Bang Giao Việt - Hoa Không Ngưng Sóng Gió:

Bài Học Quân Sự 1979: Lý Do, Quyết Ðịnh Và Hậu Quả

Lâm Lễ Trinh


Ðể bao vây Trung quốc và làm suy yếu thế lực của Hoa kỳ tại Á châu, tháng 6-1969 Leonid Brezhnev đề nghị với các quốc gia, từ Trung Ðông đến Nhựt bổn, hình thành một tổ chức an ninh chung bảo vệ hòa bình và an lạc trong khu vực. Riêng ở Ðông dương, chủ đích của Nga là hất ảnh huởng Mỹ và Tàu ra khỏi bán đảo, kiểm soát vịnh Cam Ranh và các hải cảng chiến lược, hổ trợ các đảng và thể chế mạc xít, đồng thởi đặt các nước Ðông dương trong vòng lệ thuộc Ðiện Cẫm Linh bằng cách viện trợ quân sự và kinh tế. Kế hoạch này thành công. Việt Nam là trường hợp điển hình. Lê Duẫn đã trở nên con gà nòi của Mạc Tư Khoa.

Sau ngày " giải phóng Sàigòn ", Liên Sô tăng số cố vấn tại Lào từ 100 lên 500, giúp 500 triệu mỹ kim cho ngân sách VN tài khóa 1976 và 3 tỷ đô la cho kế hoạch ngũ niên 1976- 1980 của Hànội. Bắc Kinh, trong lúc đó, chỉ viện trợ tượng trưng 200 triệu, báo tin không cấp ngân khoảng mới cho 1977 và ngày 27. 9. 1976, tại diển đàn Liên Hiệp quốc, Ngoại trưởng Kiều Quán Hoa một mặt tố Nga trám khoảng trống ở Á châu và mặt khác, cảnh cáo cacÔ thành viên Ðông Á đừng bao giờ "đón cọp vào ngã sau trong khi đuổi chó sói ra cửa trước." Với ước mong được thu nhập vào COMECON, Hội đồng Tài trợ Kinh tế Hổ tương CS, Hànội theo sát con đường Sô viết chống Tàu.

Khi Ðảng Lao động VN nhóm Ðại hội lần thứ 4 tại Hànội, cuối 1976, đưới sự giám sát của lý thuyết gia Mikhail A. Suslov, trưởng phái đoàn Sô viết, thì đa số ủy viên trong Chính trị bộ đã nối đuôi Lê Duẫn thần phục Mạc Tư Khoa: Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Linh, Tố Hữu, Ðổ Mười. Những phần tử như Lê Ðức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, trước kia đứng giữa, nếu không nói là thiên Bắc kinh, đều chuyển hướng. Hoàng Văn Hoan bị khai trừ, trốn sang Tàu và lảnh án tữ hình khiếm diện. Một số không ít như Phạm Văn Ðồng, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị, Võ Chí Công và Chu Huy Mẫn phải đổi phía để sống còn. Ngay cả Trường Chinh củng tỏ ra ôn hòa hơn. Cuối 1977, sau khi tham khảo ý kiến Trung quốc, Cam bốt đoạn giao với VN. Ðầu năm 1979, số cố vấn và chuyên viên sô viết tại VN tăng từ 5000 lên 8000. Nhiều diễn biến dồn dập xãy ra, khiến cho Bắc kinh và Hànội không tránh được đụng độ trực tiếp :

Lý do đụng độ Việt - Hoa

1 - Liên sô xử dụng Vịnh Cam Ranh và ký Hiệp ước thân hữu với VN. Tháng 6-1978, không khí căng thẳng khi Phó Thủ tướng Ðặng Tiểu Bình báo tin hủy bỏ viện trợ cho VN, phản đối việc trục xuất 110. 000 người Việt gốc Hoa và công bố Trung quốc đã giúp cho CSVN hơn 20 tỷ mỹ kim từ 1950 đến 1978. Hànội liền tố ngược các lảnh tụ Tàu là phản động. Hai quốc gia CS Albania và Lào củng hùa theo chỉ trích Bắc Kinh. Ðồng thời, Phạm Văn Ðồng lên tiếng xin bình thường hóa bang giao với Hoa kỳ. Mười hôm sau, giới truyền thông rầm rộ tung tin Liên sô được phép lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh và Ðà nẳng. Phần thưởng của sự nhân nhượng này là Mạc Tư Khoa bực đèn xanh cho Hànội xúc tiến thực hiện và điều khiển " Liên bang Ðông Dương.

