Hồi Ký:

Nhớ Ngày 30/4/75

Nguyên tác: Tom Polgar - Bản dịch: Phụng Hồng


Lời người dịch : Tom Polgar nguyên là trùm CIA cuối cùng của Toà Ðại Sứ Mỹ tại Saigon. Nhắc đến Tom Polgar, hẳn rất nhiều người không thể nào quên được những kế hoạch tình báo và phản tình báo của CIA mà ông ta đã thực hiện một cách rất tinh vi tại VN trong đầu thập niên 70, nhất là công tác điều nghiên và theo dõi toàn bộ những buổi họp mà Dinh Ðộc Lập cho là "tối mật" nghiên và sau đó là cuộc họp mặt của TT Nguyễn Văn Thiệu tại Vũng Tàu cùng với các tướng Viên, Quang, Phú (14/3/95) bên cạnh có Trần Thiện Khiêm là cánh tay mặt đưa đến quyết định ngu xuẩn "Triệt Thoái Cao Nguyên 1975" để rồi cuối cùng, phó mặt cho CSBV nuốt sống miền Nam. Tom Polgar cũng là người đặc trách cho di tản một số yếu nhân và Tướng lãnh VNCH vào giờ chót như Thủ Tướng 7 ngày Nguyễn Bá Cẩn, Trần Văn Ðôn,...

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc Nhục 30/4, Tom Polgar lại viết hồi ký tưởng nhớ Saigon, nơi mà ông từng có những kỷ niệm đẹp. Ðặc biệt năm nay, ông viết 2 bài : "The Fall of Saigon" và "Too little, Too Late -- But Still Wrong" (Phê bình tác phẩm "In Retrospect : The Tragedy and Lessons of Vietnam" của nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ (1961-1968) Robert Strange McNamara viết chung với Brian VandeMark).

Tom Polgar hiện nay đã 72 tuổi, sống ẩn dật tại một thị trấn nhỏ ở Florida. Bài dưới đây đăng độc nhất trên nhật báo Ðức ngữ "Welt am Sonntag" (World Sunday).

* * * * *

Ðúng 20 năm trước ngày này lúc 6 giờ sáng, 30/4/75, tôi đáp chuyến trực thăng cuối cùng bước xuống sân chiến hạm chỉ huy "Blue Ridge" sau một ngày dài nhất và buồn bã nhất của đời tôị Tôi cũng là người Mỹ cuối cùng rời khỏi Tòa Ðại Sứ ở Ðại lộ Thống Nhất Saigon, rời Saigon, rời VN thân yêu, một xứ sở tôi từng tha thiết phục vụ với bao cảm mến nhiệt tình.

Tôi nhìn lại lần chót Saigon với niềm tiếc thương vô hạn qua làn kính lờ mờ khi trời vừa rạng đông. Saigon như đang khoắc khoải với bao nỗi kinh hoàng đang rình rập sau lưng. Thế là hết. Vĩnh biệt Saigon nhé ! Tôi tự hỏi mình không biết có nên thốt ra câu :"Hẹn ngày tái ngộ" hay không ?

Cách đây mấy năm, tôi đã trở lại Saigon cốt để thăm lại nơi tôi làm việc. Trống vốc ! Và tấm gỗ ép đã bị tháo gở. Cái mũ sắt và những bao cát vẫn còn trơ trơ nơi một góc trên sân thượng làm bãi đáp cho trực thăng đã di tản biết bao nhiêu người và in dấu bao nhiêu người đã kẹt lại ! Bây giờ họ ở đâu ? Ngục tù cải tạo chăng ? Chết ở vùng kinh tế mới chăng ? Tôi thầm nghĩ :"Thật là bất hạnh cho Saigon đã rơi vào một tên chủ mới quá tồi tệ !".

4 giờ sáng 29/4/75, tôi giật mình choàng dậy sau những tiếng nổ ghê hồn tại Saigon. Tôi biết hồi kết cuộc của trận chiến dài nhất của Hoa Kỳ tại VN đã gần kề. Phải chăng bây giờ tôi đang nghe trận tấn công cuối cùng vào Saigon bắt đầu ?

