Quân Sử:

Chuyện Tiểu Ðoàn 1 "Quái Ðiểu" TQLC

Bao Bất Ðồng


Hôm trước, nhân nhớ tới Phan Nhật Nam, nhân đọc lại Mùa Hè Ðỏ Lửa, Bao Bất Ðồng bỗng thấy hào khí bốc ngất trời, bỗng thấy muốn rút đao ra khỏi vỏ. Bèn nhất bộ nhất bái đến phòng mạch bác sĩ Trần Xuân Dũng, người mà ngày xưa cũng đã có một thời đi lính. Lính thứ thiệt, lính tay tổ, lính mũ xanh, lính Thủy Quân Lục Chiến, còn tục gọi là... "Lính Thủy Ðánh Bộ"

Trần Xuân Dũng, xuân xanh nay tuy mới được... 57, nhan sắc giờ tuy không lấy gì hoa nhường nguyệt thẹn, bộ vó từ bé chí lớn tuy chẳng to bằng ông hộ pháp, nhưng năm 1965 chàng đã bợ nhẹ cái bằng bác sĩ y khoa tại Sàigo`n, năm 1966 đã là quan tu bíp của Tiểu-Ðoàn 6 Kình Ngư, năm 1968 đã là Ðại-Úy Y Sĩ Trưởng Lữ-Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.

Kẻ mà một thuở đã cầm gươm theo Trung-Tá Tôn Thất Soạn đánh vỡ mặt kẻ thù năm Mậu Thân. Kẻ đã từng cỡi ngựa theo Ðại-Tá Tư Lệnh Phó binh chủng Nguyễn Thành Trí luận kiếm hoa sơn khắp 4 vùng chiến thuật. Kẻ đã được đặc cách thăng cấp hai lần ngoài mặt trận, đã được bầu là chiến sĩ xuất sắc, đã được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh, đã được gắn cho cái lon Thiếu-Tá. Thế nên sau ngày 30 tháng 4, nước CHXHCNVN đã ưu ái kính tặng cho người... nhiều năm tù cải tạo.

Vừa giáp mặt, quan tu bíp đã cười nhạt :

- Thiện tai, thiện taị.. Bao thí chủ đã từ lâu rửa tay gác kiếm, nay bỗng dở chứng mà giáng lâm tệ xá, chắc hẳn là muốn cùng ta chơi một trận xả láng để phân tài cao thấp ?

- Không phải vậy đâu là không phải vậy đâu. Ðánh đấm với ai chớ cho kẹo tại hạ cũng cóc dám đánh nhau với Thủy Quân Lục Chiến. Hôm nay chắp tay đến nhà quan, trước là xin có một sự thắc mắc, sau là rửa lỗ tai nghe luận chuyện anh hùng.

- Thắc mắc ? Thắc mắc cái chi chi ?

- Như là, phàm... đã là sĩ quan của binh chủng TQLC, thì ai nấy nếu không râu hùm hàm én thì cũng cao lớn bệ vệ, cớ sao ông lại mảnh dẻ thư sinh, lại mày râu nhẵn nhụi như vậy ?

Quan tu bíp đáp:

- Xét về râụ Giờ ta không để, thứ nhất là vì thời cuộc, thứ nhì là vì soi vào gương, 12 con giáp thấy mình chẳng giống con nào cả. Nhưng hơn 30 năm trước, lúc mới vào lính tò te, ta cũng có râu, dù chỉ là râu mép, diễn nôm là râu riạ

Bao mỗ lại thắc mắc :

- Nhưng thời đó, nghe nói lính tráng muốn để râu, dù chỉ là thứ râu ria, cũng phải có giấy phép của cấp trên ?

- Ðúng, diễn nghĩa là phải có... licence để râu !

- Vậy ai cấp licence cho ông ?

- Trung-Tướng Lê Nguyên Khang !

- Tướng Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến ?

