Kỷ Niệm Ngày 30 Tháng 4:

30-4 Và Chiếc Cầu Thang Tình Nghĩa

Nguyễn Hoàng Lan


24 năm trước, nó là chiếc cầu bắc sang xứ Tự Dọ Cái thang sắt mầu đen xám, dài 16 feet, đã dẫn đưa khoảng 6.000 người Mỹ và người Việt đến thế giới tự do nhất: Hoa Kỳ. Từ bãi đáp trực thăng, trên nóc nhà cao của Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn ngày 30/4/1975, chiếc trực thăng Mỹ tiếp nhận từng đoàn người chen chân leo lên, rời xa miền Nam bị nhuộm đỏ. Năm 1998, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn bị san bằng. Người ta tìm thấy cái thang lịch sử nằm trơ trọi. Cựu Tổng Thống Gerald Ford đã xin lại chiếc cầu, đặt ở ngay căn phòng chính của Thư Viện Gerald R. Ford Presidential Library ở thành phố Grand Rapids, tiểu bang Michigan.

Trong những giờ phút tối tăm cay nghiệt của Tháng Tư Ðen 1975, Tổng Thống Gerald Ford đã cực lực tranh đấu đòi Mỹ Quốc thu nhận làn sóng người Việt tị nạn cộng sản. Trước nhiều khó khăn, ông đã nhấn mạnh đến truyền thống hào hiệp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ "mở rộng vòng tay đón nhận người bị đàn áp và ngược đãi."

Qua bài tường thuật "The Frail Stairs to Freedom," đăng trên tuần san U.S. News & World Report số ra ngày 19.4.1999, ký giả Joseph Galloway cho thấy ý nghĩa một chiếc cầu thang xám. Cho thấy một Gerald Ford nồng nhiệt và độ lượng. Trong không khí kinh hoàng của tháng 4.1975, Tổng Thống Ford tích cực vận động Mỹ Quốc rộng lòng đón nhận người Việt tị nạn cộng sản.

"Khi có những tiếng nói gay gắt hơn chống đối việc người Việt Nam tái ổn định ở Mỹ Quốc, gợi ý rằng những người đó sẽ làm cạn kiệt nguồn trợ cấp welfare, ông Ford quay trở lại chủ đề: Hoa Kỳ là quốc gia của người tị nạn, nơi mà sự đa dạng được đón chào và trân quý. Ông chỉ ra cho thấy 60% người tị nạn là trẻ em, xứng đáng có được một cơ hội."

Các tài liệu mật được công bố gần đây phơi bày chi tiết về một cuộc hội họp tại Tòa Bạch Ốc ngày 14.4.1975 giữa Tổng Thống Gerald Ford và các thành viên Ủy Ban Liên Hệ Ngoại Giao của Thượng Viện Quốc Hội (Senate Foreign Relations Committee). Thượng Nghị Sĩ Claiborne Pell gợi ý: "Chúng ta có thể để những người này ở Borneọ Xứ này có cùng vĩ tuyến, có khí hậu tương tự, và ắt sẽ chào đón những người chống cộng sản."

Tổng Thống Ford trả lời ngay, với phản ứng nhanh nhẹn và cứng rắn. Ông dõng dạc: "Truyền thống của chúng ta là chào đón những người bị đàn áp. Tôi không nghĩ là những người này nên được đối xử khác bất cứ ai -- người Hung Gia Lợi, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xộ"

Tiếng nói của lương tâm tất thắng. Tổng Thống Gerald Ford đã thành công chinh phục dư luận Mỹ. Cửa tự do rộng mở. Chương trình tái định cư người Việt đã được yểm trợ rộng rãi, với ngân sách từ quốc hội Mỹ, trợ giúp bởi Dân Biểu Peter Rodino của New Jerseỵ Ngân sách cũng được chuyển đến từ ông George Meany thuộc Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Hoa Kỳ AFL-CIO, từ Ủy Ban Hoa KỳDDo Thái, và một nhóm thống đốc các tiểu bang.

Joseph Galloway viết: "Ford, khi còn là tổng thống, ông đã tranh đấu gian khó để những kế hoạch được chấp thuận, tiếp nhận 130.000 người Việt Nam tị nạn tràn ra khỏi Việt Nam chỉ trong vòng hơn một tháng. Ông đã phải chiến đấu khó khăn hơn nữa, để thuyết phục giới làm luật dành riêng ngân sách 400 triệu Mỹ kim cần thiết để tái ổn định họ ở Hoa Kỳ."

Cựu Tổng Thống Gerald Ford là ân nhân của cộng đồng người Việt lưu vong. Tháng tư đen, người Việt mình cần gởi thư cảm tạ ông Ford, người bắc chiếc cầu thang tự do đón nhận những bước chân Việt Nam. Chiếc cầu thang nối hai bờ sinh tử mong manh. Những nấc thang nhân đạo, đã đón nhận những người Việt lưu vong bối rối, kinh hãi lẫn mừng vui ra hải ngoại.

Viện Bảo Tàng Smithsonian Institution ở miền Ðông Hoa Kỳ cũng đã ngỏ ý xin chiếc cầu thang sắt rỉ bắc lên sân thượng Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn 1975. Nhưng cựu Tổng Thống Ford được danh dự nhận chiếc cầu lịch sử này. Ông trân trọng đặt nó ngay giữa Thư Viện Tổng Thống Gerald R. Ford.

