Những bí mật về cuộc tàn sát tại Cam Bốt

(Thời Báo, 15/5/99)


Hơn 20 năm qua, nói đến Cam Bốt, cả thế giới phải kinh hoàng về cuộc tàn sát tập thể kinh hoàng, lên tới hàng triệu người. Trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí của thế giới, các cơ quan tranh đấu cho nhân quyền ở khắp nơi trên địa cầu, người ta đều nghe nói việc đưa những thủ phạm ra tòa án để xét xử. Thế nhưng, gần đây, khi những sự thật được khui ra thì có người lại muốn dìm nó đi, vì sợ nó sẽ khui ra những cái người ta không muốn nghẹ Nhiều khi nó lại gây thêm cho những cái chết khác.

Vào tuần trước, Tạp Chí Kinh Tế Viễn Ðông đã bắt đầu cho đăng những tin tức và bài phúc trình, căn cứ lên trên lời kể của một nhân vật cao cấp trong tập đoàn Khmer Ðỏ: Kang Khek Ieu. Kang dùng nhiều tên khác nhau, nhưng một tên quen thuộc đối với giới báo chí là Duch. Duch đã kể rất nhiều chi tiết cho ký giả Nate Thayer trong nhiều lần gặp gỡ. Nate Thayer, là ký giả của tạp chí Kinh Tế Viễn Ðông, người duy nhất đã gặp và phỏng vấn Pol Pot trước khi chết. Các thông tấn sau đó cũng loan tải tin tức về sự tiết lộ này.

Những điều Duch tiết lộ cho nhà báo Nate Thayer đã tố giác mạnh mẽ bộ máy giết người của Khmer Ðỏ. Duch trưng ra nhiều bằng chứng quan trọng khiến cho Liên Hiệp Quốc quan ngại về sinh mạng của ông tạ Người ta cho rằng, kẻ đang bị Khmer Ðỏ truy lùng gắt gao nhất tại Cam Bốt, có lẽ là Duch. Trong khi đó, đối với những lãnh tụ Khmer đã về đầu thú với nhà cầm quyền Nam Vang thì không ai dám động tới. Bởi vì Nam Vang e sợ rằng nền hòa bình mong manh của Cam Bốt có thể biến thành khói lửa nếu đem những đao phủ Khmer Ðỏ ra tòa án quốc tế.

Trong số báo đề ngày 13 tháng năm, 1999, tuần báo Kinh Tế Viễn Ðông phát hành tại Hồng Kông, đã đăng hai bài của Nate Thayer, tiết lộ nhiều chi tiết về cuộc diệt chủng do Khmer Ðỏ tiến hành. Những chi tiết về cuộc tàn sát, về những lệnh giết người, những quyết định tàn sát tập thể của tập đoàn cộng sản Khmer.

Qua ngòi viết mô tả của Nate Thayer, Duch cũng là một thứ đao phủ thủ, giết rất nhiều người, khi ngồi tự thú vẫn còn giữ được sự bình thản. Nate Thayer cũng kể rằng, Duch đã có lúc rơi nước mắt, bày tỏ sự ăn năn.

Duch năm nay 56 tuổi, diện mạo quái dị. Thân thể ốm và lùn với cái đầu to tướng. Hai lỗ tai to gắn bên ngoài khuôn mặt nhăn nhíu với hai hàm răng rụng gần hết. Bên trên thì hai con mắt kéo mây trắng lờ mờ. Bàn tay trái bị cụt ngón trỏ và các ngón tay khác thì bị cong quắp lại như bàn chân diều hâu, do một tai nạn trong lúc lau chùi súng ống.

Duch cho biết, ông ta đã theo đạo Thiên Chúa, tin vào Ðức Chúa Trời. Ông sẵn sàng ra trước tòa án quốc tế để tố cáo những kẻ giết người, và cũng để trả lời về những hành động giết người của ông ta. Duch nói với Nate Thayer rằng: "Tôi dâng linh hồn cho Chúa Gie^sụ Cái quan trọng là lịch sử phải được hiểu đúng đắn. Tôi muốn kể cho nhà báo nghe tất cả." Và ông ta đã kể cho Nate Thayer hết mọi thứ.