- Phải ! Nguyên hồi đó mới về Tiểu-Ðoàn 4, vì là lính mới nên cóc biết sợ trời đất là gì. Thấy có người để ria, ta cũng để. Quan Thiếu-tá Tiểu - Ðoàn-Trưởng Nguyễn Thành Trí thấy cũng ngứa mắt lắm nhưng chưa kịp dạy dỗ thằng em thì một hôm Tướng Lê Nguyên Khang xuống thăm đơn vị.

- Nguy tai... nguy tai.

- Phải nói là... bỏ mẹ ! Tiểu-Ðoàn tập trung ở giưã sân cờ. Ta lẩn ở hàng thứ nhì để dấu "bộ ria vô phép". Nhưng ông Tướng đang hăng hái duyệt hàng quân, tới chổ ta, ông bỗng đứng lại rồi đi vòng vào.

- Hết ý ! Hết ý.

- Phải nói là hết hồn ! Ta vừa run lập cập vừa dơ tay chào. Nào ngờ, ông Tướng vừa thò tay ra bắt tay ta, vừa nói với Thiếu-Tá Trí một câu đáng đi vào lịch sử... "Bác sĩ của Tiểu-Ðoàn mình để bộ ria coi cũng hách lắm" !

- Và thế là câu nói lịch sử ấy trở thành cái giấy phép ?

- Ðúng là cái giấy phép có một không hai, là cái licence đáng đồng tiền bát gạo.

Quan tu bíp lại luận :

- Còn xét về cái thân, không phải ai là lính TQLC đều to lớn kềnh càng. Tỷ như xếp lớn của ta là Trung-Tá Chiến-Ðoàn-Trưởng Chiến-Ðoàn A Hoàng Tích Thông, kẻ đã đánh một trận vỡ trời năm Mậu Thân ở Huế, người đã lập đầu cầu cho Tiểu- Ðoàn 1 Quái-Ðiểu kéo cờ trên đỉnh Phú Văn Lâụ Ðấng võ công cao siêu đến thế mà đem lên bàn cân thời trọng lượng chưa tới 45 kí lô. - Ðáng nể ! Ðáng nể !

Quan tu bíp bỗng hỏi :

- Ðố bạn chớ trong binh chủng TQLC, đấng nào vừa có bộ râu oai phong lẫm liệt, vừa có bộ vó anh dũng gồ ghề ?

Bao Bất Ðồng đáp :

- Là Ðường Sơn Ðại Huynh Trung Tướng Lê Nguyên Khang!

Quan tu bíp lắc đầu :

- Tướng Khang là sư phụ, đem sư phụ ra mà đố vui để học sợ mang tội bất kính.

- Là Thủ Lãnh đại ca Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân.

- Tướng Lân là Tư Lệnh. Ðem ông Tư Lệnh ra mà giỡn mặt sợ mang tiếng khi quân.

Bao mỗ xin thua, quan tu bíp đáp :

- Là... Trung-tá Nguyễn Ðăng Hòa !

- Hòa râu ?

- Ðích thị ! Ðây là một trong những tay tổ của binh chủng, một trong những tay hảo hán của QLVNCH, mà tư cách, mà võ công, mà đởm lược đều khiến cho tại hạ đây phải tâm phục, khẩu phục.

Quan tu bíp kể :

- Trong cuộc chiến tự vệ vừa qua, Quân Lực ta đã sản sinh ra hàng ngàn những tay hào kiệt. Người lính mũ xanh Nguyễng Ðăng Hòa là một trong những trang hào kiệt đó. Bởi anh mặc áo kaki từ thuở 12 tuổi.

- Thiếu sinh quân ?

- Phải, bởi anh sống cả đời trong quân ngũ, bởi anh sống cả tuổi lính cho chiến trường, bởi tất cả những lon lá đều được đặc cách ngoài mặt trận, bởi trước ngực đều có đủ mọi loại huy chương. Nào là một đệ ngũ đẳng và một đệ tứ đẳng BBảo Quốc huân chương, nào là 12 Anh Dũng bội tinh với nhành dương liễu, rồi 5 Anh Dũng bội tinh với ngôi sao vàng, 3 Anh Dũng bội tinh với ngôi sao bạc, 2 Anh Dũng bội tinh với ngôi sao đồng, 3 Chiến Thương bội tinh, nào là bằng tưởng lục và nhất là Anh Dũng bội tinh của chính phủ Hoa Kỳ.