Ngày 3-11,1978, Nga và Việt ký Hiệp ước Thân hữu và Hợp tác, trong đó điều 6 đặc biệt ghi rằng đôi bên sẽ áp dụng "các biện pháp thich nghi và hữu hiệu để bảo vệ hòa bình và an ninh " nếu một trong hai nước bị đe dọa hay tấn công. Trong dịp viếng Thái Lan, Ðặng Tiểu Bình sỉ vả VN là "Cuba của phương Ðông", bắt tay với đế quốc để xây mộng bá chủ và đe dọa Thái Bình Dương và Thế giới.

2 - VN chiếm đóng Cam bốt. Tại Hội nghị Genève 1954, Chu Ân Lai thuyết phục Phạm Văn Ðồng cho rút quân khỏi Cam bốt và công bố tôn trọng chủ quyền nước này. Năm 1958, Bắc kinh và Nam Vang trao đổi sứ thần và ký Hiệp ước hữu nghị và bất xâm phạm. Tháng 11. 1963, sau vụ đảo chính TT Ngô Ðình Diệm, Sihanouk yêu cầu các cơ quan Mỹ rời xứ Chùa Tháp và Trung quốc cảnh cáo Hoa kỳ không được xâm nhập đồng minh nhược tiểu này. Tháng 3. 1970, tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk. Một tháng sau, các dân tộc Ðông dương nhóm thượng đỉnh tại Guangzhou gồm có Bắc Việt, Pathet Lào và Khờ me Ðỏ ( lúc đó còn liên kết với Sihanouk ). Khờ Me Ðỏ nhận viện trợ của Bắc kinh và tuy không tin Hànội, vẫn liên tục cấp nơi ẩn nấp cho các lực lượng việt cộng mổi khi chúng bị Quân đội VNCH đẩy lui.

Vì lý do lịch sử, địa dư và chiến thuật, Cam bốt đã từng là chư hầu của VN. Miên luôn luôn lo sợ bị nuốt trửng ngay trong những năm cộng tác thân thiện với Hànội (1970 - 1975 ). Sau tháng 4-1975, Khờ Me Ðỏ hoàn toàn trông cậy vào sự che chở của Trung quốc. Tháng 9-1975, Chu Ân Lai sắp xếp cho Sihanouk trở về Nam Vang "để đuổi Bắc Việt ra khỏi xứ" nhưng ê kíp Pol Pot, Ieng Sary và Khieu Samphan nhất quyết đốt giai đoạn biến Cam bốt đầu hôm sớm mai thành một "nước xã hội chủ nghĩa vẹn toàn", bất chấp lời khuyên của Chu. Những biện pháp quá khích được đem ra thi hành gắp làm cho xứ hổn loạn.

Tháng chạp 1976, khi phái đoàn chuyên viên Tàu của Fang Yi sang giúp Miên thì đã quá chậm: quần chúng kiệt sức, thợ thuyền, công chức và trí thức bị tiêu diệt, quân đội tan rã, gần 4000 lính Miên (do Việt cộng huấn luyện năm 1976) bị tẩy trừ. Từ 1975 cho đến 1978, Chính phủ Khờ Me Ðỏ đòi bộ đội Việt rời xứ nhưng các đơn vị này chỉ di tản về biên giới và tại đây, hai bên nhiều lần đụng độ đẩm máu. Theo sự tiết lộ của Hoàng Tùng, tổng biên tập báo Nhân Dân và ủy viên Chính trị bộ, Bắc bộ phủ đã có ý đồ chiếm Cam bốt từ 1970 - 1972. Cuối 1976, Ðại hội 4 Ðảng Lao Ðộng nhóm để đổi tên thành Ðảng CS Việt Nam và chấp thuận đề án của Lê Duẫn xúc tiến việc thiết lập Liên bang Ðông Dương bằng cách thuyết phục và nếu cần, áp lực quân sự Miên và Lào gia nhập.