Tôi gọi điện thoại qua Tòa Ðại Sứ. Tôi được báo cáo phi trường Tân Sơn Nhất đang bị hỏa tiễn và đại pháo pháo kích nặng. Chắc chắn đây là phút dứt điểm. Nếu quả thật phi đạo không còn xử dụng được nữa, tất nhiên công cuộc di tản đã tiến hành từ mấy tuần qua đành phải đình lại. Như thế có nghĩa là chính phủ Mỹ phải có những quyết định cứng rắn dứt khoát thật mau lẹ.

Trời nóng và ẩm thấp, một khí hậu thật đặc biệt của Saigon. Tôi mặc vội chiếc quần chẽn và cái áo sơ-mi thể thao. Mấy ai đã biết được rằng đó là bộ đồ tôi đã mặc từ một tuần lễ nay hoặc có thể tôi sắp lên đài vô tuyến truyền hình trong nước chăng ? Năm 1991 khi đài BBC thu hình tôi tại Saigon, tôi cũng đã mặc bộ đồ xanh này mà tôi còn giữ mãi đến bây giờ.

Tôi rời phòng ngủ theo lệ thường. Nhờ giác quan thứ sáu hướng dẫn, tôi trở lại lấy giấy thông hành, có lọ thuốc phòng thân, thẻ tín dụng, sổ ghi địa chỉ và chiếc máy ảnh rồi cho tất cả vào một túi nhỏ. Tôi biết chắc hôm nay là ngày khốn đốn nhất, nhưng tôi không dám tự nghĩ là tôi sẽ không bao giờ trở lại ngôi biệt thự kiến trúc theo lối Pháp này nữa. Và tôi cũng không dám cho là 20 năm cố gắng của người Mỹ tại VN đã đem lại một nhục nhã ê chề.

4 giờ rưỡi, tôi bước xuống cầu thang thì thấy đèn ở phòng ăn sáng như thường lệ đã dọn sẵn. 2 người giúp việc ở lại cũng nghe thấy tiếng nổ, họ tưởng tôi đến Tòa Ðại Sứ như mọi ngày nên vẫn ăn mặc chỉnh tề trong bộ thường phục trắng cổ truyền dành cho những người bồi phòng hạng sang ở VN. 2 người đàn bà này đã phục dịch tôi hơn 3 năm naỵ Còn người tài xế của tôi đã làm việc ở Tòa Ðại Sứ từ 12 năm quạ Họ muốn làm gì bây giờ ? Người đàn bà già trên 60 tuổi và nặng 45 kg nói rằng bà sẽ ở lại. CS không làm gì được bà. Người trẻ hơn muốn đi nhưng trước hết anh ta phải đi gom góp hết tất cả gia đình anh hơn 36 (!) người. Vào giờ chót, anh đành phải ở lại vì không kịp. Sau này, tôi được biết anh là một thuyền nhân vượt biên đến Ðài Loan.

Tôi cho bà giúp việc lớn tuổi tất cả số tiền mà tôi hiện có. Tôi khuyên bà ta nên ra di trưóc khi CS tới. Tôi nhờ bà ta coi sóc giùm con chó và con vẹt của tôị

Tòa Ðại Sứ, các tin tức đều rất bất lợi cho tạa. Phi đạo Tân Sơn Nhất bị hư hỏng nặng. Các vận tải cơ không thể đáp được nữa. Trong những giờ đầu đã có nhiều sự lộn xộn về chính sách của Mỹ. Ngưng bắn chăng ? Liệu Kissinger có thuyết phục tài binh được Brezhnev chăng ? Chuẩn bị cho những tai hại sẽ xảy đến, chúng tôi bắt đầu báo động mọi nhân viên người Việt rằng sẽ di tản mọi người và phá hủy toàn bộ hồ sợ.