- Hách thật !

- Hách là cái chắc. Sinh năm 1938 tại Phan Rang, gia nhập trường Thiếu Sinh Quân lúc 12 tuổi. Tốt nghiệp khóa 2 Sĩ Quan Ðặc Biệt Nha Trang. Năm 1961 tình nguyện vào TQLC. Anh chiến đấu trong khắp các đơn vị, từ Tiểu-Ðoàn 5 đến Tiểu-Ðoàn 4, từ Chiến-Ðoàn B đến Lữ-Ðoàn 147, mà cao điểm là lúc anh làm Tiểu-Ðoàn-Trưởng Tiểu-Ðoàn 1 "Ó Biển". Ở đâu Hòa cũng chơi đẹp, ở đâu Hòa cũng dấy động được gươm đaọ

- Xuất sắc ! Xuất sắc !

- Phải nói là number one, là số một, là thứ vàng ròng. Năm Mùa Hè Ðỏ Lửa, Hòa dẫn 700 Quái Ðiểu nhẩy trực thăng xuống đầu địch tái chiếm quận Triệu Phong, Quảng Trị. Ðây là một trận đánh để đời, một trận đánh đáng đồng tiền, một trận đánh hách nhất trong quân sử, một trận đánh mà cho tới hôm nay, các bô lão tại thôn Gia Ðẳng quận Triệu Phong, trong những lúc trà dư tửu hậu, vẫn thường thì thầm kể cho con cháu nghe về câu chuyện thần kỳ của những chàng hiệp sĩ mũ xanh từ... trên trời rơi xuống.

Quan tu bíp kể tiếp :

- Dứt điểm xong hậu cần địch, Hòa dẫn Quái Ðiểu đánh một cái ào vào Cổ Thành. Phối hợp với những Tiểu-Ðoàn bạn, TQLC việt Nam đã chọ.. "Cờ baỵ.. cờ baỵ.. oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu". Ðây là chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh Ðông Dương.

- Ðáng phục... đáng phục...

- Nhưng hởi ơi, tới ngày 30 tháng 04, vì vận nước, vì đồng minh đểu, vì ông tổng thống tồi, nên Ó Biển, nên Kình Ngư, nên Quái Ðiểu bị bắt buộc phải gãy súng. Lớp thì tự sát, lớp thì vào tù. Riêng Nguyễn Ðăng Hòa phải lãnh cái án 13 năm nằm ấp và... con đại bàng gãy cánh, và đàn Quái Ðiểu phải tan hàng để bay vào cõi vô cùng.

Quan tu bíp kết luận :

- Nhưng đến hôm nay, con đại bàng đã phục sinh, và một thiểu số trong đàn Quái Ðiểu còn sống sót đã tìm lại được người anh cả. Những người đã chết thì lưu danh thiên cổ, những người còn sống thì trở thành anh hùng.

Thôi thì chào anh Nguyễn Ðăng Hòa, chào những con Quái Ðiểu của một thời xưa oanh liệt. Xin được gởi tới anh em hai câu thơ của tiền nhân...

"Số hàng di biểu lưu thiên địa
Nhất phiến đan tâm phó sử thơ",

nghĩa là...

"Ðôi hàng roi dấu lưu muôn thuở
Một tấm lòng son tạc sử xanh".

Quan tu bíp lại kể :

- Mới đây tại Hoa Kỳ, nhân ngày đại hội của các cựu chiến binh TQLC Việt Nam, người ta thấy sự hiện diện của gần 100 vị Tướng, Tá trong Quân Lực Mỹ.

Bao mỗ giật mình đánh thót :

- Tướng tá đương quyền ?