Tự do và bi thương * Chiếc thang xám gợi nhớ bức hình trắng đen nổi danh của thông tấn xã UPI, cho thấy một giòng người chen chân lên chiếc trực thăng Mỹ đậu ở nóc nhà Tòa Ðại Sứ Mỹ. Chiếc cầu thang xám, biểu tượng cay đắng của chiến tranh Việt Nam, nơi mà 58.000 người Mỹ hi sinh chiến đấu bảo vệ tự do, đã thành người thiên cổ vạn cổ.

Ðối với cựu Tổng Thống Gerald Ford, Việt Nam là kỷ niệm in đậm thần trí, ghi khắc trái tim máu đỏ. Ông nhìn thấy niềm vui trong vẻ bi thương của chiếc cầu. Dẫu rằng nó thể hiện vẻ gì cay đắng của một cuộc chiến bi thảm, có kết thúc chẳng vừa ý. Nó gợi nhớ miền Nam Việt Nam bị đồng minh Mỹ bỏ rơị Thấp thoáng ở đây một nỗi đau buồn thương tiếc vô tận.

Sử gia Richard Norton Smith gọi đây là "chiếc thang tự do của hàng ngàn người Việt" đã chạy trốn khỏi đất mẹ, tìm thấy đất mới Hoa Kỳ. Người Việt lưu vong, hà xứ bất vi gia, đâu đâu chẳng là nhà, nhưng nỗi nhớ quê đậm đà tha thiết.

Cầu thang sắt rỉ gợi nhớ tháng tư rỉ máu. Tháng 4 của nỗi buồn mất miền Nam. Tháng 4 lưu vong xứ lạ. Tháng 4 của hai miền Nam Bắc bị nhuộm đỏ. Cầu thang sắt cũng gợi lên nỗi đau buồn của Mỹ Quốc khi quyết định bỏ rơi Việt Nam, buông xuôi một cuộc chiến làm chia rẽ nước Mỹ.

Cái thang sắt của cựu Tổng Thống Ford mang ảnh hình 30-4 tang thương. Dẫu rằng 30-4 cũng là cái mốc thời gian vùng dậy cuộc đấu tranh mới. Cái mốc thời gian khởi sự minh chứng một chế độ cộng sản phi nhân không tim và không óc, "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn" cho những mưu đồ chính trị vô cùng tàn nhẫn.

Chiếc cầu sắt mảnh khảnh nối hai bờ tử sinh, có khác gì những con thuyền nhỏ bé mỏng manh chở người vượt biển. Bến tự do nhiều người không tới được. Có những người không may, rớt lại, ngã gục. Cầu và tầu không hứng chở hết dân đen. Tự do, cái giá rất đắt, phải trả bằng hàng vạn sinh linh. Có những người chết thảm trong tù, chết ở Kinh Tế Mới đồng khô cỏ cháy, chết giữa rừng thiêng nước độc.

30.4.1975 tưởng đã chấm dứt chiến tranh máu đổ tương tàn, lại khai mở thêm những núi xương sông máu. Tháng Tư Ðen, xin thắp những nén hương cầu nguyện cho biết bao oan hồn uổng tử được siêu thoát. Xin thắp hương tưởng nhớ những anh hùng anh thư đã hy sinh vì Tự Do cho Việt Nam trong cuộc chiến khốc liệt, hoặc đang gánh chịu khổ nạn dưới chế độ hiện thời.

Ðất mới, sức sống mới * Cựu Tổng Thống Ford xứng đáng được tuyên dương. Ông trân quý chiếc thang lịch sử đó, vì đau xót chiến tranh, cảm thương người Việt, hiểu thấu giá trị của tự dọ

Tháng 5.1975 gió bụi, khi đang ngơ ngác ở trại tạm cư Fort Chaffee nắng nóng, Tổng Thống Ford đã bất ngờ viếng trại. Ông xuất hiện ở lớp Anh Văn, thăm hỏi, xoa đầu, bắt tay bọn học sinh chúng tôi, giữa những ánh đèn nhấp nháy mừng vuị

Cái thang sắt của định mệnh 30-4 ẩn chứa sức sống mới, niềm vui mới, cuộc đời mới. Ðối với nhiều người, đây là cái thang Hi Vọng và Tình Người. Là cái bắt tay Mỹ Việt tình nghĩa, dẫn đưa người Việt tha hương hướng đến một tương lai xán lạn hơn cho Việt Nam ở thế kỷ 21.

"Hỡi các em các chị các anh. Như thép đã tôi và chịu lửa ngàn lần. Thế hệ chúng ta phải lớn dậy vô ngần. Vượt đau nhục mở đường cho tiến hóa" (Ðoàn Viết Hoạt)

Ngày 10.4.1999, Gerald Ford vén bức màn mỏng, lộ ra chiếc thang sắt đặt giữa phòng thư viện tổng thống. Ðối với ông Ford, chiếc cầu tình nghĩa này sẽ vĩnh viễn giống như một tượng đài thể hiện sự chiến thắng của Mỹ Quốc. Không phải là sự thua cuộc. Tự do luôn chiến thắng.






















































































Free Web Hosting