Gần đúng ngọ, TT Ford ra lịnh đóng cửa Tòa Ðại Sứ và tất cả Mỹ kiều phải tức khắc rời VN vào buổi tối. Chiến thuật di tản bằng trực thăng vận vĩ đại nhất lịch sử đã bắt đầu diễn tiến. Có nhiều điều mơ hồ nhầm lẫn đã xảy ra, điển hình nhất là sự khác biệt về thời gian của các lịnh ban ra từ Hoa Thịnh Ðốn trong những ngày đó. Ðoàn trực thăng vận từ hạm đội ở biển Nam Hải đã bị trễ mất 3 tiếng. Sự mất mát về thời lượng này đã làm cho trực thăng cất cánh trễ và đã làm cho chúng tôi thực khổ tâm và tủi nhục vì đã bỏ lại một số bạn bè thân yêu.

Quyết định từ chính phủ Mỹ lan truyền rất nhanh như cháy rừng. Lúc xế chiều Toà Ðại Sứ như một pháo đài kiên cố, nội bất xuất, ngoại bất nhập, chỉ trừ trực thăng là con đường độc đáo duy nhất mà thôị Trong đường phố Saigon, một đô thị có 5 triệu dân, tình trạng thật hỗn độn, tuyệt vọng và vô trật tự, vô chính phủ.

Văn phòng CIA vẫn còn hoạt động đều. Chúng tôi vẫn bắt liên lạc được các báo cáo từ các cộng sự viên bằng đài vô tuyến hay điện thoại. Chúng tôi biết mọi sự việc đang xảy ra và báo cáo lại trung ương, nhưng cũng không được chu đáo lắm. Vào xẩm tối, Hoa Thịnh Ðốn bắt đầu lo ngại CS Bắc Việt có thể chiêm trung tâm Saigon và bắt giữ những người Mỹ đang ở trong Tòa Ðại Sứ. Trong lúc đó thì những chiếc trực thăng lớn nhỏ lên xuống Tòa Ðại Sứ từng phút một ở một tình trạng phập phồng lo sợ những đột biến xảy ra.

Ðúng 4 giờ sáng ngày 30/4/75, giờ Saigon,TT Gerald Ford ra lịnh chấm dứt cuộc di tản. Từ đó trở đi chỉ có Mỹ kiều mới được bốc đi mà thôị Tổng Thống hạ lịnh Ðại sứ Graham Martin phải cấp tốc lên chiếc trực thăng kế tiếp với bộ tham mưu còn lại. Và như vậy, chúng tôi ra đi bỏ lại hàng trăm người bạn VN ở bãi dậu xe tại Tòa Ðại Sứ mà mấy giờ trước đó họ đã được hứa hẹn bốc đị Tôi nghĩ rằng đó là một hành động phản bội đầy nhục nhã. Cuối cùng chúng tôi uể oải leo lên sân thượng mái nhà Tòa Ðại Sứ, không ai nói với ai câu nào. Vì mỗi người biết mình làm gì.

Từ trên không trung nhìn xuống, đèn Saigon chậm rãi tắt dần. Chúng tôi không thể biết được gì sắp xảy ra. Một giờ sau, tôi đặt chân lên chiến hạm chỉ huy "Blue Ridge" và rồi tôi chỉ có thể đánh một điện tín về cho gia đình tôi vỏn vẹn có mấy giòng :"Em yêu dấu, rời Saigon bằng trực thăng. Bây giờ anh đã được an toàn trên một tàu chiến. Sẽ gặp lại em sớm".

7 giờ sáng ngày 30/4/75, tôi tìm được một chỗ ngủ trong một phòng trên tàu và tôi đặt lưng cố ngủ. Một ngày dài nhất và buồn thảm nhất đã trôi quạ Cộng tác của tôi tại Saigon đã chấm dứt. Và cũng chấm dứt luôn sự can thiệp của người Mỹ vào cuộc chiến VN vậy.






















































































Free Web Hosting