- Phải, họ đang tại ngũ, họ đang là Chỉ huy trưởng các đại đơn vị, đang là Tư Lệnh các binh chủng, các Sư Ðoàn, Quân Ðoàn trong Quân Lực Mỹ. Nhưng xưa, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, họ là các sĩ quan cố vấn của các Tiểu-Ðoàn TQLC Việt Nam.

- Cảm động quá ! Cảm động quá !

- Còn cảm động hơn, khi một vị Tướng Hoa Kỳ khẳng định trong bài diễn văn... "Trong chiến dịch bảo táp sa mạc để giải phóng Kuwait, đa số các vị Tư Lệnh Sư Ðoàn đều là cố vấn cho các đơn vị TQLC Việt Nam" và rằng... "Chúng tôi đạt được những chiến thắng thần tốc tại chiến trường Iraq hôm nay, hoàn toàn nhờ vào sự học hỏi các TQLC Việt Nam ngày trước".

- Tuyệt vời... tuyệt vời...

- Phải nói là hãnh diện. Một hãnh diện lớn, một hãnh diện lịch sử. Ðặc biệt trong ngày Ðại Hội này, Nguyễn Ðăng Hòa còn gặp lại một người bạn thiết, các anh em trong Tiểu-Ðoàn 1 Quái-Ðiểu còn gặp lại một người bạn thân. Ðó là... Larry Livingston.

- Là... ai ?

- Là sĩ quan cố vấn của Tiểu-Ðoàn năm 1972. Kẻ đã theo đơn vị đánh một trân kinh thiên động địa tại quận Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Hôm nay, Larry Livingston đã là Trung Tướng chỉ huy các Lực Lượng tác chiến tiền phương của Quân Lực Mỹ. Trước một rừng người, Tướng Livingston vừa ôm chặt lấy Hòa, vừa nước mắt rưng rưng : "Chào Quái Ðiểu của tôi, chào Tiểu-Ðoàn 1 TQLC của tôị Các anh em là những người lính vĩ đại". Và rằng : "Sau trận Triệu Phong, Tiểu-Ðoàn 1 TQLC Việt Nam là Tiểu-Ðoàn giỏi nhất trên thế giới" !

Ðặc biệt bà Larry Livingston cũng đến ôm hôn Nguyễn Ðăng Hòa. Bà vừa khóc vừa phát biểu :

- "Chồng tôi đã ca ngợi ông, đã viết về ông, đã nói nhiều với tôi về ông. Rằng nhờ ông mà chồng tôi còn sống được đến ngày hôm naỵ Nguyễn Ðăng Hòa ! Xin cám ơn ông. Tiểu-Ðoàn 1 Quái-Ðiểu ! Xin cám ơn quí vị.

- Hết xẩy ! Hết xẩy !

- Trong ngày Ðại Hội hôm đó, do cơ duyên, ta bỗng được nghe riêng một câu chuyện thần kỳ, một câu chuyện rất ư là... Thủy Quân Lục Chiến.

- Ai kể ?

- Một cựu Hạ sĩ I của Tiểu-Ðoàn 1 Quái-Ðiểu. Nhân thấy anh ta đứng khóc một mình, ben` hỏi. Anh đáp : "Thấy người sống hôm nay bỗng nhớ tới người chết năm nào, thấy ngày vui hôm nay bỗng nhớ tới ngày buồn năm xưa, thấy anh em xum họp bỗng nhớ tới ông thầy của hai mươi mấy năm về trước"

Ta hỏi tới :

- Ông thầy ? Ông thầy nào ?

Anh nghẹn ngào :

- Là... Thiếu-Úy Lâm Văn Diệp, Trung-Ðội-Trưởng trung đội 1, Ðại Ðội 3, Tiểu-Ðoàn 1 Quái Ðiểu Thủy Quân Lục Chiến.