Tháng 2-1978, Ủy ban Trung ương quyết nghị xóa chế độ Pol Pot qua 4 giai đoạn: tố cáo đường lối khát máu của Khờ Me Ðỏ, tấn công Bắc kinh viện trợ Nam Vang, xúi dân Miên nổi loạn và tận dụng lá bài sô viết. Ngày 7-1-1979, với sự đồng ý và hổ trợ vủ khí của Mạc Tư Khoa, 100. 000 quân Việt tràn ngập Cao miên và toàn thắng sau 2 tuần lễ. Trung quốc không can thiệp, để tránh lún vào vũng lầy chiến tranh như Hoa kỳ. Tuy nhiên, Ðặng Tiểu Bình cảnh cáo rằng trong tương lai, Bắc kinh sẽ "lấy những quyết định ngoài ý muốn vì hòa bình". Theo tạp chí Tàu cộng Geng Biao, 1,500 Hoa kiều bị kẹt lại ở Cam bốt và phần đông đã gia nhập hàng ngủ Khờ Me Ðỏ để chống VN. Ngày 8-1-79, Hội đồng Nhân Dân Cách Mạng, do bù nhìn Heng Samrin cầm đầu, được Hànội công nhận. Chính quyền Thái thận trọng đứng ngoài. Lời kêu cứu của Sihanouk với Liên Hiệp Quốc rơi vào sa mạc. Pol Pot rút vào rừng để kháng chiến. Ngày 18-2-1979, Miên và Việt ký Hiệp ước Thân hữu và Hợp tác có giá trị 25 năm, công khai hóa việc quân đội Việt chiếm đóng Cộng hòa Nhân Dân Cam bốt và đặt chính thức xứ này dưới chiếc dù quân sự của Hànội. Trước đó hai năm, ngày 18-7-1977, Lào và VN đã ký một Hiệp ước hữu nghị tương tợ. Liên bang Ðông Dương thực hiện xong. Bằng vỏ lực.

3 - Tranh chấp Việt - Hoa về lảnh thổ. Từ lâu, ba khu vực là đề tài cải vả giữa VN và Trung quốc:

a) Một biên giới chung dài trên 797 cây số, được thực dân Pháp và Trung Hoa ấn định năm 1887 trong một Thỏa ước và bổ túc năm 1895. Cuối thập niên 70, cả Hoa và Việt khiếu nại lẩn nhau về vị trí của 300 cột trụ phân ranh.

b) Vịnh Bắc Việt, còn gọi là Beibu Gulf / Bắc Bộ Gulf hay Gulf of Tonkin. Hai Thỏa ước vừa kể không nói rỏ lằn ranh thuộc phần kiểm soát của mổi nước. Tháng 10-1977, cuộc hội nghị tại Bắc kinh không giải quyết được dứt khoát vấn đề.

c) Gây cấn nhất là chuyện dành hai nhóm quần đảo Hoàng Sa (hay Paracels/Xisha) và Trường Sa (hay Spratlies/Ninsha). Khu vực này hệ trọng cho cả Trung quốc và VN về chiến thuật và dầu khí. Hoàng Sa, Trường Sa, cùng với một số đảo lân cận khác như Pratas Reef và Macclesfield là những trạm thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương. Bởi thế Phi Luật Tân, Ðài Loan, Nam Dương, Nhựt, Brunei v... v... cũng đòi chia phần. Mỹ và Nga theo sát vấn đề. Nga nắm thế thượng phong vì kiểm soát được Vladivostok, Cam Ranh và Ðà Nẵng.