Duch nói: "Tôi chỉ là một chuyên viên của đảng cộng sản." Duch kể về hoạt động của bộ phận S-21 là cơ quan bảo vệ chính trị của Ðảng Cộng Sản Khmer, do Duch điều hành từ Tuol Sleng. Một điển hình được đưa ra: một ngôi trường ở Nam Vang biến thành nơi giam giữ ít nhất là 16.000 người. Rất nhiều người trong số này là cán bộ và thân nhân của họ. S-21 do Duch chỉ huy thẩm vấn rồi đưa bản kết quả lên cho cấp trên. Sau đó những người này bị giết hết, chỉ còn bảy người sống sót.

Duch kể rằng chính sách giết hết tất cả tù nhân là "lệnh miệng ban ra từ trung ương đảng từ hồi năm 1971, khi mà chúng tôi đấu tranh giải phóng nhân dân ra khỏi tay của quân thù." Ðến năm 1973, ý nghĩa kẻ thù được mở rộng thêm khi lãnh tụ Pol Pot của Khmer Ðỏ ra quyết định tất cả cán bộ đảng phải xuất thân từ giai cấp nông dân và dẹp bỏ việc học hành. Duch nói: "Vào lúc đó, nhiều chuyện thay đổi và nhiều người bị giết." Tức là tại Cam Bốt, dưới triều đại của Pol Pot, giai cấp nông dân là giai cấp lãnh đạo và những người trí thức đều bị xem là kẻ thù của giai cấp và bị giết hết.

Sau khi cướp được chính quyền, vấn đề tranh trừng nội bộ của Khmer Ðỏ diễn ra khốc liệt. Duch nhắc lại lời của Pol Pot: "Chúng ta phải bảo vệ đảng và đất nước bằng cách truy tìm kẻ nội thù ngay trong đảng. Chúng ta không đủ sức mạnh để tấn công kẻ thù bên ngoài, nên chúng ta phải tiêu diệt kẻ thù ngay bên trong đảng." Duch cho biết Pol Pot lệnh bắt những người ở phía bắc, rồi phía tây nam rồi tây bắc, rồi bắt những người phía đông. Pol Pot dùng Nuon Chea để giết người. Theo lời Duch thì Pol Pot không bao giờ ra lệnh giết người. Tất cả do Nuon Cheạ Duch kể: "Hắn ta là người ồn ào ra lệnh cho thuộc cấp nhưng không giải thích. Nuon Chea là người trực tiếp ra lệnh cho bộ máy giết người của đảng cộng sản."

Duch kể về hai người trong hàng ngũ lãnh đạo của Khmer Ðỏ bị thanh trừng là Vorn Vet và Chay Kim Hour. Chính Duch đã theo lệnh của Nuon Chea để giết hai người này. "Tôi phải đào xác Vorn Vet lên để chụp hình và trao cho Nuon Chea thì hắn mới tin là Vorn Vet đã chết." Duch cũng thú nhận là chính y đã giết chết tám người Tây phương ở Tuol Sleng, cũng theo lệnh của Noun Cheạ "Nuon Chea còn ra lệnh cho tôi phải đốt xác những người này thật kỹ, không để lại xương." Những nạn nhân này là những người đến từ Mỹ, Anh, Úc, Pháp và Tân Tây Lan. Duch tiết lộ rằng những người Tây phương này bị giam giữ cả tháng và bị tra tấn trên ghế điện do tên trùm công an tên là Mam Nay, hiện là một nhân viên cảnh sát ở vùng phía tây Cam Bốt.

Những lời khai của Duch cũng có nói đến Tướng một chân Ta Mok, đã bị bắt hồi tháng ba, nhưng Duch đợi mãi không thấy gọi đến để trưng ra những bằng chứng. Duch cho biết "Ta Mok làm chủ một nhà tù riêng ở Cherie ÓPhnoe thuộc tỉnh Kampot. Nhiều người đã bị giết ở đâỵ" Duch thú nhận về những kỹ thuật tra tấn mà ông ta đã thực hiện. "Tôi biết nếu chỉ đánh đập thì tù nhân sẽ không nói gì. Nhưng nếu kết hợp với kỹ thuật tâm lý thì tôi nói với họ nếu khai thì sẽ được thả rạ Tuy đây là nói láo, nhưng có hiệu quả. Thế nhưng Ta Mok thì bất cần. Hắn tra tấn rồi giết chết luôn." Ðến nay, Ta Mok vẫn chưa bị truy tố, gần như vẫn được tự dọ

