảm thấy bơ vơ lạc lỏng lạ cảnh lạ người không cùng lối bước, dù khi đối mặt vẫn nói chung một ngôn ngữ, cười vui hề hà nhưng sau đó có dịp thì tắc cù lính ngay dù lính hết lòng thương và giúp đỡ họ chân thành. Trên cái vùng đất mà phần lớn là núi rừng, đồi cát và người dưng kẻ lạ, thật sự khó mà quy trách nhiệm cho bất cứ motả cấp Tỉnh Trưởng nào, ngoại trừ người Tỉnh Trưởng VC nằm vùng, Trung Tá Đinh văn Đệ. Đây cũng là nơi lý tưởng của chiến thuật du kích qua cái thế đứng hai chân, chân đồng bằng, chân nông thôn có rừng núi, động cát và nằm vùng làm rào chắn tiếp tế che chở. Dùng vùng này để bao vây Phan Thiết, Huyện Lỵ, cắt đường bộ, thiết lộ, sông biển, khiến cho trục lộ cả nước bị đứt đoạn, coi như đã thành công chia cắt VNCH một lần nửa. Bình Thuận là hậu cứ của Trung Đoàn chính quy 812 miền lâu đời,luôn có nhân lực và tiếp tế đầy đủ bổ sung băng một vựa lúa Tuy Phong, Thiện Giáo, Hàm Thuận, cùng cá mực, thuốc men, vải vóc đủ mọi thứ được bọn khoa bảng, hàm hộ bất nhơn giàu sụ người Bình Thuận nhưng muôn năm ở Sài Gòn, bán lậu, cho không và chở bằng tàu thuyền, xe đò tới giao cho kinh tài VC tại trạm thu thuế số 25, hay Mũi Đèn, Quán Thùng, Hòn Rơm, Đá Chẹt. Đôi lúc người lính đã nghiến răng quên đi lòng nhân đạo trước thực tế chiến tranh, khó quá làm sao cho trọn vẹn hời giời. Đi trong lòng quê hương lúc đó thật ngao ngán, dù Rạng,Mũi Né lối đi vẫn rợp bóng dừa nhưng làng xóm xác xơ, nhà cửa thu vén gần đồn lính, hàng quán lèo tèo, chỉ lính ít thấy dân. Đường về Ma Lâm còn thảm thê hơn, khúc ngang Bình Lâm bì bầm như tương, mô đáp hàng ngày, xe lam người đi bộ lãnh mìn phe ta muôn năm.thê thảm.

Qua những ý đồ như lập Mặt Trận GPMN, chuyển quân trang, bộ đội và cán bộ mùa thu hồi kết về Nam, lập nhiều căn cứ hậu cần trên đất Lào, lãnh thổ Miên. Tất cả chỉ nhắm vào mục đích cưỡng chiếm VNCH bằng võ lực, bởi vậy Hoa Kỳ đã phải đổ quân vào giúp đồng minh ngăn chận cọng sản từ năm 1965. Kế hoạch “ Lùng và Diệt” liên hợp giữa lực lượng chính quy Đồng Minh và QLVNCH đánh thẳng vào sào huyệt VC, lật lại thế cờ mà Hà Nội đã có trong mấy năm xáo trộn chính trị lên miên tại miền nam do loạn tướng kiêu tăng và đám cọng sản nằm vùng gây nên từ sau ngày binh biến 1-11-1963. Năm 1969 tướng Abraham thay tướng Westmoreland làm Tổng tư lệnh quân lực Hoa Kỳ và Đồng Minh tại Đông Dương, chuyển từ chiến lược “lùng và diệt” sang kế hoạch “ Bình Định Phát Triển” trên toàn lãnh thổ VNCH. Tóm lại đây là kế hoạch nhầm bình định lãnh thổ, phát triển lực lượng an ninh diện địa bao gồm ĐPQ-NQ và các Toán XDNT tỉnh. Cũng trong chiến lược này, từ đây các lực lượng Tổng Trừ Bi của BTTM cũng như các SD bộ binh, Thiết Giáp..hành quân lưu động, còn công cuộc Bình Định Phát Triễn là nhằm thanh lọc và tiêu diệt hạ tầng cơ sở VC tới xuống Ấp, Xã tại nông thôn là những vùng xôi đậu.

