Tin Na Uy:

Na Uy Bàn thảo chuyện nhân quyền tại Việt Nam sẵn sàng trợ giúp cho sự phát triển hệ thống luật lệ an tòan


Nhân chuyến viếng thăm vương quốc Na Uy của thủ tướng Phan Văn Khải, trong cuộc hội đàm thủ tướng Bondevik tỏ ý muốn hợp tác với Việt Nam về vấn đề nhân quyền vì những người đối lập than phiền rất nhiều đối với tình huống khó khăn này .

Sau đây là bài tường thuật của phóng viên nhật báo Aftenposten Gunnar Filseth đề ngày 28.09.1999:

Một phái đoàn Việt Nam được mời đến Na Uy với mục đích để thảo luận về vấn đề nhân quyền. Sau cuộc hội đàm vào ngày hôm qua (chú thích người dịch: 27.09.99) với thủ tướng Phan văn Khải, thủ tướng Bondevik nói rằng tôi hy vọng đây là bước khởi đầu trong chiều hướng thuận lợi. Bondevik tiếp, trong cuộc đàm thoại này chủ đề chính xoay quanh nền pháp lý an toàn và một hệ thống quản trị lành mạnh. Tôi nghĩ rằng tình hình đang còn quá sớm sủa để có thể nói rằng sự việc sẽ xẩy ra y như những đối thoại về nhân quyền đã được xúc tiến với Trung Cộng trong ba năm nay.

Sau cuộc hội đàm, một thỏa ước được ký kết trong đó Na Uy sẽ giúp cho Việt Nam luật lệ về ngư nghiệp vì cho đến nay Việt Nam vẫn còn thiếu sót. Na Uy bảo đảm cung cấp cho Việt Nam bộ luật ngư nghiệp để giúp cho nhà nước ấn định về thuế khóa. Theo đó, NORAD (chú thích người dịch: cơ quan chính phủ trợ giúp cho các nước nghèo trên thế giới) cung cấp 10 triệu kroner (chú thích người dịch: tương đương với khỏang 1,2 triệu mỹ kim). Tổng cộng sự trợ giúp của Na Uy cho Việt Nam hàng năm vào khoảng 80 triệu kroner (chú thích người dịch: tương đương với 10 triệu mỹ kim), nhằm vào các sự cải thiện về phương diện xã hội .

Câu hỏi hóc búa

Trong cuộc họp báo quá ngắn ngủi, Phan Văn Khải nhận được câu hỏi sau đây: "Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ vị lãnh tụ Phật Giáo đối lập có được phép ra báo về phật sự không?"

Ðáp: -Vấn đề sẽ được cân nhắc kỹ, nhưng mọi sự phải chiếu theo luật pháp. Chúng tôi có luật trù liệu về điều ấy.

Theo luật hiện hành tại Việt Nam thì việc tư nhân ra sách báo đều bị cấm chỉ và chỉ có bộ văn hóa mới cho phép cơ quan công quyền in và phát hành mà thôi (chú thích người dịch: lời bàn của phóng viên).

-Chúng tôi phải lưu tâm đến tình hình đất nước một quốc gia nghèo vừa bị tàn phá bởi chiến tranh. Vì vậy nên nếu như muốn thay đổi luật cũng phải từ từ. Chúng tôi không làm điều gì để di hại cho tổ quốc vì chúng tôi biết rằng hiện nay có những nhóm người không muốn phục vụ nhân dân và loại báo chí đó chỉ phục vụ cho một nhóm nhỏ nhoi mà thôi. Chúng ta phải nhớ rằng, đất nuớc vừa trải qua một cuộc chiến tranh trong đó hàng triệu người đã gục ngã, cho nên chúng tôi có nhiệm vụ là phải bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân.

Vị cầm đầu chính phủ kết thúc cuộc họp báo bằng cách vội vả bỏ đi để khỏi phải nghe thêm những câu hỏi khó khăn khác.

Sau đó Phan Văn Khải đến gặp Chủ tịch Quốc Hội bà Kirsti Kolle Grondahl và Ủy ban Ngoại giao Quốc Hội. Bên ngoài khuôn viên Quốc Hội ông thủ tướng gặp vào khoảng 50-60 người Việt Nam biểu tình phản đối sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Trong ngày thủ tướng Phan Văn Khải sẽ nói chuyện với hai xí nghiệp lớn của Na Uy đó là Norsk Hydro tại đảo Heroya và Statoil (chú thích người dịch: Statoil là xí nghiệp dầu hỏa của vương quốc Na Uy).