"Trung ương không ra lệnh cho chúng tôi phải giết người như thế nào. Nhưng chúng tôi đã giết họ không tốn một viên đạn. Thường là cắt cổ." Vừa nói, Duch vừa đưa ngón tay cưa ngang cổ để diễn tả. "Chúng tôi giết họ như giết gà." Ðược hỏi tại sao đàn bà và con nít cũng bị giết. Duch trả lời: "Hễ bị bắt là phải chết. Sự thật là vậy. Tất cả những người trong đảng đều biết rõ chuyện đó. Không tin thì đi hỏi các đảng viên cộng sản."

Duch đã kể lại miên man nhiều chuyện. Những chuyện đã chứng kiến, đã nhúng tay trực tiếp. Tất cả như một "bản tự thú."

Duch cho biết việc giết người không phải do một người mà là quyết định của trung ương đảng. "Nuon Chea là kẻ chủ chốt của cuộc giết người. Pol Pot chỉ để ý đến các chiến lược quân sự. Khieu Samphan thì không có quyền ra lệnh bắt ai hay giết aị Ông ta chỉ là một thư ký làm biên bản. Pol Pot có biết về S-21, nhưng không đích thân chỉ huy mà giao quyền cho Nuon Chea, nhân vật số hai trong đảng. Còn Son Sen thì đứng đầu quân đội và công an." Lúc kể đến đây, Duch lắc đầu nói: "Gần như là chúng nó bắt tất cả." Trong đợt tranh trừng hàng ngàn cán bộ cộng sản Miên ở vùng phía đông vào năm 1978, Duch cho biết: "Nuon Chea, Khieu Samphan, Pol Pot và Son Sen đã họp kín. Pol Pot đã ra lệnh."

Và cứ thế, cuộc tàn sát đẫm máu kéo dài cho đến tuần lễ cuối cùng của năm 1978. Duch nói: "Nhà tù của tôi đã đầy. Nuon Chea ra lệnh bắt 300 người lính Khmer. Ông ta gọi tôi lên vào bảo 'chẳng cần tra khảo làm gì- giết hết đị' Và sau đó tôi đã giết hết." Càng thanh trừng sự chống đối càng cao, và cuối cùng cộng sản Việt Nam đã tấn công qua Cam Bốt vào tháng 12 năm 1978 và chiếm thủ đô nước này trong vòng hai tuần lễ. Duch kể rằng: "Vào ngày cuối cùng trước khi quân cộng sản Việt Nam tấn công, Nuon Chea gọi tôi lên văn phòng và ra lệnh phải giết hết tù nhân còn giam trong nhà tù Tuol Sleng. Chính tay tôi đã giết hết. Tôi có xin Nuon Chea cho tôi giữ một người tù Việt Nam lại để đưa lên đài phát thanh nói những lời tuyên truyền. Nhưng Nuon Chea bảo giết hết. Mai mốt, chúng ta còn có thể bắt thêm nữa. Tôi như là tên chạy bàn cho Nuon Chea. Hắn ta không cho tôi biết là lính cộng sản Việt Nam đang tấn công qua Cam Bốt nên tôi không có thì giờ để tiêu hủy hồ sợ Ðến năm 1983, khi gặp lại Nuon Chea, hắn ta đã mắng tôi là thằng ngu, vì tất cả hồ sơ của đảng đều tiêu hủy, ngoại trừ những gì do tôi giữ."

Có hàng ngàn dữ kiện bên trong "lời tự thú" của Duch, bao gồm những lệnh tra tấn, giết tù nhân, do Duch, Nuon Chea hay của ai đó ra lệnh. Cũng có những dữ kiện trong những hồ sơ chưa kịp tiêu hủy, bỏ lại ở Tuol Sleng. Ðây là là những bằng chứng rất rõ ràng, đủ dùng cho phiên tòa xử các tội phạm diệt chủng tại Cam Bốt.