Anh chậm rãi kể :

- Thiếu-úy Lâm Văn Diệp, một sĩ quan trẻ, một người lính chịu chơi. Anh thương bạn như thương thân, anh t hương thuộc cấp như thương ruột thịt., lại trọng nghĩa khí, lại can đảm có thừa. Tỷ như, một lần có người hỏi : "Thiếu uý là con trai một, sao không xin hoản dịch vì lý do gia cảnh, sao không xin về làm văn phòng tại Bộ TTM ? Cớ chi mà lại đâm đầu đi Thủy Quân Lục Chiến" ?

Diệp cười ha hả : "Trượng phu nếu không được đi lính TQLC thì thà làm lính Nghĩa Quân đứng gác cầu, còn hơn là phải ở nhà bú vú mẹ, còn hơn là phải ngồi cạo giấy đến rách đít quần". Tỷ như một lần có tiền, thấy Trung đội đang "héo", Diệp ném xấp bạc lên trên không : "Lấy đi, chia nhau ra mà xài, thằng nào không lấy là... đồ con chó" ! Tỷ như, một lần đụng trận, trung đội của anh bị một khẩu đại liên khống chế. Diệp hét : "Nó hỗn đã có tao, thằng nào giành công là... đồ con nhà mất dạy" !

Và Diệp chơi bạo tay, và Diệp đánh một cú liều, và anh một mình bò sang tuyến địch, một tay ném lựu đạn, một tay chơi gao găm. Và anh thắng, thắng đẹp.

- Hiệp sĩ ! Hiệp sĩ !

- Ðúng là hiệp sĩ, thứ hiệp sĩ thời đại. Ngày 11/7/1972, Tiểu-Ðoàn 1 Quái Ðiểu nhẩy xuống quận Triệu Phong. Bãi bốc là khu nhà thờ Hai Chuông. Có Tướng Ngô Quang Trưởng và Tướng Bùi Thế Lân đến bắt tay từng người lính, có Ðại-tá Nguyễn Năng Bảo, Lữ Ðoàn Trưởng 147 đến tiễn chân từng đứa con.

- Hồi hộp... hồi hộp...

- Phải, rất là hồi hộp. 32 chiếc trực thăng đổ quân, xuống tới mục tiêu thì 29 chiếc trúng đạn. Hai chiếc rớt, một nổ tại chổ và một rơi ngoài biển. Ngay phút đầu chạm đất, tiểu đoàn đã có hơn 200 chiến sĩ... anh dũng hy sinh.

- Lạy... Chúa tôi !

- Riêng Trung đội của Thiếu úy Diệp, nhờ có số cầm tinh... con chuột, nên thay vì nhảy xuống bãi đáp, trực thăng lại thả lộn vào... bộ chỉ huy một tiểu đoàn đặc công địch. Nên thay vì chơi nhau bằng súng, trung đội đành phải chơi bằng lưỡi lê và M26.

- Kinh thật ! Kinh thật !

- Cũng may Trung đội của Thiếu-Úy Diệp là Trung đội của... thế kỷ 21, là Trung đội gố c toàn những tay sát thủ, nên chỉ chưa đầy cái chớp mắt, các quan lớn quan bé của bộ chỉ huy đặc công Vẹm đã được mời về thăm ông bà ông vải. Rồi sau đó Trung đội xếp hàng 1, Thiếu úy Trung đội trưởng làm lính khinh binh đi đầu, Chuẩn úy Trung đội phó làm lính bắn xe tăng đi hàng thứ 2 và đơn vị mở đường máu, và đoàn quân đi trong vòng vây của giặc. Hoàn cảnh tựa Triệu Tử Long đơn thương độc mã trong trận Ðương Dương trường bản.

- Chết tươi ! Chết tươi !

- Thì cũng tưởng là chết tươi, nhưng một phần nhờ phép lạ, một phần nhờ tài thao lược của Thiếu úy Diệp, một phần nhờ toàn là những người lính của thế kỷ 21, nên sau mười mấy ngày đêm đánh đấm tưng bừng hoa lá, Trung đội đến được bến sông Vĩnh Dinh, chi nhánh của sông Thạch hãn, bên kia sông là vùng an toàn, nơi đóng quân của Tiểu-Ðoàn 2 Trâu Ðiên...