Ngày 4-9-1958, Bắc Kinh công bố chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Mười hôm sau, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng gởi công văn cho Chu Ân Lai xác nhận Chính phủ VN đồng ý. Năm 1977, Ðồng nói trớ lại rằng công văn này vô hiệu vì ký trong thời chiến! Quân đội VN đã tái chiếm được 6 đảo nhỏ. Từ 1974 cho đến 16. 2. 1979, theo Renmin Ribao, số ra ngày 14-5-1979 và bản ghi chép "SRV Memorandum " đề ngày 16-3-1979, có tất cả 3535 vụ xô xát Việt -Hoa tại biên giới (trong sổ sách Trung cộng) và 4333 vụ (chiếu tài liệu Việt cộng).

4 - Hànội trục xuất Hoa kiều làm cho tình hình căng thẳng tột độ. Ða số Hoa kiều tại VN di cư từ hai tỉnh Quảng Ðông va Phước kiến, sau Trận giặc Nha phiến (1840- 1842). Họ cần cù làm ăn, sống đoàn kết và không tham gia chính trị. Tại Nam Việt, trước 1975, hơn phân nửa tổng số 1.300.,000 người Hoa ủng hộ Chính phủ quốc gia.

Sau Tết Mậu thân 1968, từ 75 đến 80% không có thiện cảm với CS. Chỉ một số ít hoạt động cho Hànội. Trước 1975, năm người Việt gốc Hoa được bầu vào Hạ Viện. Tại Chợlớn, người Hoa tổ chức thành 5 bang: Quảng Ðông, Phước Kiến, Triều Châu, Hẹ và Hakka, mổi bang được đại diện bởi một bang trưởng chọn theo lối đầu phiếu. Họ có một Phòng Thương mải, một bênh viện đặt tên Chung Cheng, một số trường học và báo chí. Tháng 8. 1956, TT Ngô Ðình Diệm ban hành sắc lệnh buộc Hoa kiều bỏ quốc tịch Tàu và nhập tịch VN nếu muốn tiếp tục hành nghề. Tháng 4-1957, thẻ lý lịch ngoại quốc bị coi như vô giá trị.

Sau 30-4-975, Hànội áp dụng một loạt cải cách kinh tế và xã hội để bần cùng hóa dân Nam. Hoa kiều bị thiệt hại nặng nhất vì có của. Chiến dịch đánh giới trung lưu mái chính compradores (1975), các quyết định liên tiếp quốc hữu hóa công kỷ nghệ và thương mải, nhiều lần đổi tiền bất chợt (1975 và 1978 ), việc đưa dân Bắc ào ạt định cư trong Nam. . v...v... làm cho thiểu số này nhanh chóng kiệt quệ. Ðầu 1977, Việt-Hoa căng thẳng. Chính quyền Hànội đuổi người Tàu sống tại các tỉnh biên giới về Trung quốc. Tháng 5-1978, trong vòng 13 hôm, con số này vượt lên đến 57,000, không kể 320,000 người bị đẩy đi vùng kinh tế mới và 50,000 bị tịch thu tài sản. Nhà Nước CHXHCN còn công bố cho phép ra đi vỉnh viển những ai mang chiếu khán Hồng Kông, Ðài Loan hay Pháp.

Ngày 29 tháng 6, VN chính thúc gia nhập COMECON, Bắc kinh liền cúp viện trợ hoàn toàn, hồi hương 880 chuyên viên và đóng cữa Sứ quán. Hànội ra lệnh cho Tòa Tổng lãnh sự Tàu ngưng hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Ba lãnh sự quán Việt ở Nam Ninh, Côn Minh và Quảng Ðông củng phải rút lui.

Từ tháng 9-1978, trong Tạp chí CS và tờ Quân Ðội Nhân Dân, nhà câm quyền Việt Nam bắt đầu kêu gọi dân chúng sẳn sàng chống lại "chủ nghĩa bành trướng của nước lơn và ý đồ bá quyền của bọn Hán phong kiến". Liên hệ Việt - Hoa "môi hở răng lạnh" tan thành mây khói. Câu nói của Hồ "Việt và Hoa vừa là bạn, vừa là anh em" chua cay hơn lúc nào hết.