ĐẠI TÁ NGÔ TẤN NGHĨA VÀ CÔNG CUỘC BÌNH ĐỊNH PHÁT TRIỂN BÌNH THUẬN TỪ 1969-1975:

Bình Thuận có bảy quận và tỉnh lỵ Phan Thiết nhưng tình hình an ninh trước năm 1970 rất tồi tệ. Tại Tuy Phong có nhiều vùng xôi đậu, nguy hiểm như các Ấp Bình Long (Bình Thạnh), Vĩnh Hảo( Vĩnh Hoà) và Tuy Tịnh Việt. Các Ấp Vĩnh Hảo, Tuy Tịnh Việt được bình định hoàn toàn vào năn 1967. Riêng Ấp Bình Long vì tình hình an ninh, nên vào năm 1971, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng BT đã cho dời vào vòng đai Thị Trấn Long Hương. Trong quận Hòa Đa, thời kỳ Đại Uý Đổ quang Mẫn làm Quận/Chi khu Trưởng năm 1967, đã bình định được các Ấp Duồng (Thượng Văn), các Ấp Lâm Lộc 1,2,3 xã Phan Rí Cửa. Từ năm 1970, Đại Uý Dụng văn Đối về làm Quận/CKT/HD đã bình địng được các Ấp xôi đậu Phú Hải (Phan Rí Cửa), Liêm Bình, Long Lễ (Phan Rí Thành). Quận Phan Lý Chàm hoàn toàn không có hạ tầng cơ sở VC nên không có vùng xôi đậu. Tại Hải Ninh chỉ có Ấp Xuân Quang mất an ninh nhưng cũng được vãn hồi sau năm 1970. Quận Thiện Giáo do vị trí địa dư đặc biệt, lại tiếp cận với các mật khu có thời kỳ Việt Minh kháng Pháp như Lê Hồng Phong, Động Bà Hòe, Nam Sơn, Tam Giác, Dân chúng trong vùng ít nhiều có thân nhân nhảy núi tập kết, kháng chiến..cho nên phần lớn lãnh thổ bị coi như là vùng xôi đậu tại Long Hiệp, Hòa Vinh, Tùy Hòa, Bình Lâm, Tân An, Tân Điền..Từ năm 1972-1973, Thiếu Tá BĐQ.Hồ Quang Lượng về làm Quận/CKT/TG đã bình định hết các vùng xội đậu trên, kể cả Ấp Bình Lâm là sào huyệt của du kích, chấm dứt nạn đáp mô, đào đường, giật mìn, ám sát viên chức xã ấp, mang lại an ninh hoàn toàn trên Liên tỉnh lộ 8, từ Phan Thiết đi Ma Lâm lên tới Sông Quao, Cầu Trại, Gia Bát. Quận Hải Long nói chung tình hình an ninh tốt, nhờ các Quận/CKT như Trung Tá Kiều văn Uùt, Thiếu Tá Hàng Phong Cao. Quận Hàm Thuận năm 1965 có nhiều Ấp Xã xôi đậu như Mường Mán, Phú Hội, Tường Phong, Đại Nẳm. Riêng xã Kim Bình coi như mất an ninh hoàn toàn, ngoại trừ Ấp Kim Hải vùng xôi đậu, tuy nằm sát Ấp Đức Long của Thị Xã Phan Thiết. Năm 1969 Đại Uý Lê văn Cậy về giữ CKT/Quận đã bình định tất cả các xã, Ấp trên.