"Sự xuyên tạc"

Hôm qua tại Hà Nội Hoà thượng Thích Quảng Ðộ, vị lãnh đạo tinh thần đứng hàng thứ hai trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, công bố đơn xin phép thủ tướng để ra báo định kỳ. Mục đích của việc ra báo là để cải chính những sự xuyên tạc Phật Giáo do các cơ quan truyền thông nhà nước chủ chốt. Hòa Thượng Quảng Ðộ được phóng thích vào năm ngoái sau nhiều năm tháng nhục nhằn qua các nhà tù cộng sản trong vòng 20 năm trở lại đây.

Một lãnh tụ đối lập khác, bác sĩ Nguyễn Ðan Quế, cũng như Hoà thượng Quảng Ðộ, vốn là ứng viên giải Nobel hoà bình trong nhiều năm, kể từ ngày thứ Bảy tuần qua bị cô lập hẳn với thế giới bên ngoài. Vào thứ Sáu vừa rồi ông ta tố cáo sự chà đạp và trù dập của nhà nước quá khắc nghiệt khiến ông ta không dám bước chân ra khỏi nhà vì sợ bị tấn công bất thần.

Trong vòng một tuần lễ trở lại đây, nhiều tu sĩ Phật giáo bị bắt giữ hoặc bị kêu đi thẩm vấn. Theo nguồn tin hãng thông tấn Reuters, trong vòng hai tháng nay nhiều tu sĩ lãnh đạo Phật Giáo rất nhiều lần bị công an bắt giữ để điều tra.


Chú thích và bình luận của người dịch:

- Nhật báo Aftenposten là tờ báo lớn nhất có uy tín nhất tại Nauy.

- Phan Văn Khải đem theo một phái đoàn hùng hậu 71 người viếng thăm 4 nước Bắc Âu lần lượt Thụy Ðiển, Phần Lan, Na Uy và Ðan Mạch vào khỏang 02 tuần lễ vào cuối tháng 09/1999. Trong đoàn tùy tùng có 7 bộ trưởng gồm công kỷ nghệ, tài chánh, kế họach và đầu tư, xây dựng, lao động, y tế, ngư nghiệp.

- NORAD: dịch ra tiếng Anh là "Norwegian Agency For International Develeopment", thuộc Bộ Trợ Giúp các quốc gia phát triển.

- Trước tiên, đây là một chuyến bị gậy xin ăn như những chuyến đi khác của các chóp bu CSVN.

- Nhìn vào nhân sự, tùy theo khả năng và tài nguyên của từng quốc gia Bắc Âu mà Việt Nam nhắm tới: Với Thụy Ðiển và Ðan Mạch, VN xin trợ giúp kỹ thuật, tiền bạc và đầu tư về kỹ nghệ. Với Phần Lan, VN muốn được các quốc gia trong Liên Hiệp Âu châu cho đặc biệt xuất cảng sản phẩm chịu thuế nhẹ vì thủ tướng Phần Lan đang là đương kim chủ tịch LHÂC. Với Na Uy, VN nhắm vào việc dầu hỏa.

- Tưởng cũng nên nhắc lại là trong mấy năm vừa qua, công ty dầu hỏa quốc gia Na Uy đã cùng với công ty dầu hỏa của Anh quốc nhắm đầu tư ở VN, nhưng Satoil đã chịu đời mấy anh Việt Cộng không thấu nên đã bỏ của chạy lấy thân.

- Mọi người Việt Nam đều biết rằng đảng CSVN thường giết công dân của mình, đảng viên của mình bằng cách cho tay chân tạo ra những tai nạn như bị xe cán hoặc nạn nhân lái xe đâm xuống vực thẳm hoặc bị cho thuốc độc vào thức uống v.v.. , nên BS Nguyễn Ðan Quế sợ không dám ra khỏi nhà cũng dễ hiểu.

- Cuộc thăm viếng của Phan Văn Khải tại Na Uy không được đài phát thanh và truyền hình tại đây nhắc đến một chữ.

- Trong khi đó, nhật báo Aftenposten, là tờ báo uy tín nhất vương quốc Na Uy, đăng đại kỳ Vàng Ba Sọc Ðỏ nhưng hình hai thủ tướng Na Uy và VN chiếm một chỗ nhỏ khiêm nhường trên góc trái bài viết.

- Theo sự đánh gíá của người dịch: chuyến đi ăn xin này của viên thủ tướng CSVN thất bại. Ðến đâu cũng được nghe bài ca nhân quyền từ miệng của các vị thủ tướng Bác Âu trong lúc đó thì các quốc gia giáu có này chi chút tiền còm gọi là ... không đủ để cho bọn tham nhũng chia nhau.






















































































Free Web Hosting