Ðặng Tiểu Bình chuẩn bị chiến tranh

Chu Ân Lai qua đời đầu năm 1976 và Mao Trạch Ðông, chín tháng sau. Nội tình Trung quốc xáo trộn vì ba sự kiện hệ trọng:

1 - Chiến dịch sôi nổi chống nhóm Tứ Quái của Jiang Qing, vợ Mao, đầu não xách động Cách Mạng Văn Hóa.

2 - Việc thi hành chậm trể kế hoạch Bốn Hiện Ðại Hóa do Chu đề xướng để canh tân kỷ nghệ, canh nông, quốc phòng và khoa học.

3 - Sự tranh quyền ráo riết giữa Ðặng Tiểu Bình và Tổng bí thơ Hoa Quốc Phong, lảnh tụ của "Phe Bất Cứ Gì" (bất cứ gì chủ tịch Mao nói và làm đều đúng cả!) Cuối 1978, sau hai lần bị khai trừ, Ðặng phục hồi quyền lực, nắm đa số trong Chính trị bộ và Ủy ban trung ương Ðảng CS, giữ chức Tổng tư lệnh quân đội, thi hành chính sách của Chu và xét lại đường lối Mao ít. Ðặng bắt tay nghiên cứu cách giải quyết khủng hoảng với láng giềng VN. Trung quốc cảm thấy bị đe dọa trong quyền lợi và thách đố bởi một nước đàn em hung hăng, phản bội và tự hào là nước mạnh quân sự thứ ba trên địa cầu. Theo Gs Irving Janis và Leon Mann, Ðặng Tiểu Bình hành động thực tế và thận trọng qua 3 giai đoạn. Trước hết, thu thâp đầy đủ dữ kiện bên ngoài (chiến lược toàn cầu của nước Tàu, chiến lược Ðông dương của VN, sự nhúng tay của Liên sô, vấn đề Cam bốt, tranh chấp biên giới, Hoa kiều tại VN, yếu tố Hoa kỳ, dư luận thế giớià ) và dữ kiện bên trong như: lợi ích và các giá trị của Trung quốc, phản ứng tâm lý quần chúng trong nước, khả năng của quân đội Tàu, ảnh hưởng chiến tranh đối với mức phát triển kinh tế quốc gia v...v... Thứ nữa, tham khảo ý kiến và đạt được sự đồng thuận của các cơ cấu trong đảng CS: Chính trị bộ, Ủy ban Trung ương và Quân ủy Hội. Sau hết, hành động để giữ vững quyết định đến cùng. Hànội ký Hiệp ước Hữu nghị với Liên sô và cưởng chiếm Nam Vang là hành động khiêu khích thêm, buộc Bắc kinh phải trả đũa.

Ngày 15-12-1978, Hoa kỳ công nhận Trung Hoạ Ðặng Tiểu Bình liền bay qua Hoa Thịnh Ðốn hội kiến với Tổng thống Carter, báo tin riêng sẽ tấn công VN và trấn an Mỹ rằng nhà cầm quyền nước ông biết tự chế. Ngày 1-1-1979, hai nước bang giao chính thức. Ðặng cũng viếng Nhựt và một số quốc gia Ðông Á để dò xét phản ứng. Tất cả đều lo ngại về ý đồ tương lai của Việt cộng, đồng minh của Mạc Tư Khoa. Trở về Bắc Kinh, Ðặng điều chỉnh kế hoạch. Thay vì gởi quân qua Cam bốt giúp Khờ Me Ðỏ và để tránh mang tiếng với Thế giới là "mưu đồ bành trướng", Trung quốc quyết đánh thẳng vào VN dưới hình thức "phản công tự vệ", không dùng hải lực không quân, trong một thời gian giới hạn và chỉ nhắm vào vùng biên giới. Ðặng muốn dạy cho nhóm lảnh tụ tại Bắc bộ phủ "một bài học quân sự đich đáng".