Trước khi Đại Tá Ngô Tán Nghĩa về nhận chức Tỉnh Trưởng, tình hình an ninh Bình Thuận vô cùng nguy ngập, tại PhanThiết và các Thị Trấn luôn luôn có biểu tình chống đói Chính phủ, nạn tham nhũng hoành hành tại Ty Điền Địa, CSQG, Tiểu Khu nhưng công khai tại Ty Xã Hội thời Trưởng Ty Nguyễn Thượng Aùi và Nguyễn Quang Chùy. Mặt khác Tỉnh trưởng Đinh văn Đệ, điệp viên VC nằm vùng, tạo điều kiện cho bọn thương buôn công khai tiếp tế, bán lậu thuốc tây, vải vóc cho VC cơ sở. Y còn cố tình gây chia rẽ giữa các tôn giáo trong tỉnh, thông báo các cuộc hành quân của ĐPQ-NQ, làm cho nhiều đơn vị bị thiệt hại nặng trong thời gian 1965-1967 mới chấm dứt khi Đệ đắc cử dân biểu Quốc Hội VNCH (1967-1971). Trung Tá Nguyễn khắc Tuân về làm Tỉnh Trưởng BT (1967-1968). Sau năm 1975 bị tù khổ sai tại Bắc Việt và vùi thây nơi đó, giống như Tỉnh Trưởng /BT Lưu Bá Châm cũng chết thảm trong tù tại vùng biên giới Việt Hoa. Năm 1965, VC tấn công quận đường Thiện Giáo tại thị trấn Ma Lâm, đốt trụ sở quận, hạ sát nhiều binh sĩ ĐPQ-NQ trong đó có CKT/Quận là Đại Uý Mỹ và Thiếu Uý Lê văn Ngọ, trưởng ban 3/chi khu, nguyên khóa 19 SQ/ĐPQ. Tháng 7/1966, Trung Đoàn 812 VC tấn công ĐĐ288/ĐPQ/BT do Thiếu Uý Nguyễn văn Liên, khóa 15 SQTB/TD làm ĐĐT, đang bảo vệ Đoàn 59XDNT công tác tại xã Phú Hội, làm thương vong nhiều binh sĩ ĐPQ và đoàn viên XDNT. Quân ta phải lội qua sông Cà Ty mới thoát được vòng vây. Quận Trưởng Hàm Thuận lúc đó là Đại Uý Lê văn Trạch..Tháng 8/1966, Trung đoàn 812 chính quy Miền của VC, tổ chức cuộc phục kích dọc dài theo thiết lộ từ Ga Phú Hội tới Nhà Máy nước. Được tin, Đại Uý Khanh Yếu Khu trưởng YK/Phú Đại (Phú Hội-Đại Nẳm), điều động ĐĐ954ĐPQ/BT mở đường yểm trợ cho Đoàn 59XDNT công tác tại xạ Phú Hội. Nhưng quân ta đã bị phục kích tấn công ngay nhà ga Phú Hội, làm ĐĐ954 bị thiệt hại 90% quân số, toàn bộ sĩ quan tử trận, kể cả Đại Đội Trưởng là Thiếu Uý Huỳnh Đức, SQTB/TĐ khoá 14, cựu học sinh PBC 1955-1962 cũng là một cầu thủ thượng thặng của đội bóng tròn nhà trường và Phan Thiết. Đại Uý Khanh cùng lực lượng Yếu Khu lên tiếp viện cũng rơi vào vùng phục kích và tử trận, phần lớn đoàn viên đoàn 59XDNT kể cả Đoàn trưởng đều thương vong tại trận. Nói chung thời gian đó, dưới sự chỉ huy của Đinh văn Đệ, công tác bình định và triệt hạ cơ sở hạ tầng VC chì làm lấy lệ để báo cáo trên giấy tờ. Nguy hiểm hơn là các thành phần nằm vùng, cơ sở, các phần tử nhân danh tôn giáo sách động dân chúng,học sinh biểu tình, bãi khoá, gây xáo trộn khắp tỉnh, bị câu lưu trong một thời gian ngắn thì có lệnh phóng thích hay do các thế lực mọi phía bảo lãnh. Thành ra mọi công tác giống như đem muối bỏ biển.