Theo những lời kể của Duch viết gửi cho Tạp Chí Kinh Tế Viễn Ðông, được xem là "lời tự thú" có những chuyện sau đây: *

* "Người ngoại quốc không biết ai ra lệnh giết người. Tôi muốn giải thích rõ ràng rằng quyết định là của trung ương đảng cộng sản. Tôi thi hành lệnh của cấp trên là Nuon Chea và Son Sen. Ðến nay, tôi vô cùng ăn năn rằng những người bị giết, họ chẳng làm điều gì sai.

** "Trong thời chiến tranh, cấp trên của tôi là Vorn Vet. Sau năm 1975, tôi thuộc quyền Son Sen. Ðến tháng bảy, 1978, tôi được thuyên chuyển đến làm việc dưới quyền Nuon Chea.

** Chính Duch đã giết Vorn Vet trong đợt thanh lọc nội bộ. Ta Mok đã đích thân đến bắt Vorn Vet tại nhà. Trong lúc đó, Ke Pok, ủy viên dự khuyết trung ương đảng, trốn dưới gầm giường. Ke Pok hiện nay là tướng một sao trong quân đội Cam Bốt.

nghi, được ban hành do tỉnh ủy, khu ủy hay trung ương đảng. Người nào bị bắt thì bị giết chết.

** Những người bị đưa về nhà tù Tuol Sleng đều được chụp hình đến chứng minh cho trung ương đảng là họ đã bị bắt. Ðối với một số người, Nuon Chea yêu cầu phải đưa cho hắn xem tấm hình xác chết trước khi đem chôn. Công việc hàng ngày của Nuon Chea là bắt và giết. Người thứ hai sau hắn là Son Sen. D

uch cũng cho biết rằng, Vorn Vet và Ieng Sary không có mặt trong buổi họp vào năm 1978, quyết định cuộc thanh lọc nội bộ trong vùng phía đông Cam Bốt. Duch nhớ lại: "Son Sen và Nuon Chea ra lệnh bắt và giết rất nhiều cán bộ cao cấp. Tôi không biết tại sao?"

Lãnh tụ Khmer Ðỏ luôn tỏ ra quan ngại về những tài liệu Duch chưa kịp tiêu hủy ở Tuol Sleng, vì đó là bằng chứng về những vụ giết người. Duch kể lại: "Vào ngày 25 tháng sáu, 1986, Son Sen hỏi tôi về hồ sơ liên quan đến S-21, tôi đã cho hắn biết vì Nuon Chea không cho biết cộng sản Việt Nam đang tấn công nên tôi không kịp tiêu hủy. Son Sen tức giận vô cùng."

Nói về số phận tám người Tây phương đã bị giết ở Tuol Sleng, Duch cho biết thêm một người nữa là người Pháp tài xế xe tải bị Khmer Ðỏ bắt. Chính Ta Mok đã ra lệnh cho Duch giết người này. Tạp chí Kinh Tế Viễn Ðông chưa muốn tiết lộ tên người Pháp này vì muốn chờ kiểm chứng với gia đình của ông ta.

Duch cho rằng: "Tôi nghĩ là nên có một phiên tòa xét xử Ta Mok và Nuon Cheạ Nếu Pol Pot và Son Sen còn sống thì đưa ra tòa luôn. Ieng Sary và Khieu Samphan thì họ chẳng có quyền hành gì cả."

Năm 1998, Pol Pot đã ra lệnh giết chết Son Sen và một năm sau thì y tự kết liễu đời mình. Ieng Sary, cựu bộ trưởng ngoại giao Cam Bốt hiện đang sống tại Pailin cùng với Nuon Chea và Khieu Samphan. S

au hơn 40 tiếng đồng hồ tiết lộ hết tất cả những gì còn nhớ, Duch đã đưa cho Tạp Chí Kinh Tế Viễn Ðông rất nhiều bằng chứng để tố cáo với thế giới và cũng để dùng làm bằng chứng trong phiên tòa xét xử tội phạm diệt chủng tại Cam Bốt, ít nhất là Ta Mok và Nuon Chea.Với bao nhiêu chứng tích, nhưng hai đao phủ thủ diệt chủng Ta Mok và Nuon Chea vẫn chưa bị bắt.

(Theo tạp chí Kinh Tế Viễn Ðông, 13/5/1999)






















































































Free Web Hosting