- Thoát rồi... thoát rồi...

- Chưa thoát, Trung đội có 46 con, lúc ấy chỉ còn lại 14 nhưng đui, què, sứt mẻ hết 5. Ðang hè nhau đóng bè, thì lại bị chúng nó táp-pi một cú chót. Riêng tôi bị một viên bắn xẻ ruột ! Chao ôi, lúc ấy tôi cứ ngỡ là đời mình đã hai năm mươi nhưng nhờ Thiếu úy Diệp ghé vai vào cõng, và ông ấy vừa đánh vừa chạy, đánh suốt ngày, chạy suốt đêm... và cuối cùng, chúng tôi được cứu thoát. Nằm trên cáng, tôi nắm tay ông khóc ròng : "Thiếu úy ! Cảm ơn ông đã cứu sống tôi". Ông cười : "Chúng ta cùng cảm ơn thượng đế" !

- Hào sảng quá !

- Sau này, tôi nghe kể lại, khi theo đoàn quân tái chiếm Cổ Thành Quảng trị, Thiếu úy Diệp đã vào nhà thờ La Vang cầu xin Ðức Mẹ rằng : "Con là người ngoại đạo, nếu Ðức Mẹ phù hộ cho con được sống sót sau trận đánh kinh khiếp sắp đến, thì con sẽ xin vô đạo".

- Rồi sao ?

- Rồi Ðức Mẹ phù hộ cho ông, rồi ông được cha tuyên úy rửa tội dưới chân tượng Thánh giá gãy.

Kể tới đây, anh Hạ sĩ I thở dài :

- Tiểu-Ðoàn 1 Quái Ðiểu đã đánh tới giờ thứ 25 của cuộc chiến, rồi 30 tháng 4 gãy súng. Rồi Nguyễn Ðăng Hòa, rồi Lâm Văn Diệp, rồi toàn bộ Sĩ quan Quái Ðiểu bị đày vào những lò cải tạo.

- Thương lắm thay ! Thương lắm thay !

- Nhưng bởi là lính của thế kỷ 21 nên Lâm Văn Diệp không chịu đầu hàng. Năm 1979 anh vượt ngục, rồi giang hồ, rồi chết. Bỏ lại người vợ hiền và đứa con trai kháu khỉnh. Cháu tên là Lâm Ðăng Khoạ Ngày bố nằm xuống cháu vừa lên 8. Và cháu khóc hết nước mắt và cháu đau đớn đến tận cùng bởi ngoài mẹ, không ai thương bố bằng cháu và bởi ngoài mẹ cũng chẳng ai thương cháu bằng bố.

- Tội nghiệp quá !

- Phải, rất là tội nghiệp. Mẹ cháu, trong nổi xót xa đến cùng cực, đã đêm ngày vừa cầu xin ơn trên, vừa cầu xin ơn chồng phù hộ cho mẹ con bà. Năm năm sau ngày anh Diệp mất, bà tái giá với một cựu sĩ quan...

- Sĩ quan phe ta ?

- Là phe ta. Có chém chết bà cũng chẳng đời nào gá nghĩa với một thằng chúng nó. Trước khi tái giá, bà đã dẫn người chồng sau đến quì trước mộ Thiếu úy Diệp. Và như có một linh thiêng và như có một sự phù hộ, người cha sau thương yêu cháu Ðăng Khoa chẳng kém gì bố ruột, và họ quấn quít với nhau không rời, và họ thương yêu nhau như chim liền cánh, như cây liền cành. Ðến nổi hàng xóm có người phải bảo : "Cha con họ như có nợ nần với nhau từ kiếp trước" !

Thôi thì... xin được thắp nén hương cho Thiếu úy Lâm Văn Diệp, cho những anh hùng của Tiểu-Ðoàn 1 Quái Ðiểu Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam.


Bao Bất Ðồng

Free Web Hosting