Mùa thu năm1969, Trưởng phòng 2/QD2/V2CT được Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu qua đề nghi của Trung Tướng TL/QD2 là Lữ Lan và Tướng Cố Vấn Mỹ/QD2, cử làm Tỉnh Trưởng kiêm TKT/BT thế Đại Tá Đàng Thiện Ngôn. Lúc bấy giờ trong tỉnh được một lực lượng tăng phái hùng hậu gồm 2 TD của TRD44 và 53/SD23/BB, một Chi Đoàn/TD8KB, một Chiến Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ, Hải Pháo Mỹ, Một toán Viễn thám/BTTM và nhiều đơn vị ĐPQ,NQ. Tuy nhiên tình hình chiến sự vẫn không được khả quan, lãnh thổ bị địch chiếm gần 90% và ngay tại Phan Thiết, ban ngày thuộc ta, ban đêm bị VC về hoành hành, ám sát, tấn cộng đốt phá các trụ sở Ấp Hưng Long,Phú Trinh,Đức Long, Đức Nghĩa..khiến cho Tỉnh Trưởng ngay trong Tòa Hành Chánh khi di chuyển vẫn có cận vệ. Trầm trọng hơn là việc tất cả các trục giao thông trong và ngoài tỉnh đều bị tắc nghẽn. Trên quốc lộ 1, VC công khai đặt hai tram thu thuế tại số 25 và Cây Táo, khiến cho các hãng xe đò phải ngưng chạy, nên việc đi lại chỉ còn đường biển và máy bay quân sự. Hàng không VN có một chi nhánh tại Phan Thiết nhưng vì phi trường quá nhỏ, nên các chuyến bay rất hạn chế và thường là trạm chuyễn tiếp giữa Sài Gòn-Nha Trang. Để vãn hồi an ninh trật tự trong tỉnh, Đại Tá Nghĩa đã triệt để áp dụng tình báo trong mọi lĩnh vực, từ quân sự cho tới tâm lý chiến, dùng phương châm “ dân vi quý”, lấy dân làm khởi điểm để nhờ vào tình báo nhân dân mà triệt hạ tất cả cơ sở hạ tầng VC đang bám vào dân. Ông cũng đã đề ra chiến thuật 5 bước, để bình định phát triển tỉnh. Nhờ sự Tỉnh Trưởng hàng đêm tới ngủ chung với binh lính, cán bộ, nghĩa quân và đồng bào ngay tại thôn ấp, tiền đồn hiểm nguy mà chấm dứt được nạn lính ma,lính cậu và đem lại tinh thần chiến đấu cho tất cả các đơn vị ĐPQ+NQ đang trực diện với kẻ thù trên mọi chiến trường. Trong mặt trận chiến tranh tâm lý, Ông cũng cho cải tổ lại những sự cố đã xảy ra làm mất lòng dân, liên hệ tới nông ngư nghiệp, ty xã hội và ngân hàng phát triển nông nghiệp. Việc Ty Cựu Chiến Binh được thành lập với công tác giúp đỡ trực tiếp các đối tượng CCB, đem tiền phát cho họ ngay tại các quận và hải đảo Phú Quý mỗi tam cá nguyệt, xây Làng Phế binh Vĩnh Thủy, cấp tiền sửa nhà..đã chấm dứt tình trạng chiếm đất bất hợp pháp của thương phế binh Bình Thuận, do một vài phần tử xấu xúi giục để trục lợi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lãnh vực quân sự như thay đổi vùng hoạt động của các đơn vị ĐPQ-NQ để chấm dứt nạn tình cảm hay nội tuyến.

Riêng kế hoạch dùng mìn Claymore làm hàng rào ấp chiến lược lưu động, giúp các đơn vị ĐPQ-NQ phòng thủ đêm hữu hiệu, lại ngăn chận được sự xâm nhập của du kích về ấp hay thân nhân đem tiếp tế ra bưng bởi vướng mìn làm thiệt hại rất nhiều nhân mạng. Chiến thuật trên đã khiến các hoạt động của VC gần như khựng lại và an ninh gần như được vãn hồi ngay tại xã ấp,kể cả những nơi như Bình Thạnh, Long Hiệp, Bình Lâm, Đại Nẳm..nhưng vùng mà VC coi như mật khu an toàn. Do trên dân chúng lần lượt hồi cư và sống yên ổn qua bảo vệ của ĐPQ-NQ cùng các Toán XDNT. Cũng từ đó, TK/BT không còn lo việc thiếu quân số như trước vì đã có mìn Claymore lớp trong lớp ngoài canh gác, yểm trợ cho người lính. Đơn vị đầu tiên gây chấn động và có kết quả cụ thể trong kế hoạch trên là ĐĐ238/ĐPQ/BT cơ hữu của Chi Khu Hoà Đa do Đại Uý Dụng văn Đối làm CKT. Do những chiến công đã thu được tại Liêm Bình, Thoại Thủy,Long Lễ, Minh Mỵ..nên ĐĐ238/ĐPQ lúc bấy giờ do Thiếu Uý Lê văn Mùi làm ĐĐT và Thiếu Uý Ngô Trúc Khánh là ĐĐP, đã được Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa,Tỉnh kiêm TKT/BT tuyên dương trước toàn thể ĐPQ-NQ tỉnh ngay sân cờ Toà Hành Chánh.. Ngày 1/10/1970 một buổi lễ được tổ chức tại sân cờ chi khu Hòa Đa, đón phái đoàn cố vấn Hoa Kỳ cạnh BTL/QD2. Trong dịp này, Tướng Cố vấn Trưởng Quân Đoàn đã thay mặt Chính Phủ Mỹ, gắn huy chương Lục Quân Bội Tinh cho hai sĩ quan/ĐPQ là Lê văn Mùi và Ngô Trúc Khánh. Cũng từ đó tới ngày 18-4-1975, kế hoạch được phát triển toàn diện tới mọi cấp trong lực lương ĐPQ,NQ,XDNT kể cả CSDC với mỗi người một mìn claymore tự động, khiến cho tất cả các đơn vị đều kiêu hãnh về niềm tin quyết thắng. Ngược lại, các hoạt động của VC gần như hoàn toàn tê liệt, chấm dút nạn khủng bố,kinh tài, xâm nhập, ám sát và khuyấ động biểu tình làm loạn tại Phan Thiết như cơm bữa trước năm 1970. Tuy vậy nhờ có nội tuyến, nội thành, VC cũng đã thành công trong việc đặt mìn phá hoại Ty Bưu Điện /Bình Thuận và Đài Phát Thanh/Phan Thiết đặt trên Lầu Nước vào tháng 3/1970, nhưng thiệt hại không có gì về nhân mạng lẫn cơ sở vật chất.

Ngoài ra nhờ chương trình ủi quang hai bên quốc lộ 1, nên đã kiểm soát được an ninh hoàn toàn trên các trục lộ giao thông, nối lại các tuyến đường bộ với xe cộ đủ loại di chuyển nhộn nhịp ngày đêm từ ranh giới Bình Tuy ở cây số 25 ra tới cầu Đá Chẹt, tiệp cận với Cà Ná,Ninh Thuận. Từ đầu năm 1972, trước khi thi hành hiệp định ngưng bắn, hầu hết các đơn vị tăng phái cho Bình Thuận đều di chuyển đi nơi khác. Do đó để thích ứng và chuẩn bị chống lại việc dành dân chiếm đất khi hiệp định có hiệu lực vào tháng 1/1973, Tiểu khu đã hoán chuyển Vùng các CKT/Quận như Thiếu Tá Dụng văn Đối từ Hòa Đa về Hàm Thuận, Thiếu Tá Hàng phong Cao từ Hàm Thuận đi Hải Long, Trung Tá Kiều văn Uùt từ Hải Long đi Hòa Đa..Cũng đổi vùng hoạt động của Tiểu Đoàn 248/ĐPQ từ Tuy Phong vào xã Phú Hội-Hàm Thuận, TD275/ĐPQ tại Thiện Giáo ra Tuy Phong thế TD248. Tiểu Đoàn 202/ĐPQ thay thế TD212/ĐPQ trấn giữ Lương Sơn và khu Lê Hồng Phong..Các Đại Đội ĐPQ và Liên Đội Nghĩa quân biệt lập cũng thay vùng.Nhờ sự điều động kịp thời và hợp lý trên, TK/Bình Thuận đã toàn thắng vào giờ G, khi VC đồng loạt tấn công vào 13 Ấp trong tỉnh và sau 2 ngày giao chiến, cuối cùng không một tấc đất nào lọt vài tay địch, trái lại VC đã bỏ tại Đại Nẳm 121 xác chết.

Thành công trên mọi mặt, đem lại hạnh phúc và sự thương mến của đồng bào Bình Thuận trong suốt thời gian làm Tỉnh Trưởng từ 1969-1975 nhưng Ông chẳng những trở thành kẻ thù của VC mà còn là người không thể đội trời chung của những thành phần phá hoại, nhất là sau cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội VNCH 1971 khi công khai ủng hộ Giáo Sư Nguyễn Quốc Biền và Quân Y Sĩ, Đại Uy Đinh Xuân Dũng. Từ tháng 3/1975 tình hình miền Trung trở nên bi thảm khi Ban Mê Thuột thất thủ, rồi hai cuộc lui quân đảm máu của QD1 và 2 nhưng Bình Thuận vẫn yên tĩnh và giải giới được đoàn quân di tản ô hợp khi đi ngang qua Phan Thiết. Ngày 7/4/1975 Tướng Phạm văn Phú trên đường từ Nha Trang về Sài Gòn đã ghé lại BCH Tiền Phương /TKBT tại đồi Hàn Mạc Tử ở Phú Hài, trước khi Ông tuẫn tiết vì nước ngày 1/5/1975 tại Nhà Thương Đồn Đất. Những ngày ly loạn tiếp diễn dồn dập trong tháng tư đen nhưng ĐPQ+NQ/Bình Thuận vẫn giữ vững phòng tuyến, giúp đồng bào di tản an bình ra khỏi vùng chiến nạn.. Ngày 20/4/1975 hơn 3500 binh sĩ còn lại trong số 13.000 quân của TK/BT được Hãm Đội của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, di tản từ bến tàu Kim Hải tới Vũng Tàu và cùng với các đơn vị bạn tiếp tục chiến đấu tại Phước Tuy cho tới khi bị Dương văn Minh bắt buông súng đầu hàng giặc Hồ.

Những ngày cuối cùng của Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa cũng thật thê thảm như thời gian Ông về làm Tỉnh Trưởng Bình Thuận. Ngoài việc bị Hà Nội treo giá cái mạng bằng vàng ròng và đô la, Ông còn bị báo chí đánh hằng ngày vì đã dám dẹp yên VC tại Bình Thuận, Phan Thiết khiến cho bọn lợi dụng máu xương thương phế binh không còn đất cắm dùi, đám VC nằm vùng không còn hạnh phúc gia đình vì quê nội, quê ngoại chứa VC dưới hầm bị mìn Claymore lưu động bứng tận gốc. Cũng may nhờ Trời Phật độ mạng, Ông đã thoát được bằng tàu đánh cá tại Hà Tiên tới Thái Lan, còn gia đình bị kẹt lại tới năm 1979 mới vượt biển thành công.

Hưng thịnh và tồn vong của các triều đại chẳng qua cũng chỉ là một thời gian ngắn ngủi nhưng danh giá và sĩ khí của con người thì miên viễn theo bia miệng, bia đời. Qua dòng lịch sử, những Nguyễn Thân, Hoàng cao Khải, Trần bá Lộc..mang tiếng là khoa bảng nhưng phản dân hại nước, nên chỉ có tiếng xấu là việt gian. Đức Từ Cung, mẹ ruột của Hoàng đế Bảo Đại, đã cùng ký chung với Nguyễn phước Hoàng Tộc, đồng ý truất ngôi nhà vua trong cuộc trưng cấu dân ý năm 1956 vì lợi ích chung của dân tộc VN. Đại Uý Nhãy Dù/QLVNCH cũng là nhà văn quân đội nổi tiếng Phan Nhật Nam, thà chịu nhiều năm tù tội khổ đau máu lệ nhưng khẳng khái không nhìn cha ruột của mình, vì ông ta là một cán bộ cọng sản cao cấp Hà Noi. Nhiều người Việt từ sau 1975, dù có liên hệ với VC, vẫn bằng mọi cách trốn lánh và phủ nhận sự liên hệ trên vì không muốn để cho dòng họ mình phải xấu hổ nhơ nhớp với bọn sát nhân, bán nước. Lịch sử là thế đó, bưng bợ để làm gì khi sự thật vẫn là sự thật. Người Bình Thuận vốn thẳng thắng, nên không lạ gì khi thấy ai cũng tỏ lòng kính trọng những người vì dân vì nước và khinh ghét cái bọn học cho nhiều nhưng chỉ biết lấy đó để vinh thân phì gia, theo giặc đâm sau lưng chiến sĩ và vênh váo với chính mình trong giấc ngủ cô miên. -/-


Tháng 6/2003

Hồ Đinh

























































Free Web Hosting