Mục phiêu thật của "sự trừng phạt" là gì? Tiêu hủy vài sư đoàn, căn cứ chiến lược hay chiếm một giải đất biên phòng của đối phương? Ðặng không cho biết thâm ý. Dù sao, theo học giả King C. Chen, "chiến tranh trừng phạt, the Punitive War" tượng trưng cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh tại Á châu từ 1949. Hành quân năm 1979 chống VN được chuẩn bị chu đáo như cuộc đụng độ Hoa-Ấn năm 1962 và không hấp tấp như trường hợp Trung cộng tham chiến ở Triều tiên hay vụ Nga sô can thiệp ở Tiệp khắc và Hung Gia lợi.

Bài học quân sự 1979

Năm 1938, Mao giải thích như sau quan điểm của Lê nin về chiến tranh: Khi chính trị mở rộng đến mức không còn tiến tới được bằng đường lối thông thường thì chiến tranh bùng nổ để san bằng các trở ngại gặp phải". Lê nin từng viết:"Chiến tranh chỉ là chính trị nối tiếp bằng những phương tiện khác". Câu này dựa vào ý kiến của Karl Von Clausewitz:"Chiến tranh không phãi là hành vi đơn giản của chính sách mà là một lợi khí chính trị đích thực, một sự tiếp tục của hoạt động chính trị với phương thức khác". Cuộc chiến để sát phạt VN, dù núp dưới danh xưng phản công tự vệ, được khởi xướng đúng theo chủ trương trên đây.

Các lảnh tụ Trung quốc đã cân nhắc quyết định của họ hai năm ( 1977-1979 ), với hy vọng bình thường hóa bằng vỏ lực mối bang giao Hoa-Việt. Muốn thành đạt, chiến tranh nhân dân cần hội một số điều kiện: đảng và quân thống nhất, quần chúng hỗ trợ, đất nước hậu tiến, vủ khí quy ước, kỷ thuật lạc hậu, ngoại xâm đe dọa và đấu tranh trường kỳ.

Trước tháng 2-1979. Trung quốc có 3,600,000 quân nhân tại ngũ và 175 sư đoàn tại 11 vùng chiến thuật. Vỏ khí gồm có 10,000 chiến xa, 20,000 giàn phóng hỏa tiển, 16,000 cà nông và phương tiện chuyên chở rất lạc hậu. Hải quân có 30,000 thủy thủ, 75 tiềm thủy đỉnh. Hạm đội Bắc Hải có 300 chiến hạm, Ðông hải: 450 và Nam hải: 300. Lực lượng không quân có 400,000 phi công, 5,000 chiến đấu cơ củ và lỗi thời, loại Mig 15, 17, 19 và 80 Mig 21. Ðặng Tiểu Bình là Tổng Tư lệnh hành quân, với 2 phụ tá Xu Xiangqian và Nie Rongzhen, tướng Gen Biao giữ chức Tham mưu trưởng.

Về phía VN, tổng quân số lên đến 600,000 phân chia 200,000 tại Cam bốt, 100,000 tại Lào, 100,000 tại Nam Việt, và 200,000 ở Bắc Việt. Xung quanh Hànội, có 5 sư doàn và 4 lữ đoàn. Dài theo biên giới Trung hoa, VN có 150,000 dân quân tổ chức thành 6 sư đoàn địa phương và một trung đoàn. Không lực Việt có 300 chiến đấu cơ (70 Mig 19, 21 Mig 70, và một số F-5 tịch thu của Mỹ năm 1975). Hải quân Việt có 2 chiếc PETYA sô viết với hòa tiễn chống tiềm thủy đĩnh, và 60 tàu tuần tiểu.

Cuộc "hành quân sát phạt" kéo dài 16 ngày, chia thành 2 giai đoạn:

1) Từ 17 đến 26-2-1979. Ngày 17 thàng, lúc 5 giờ sáng, theo chiến thuật "biển người", 100,000 Tàu cộng, được chiến xa hỗ trợ, tràn vào Lạng Sơn, (phía Ðồng Ðăng), Cao Bằng, Ðồng Khê, Mông Cáy, và Lào Cai sau khi pháo kích mãnh liệt. Sự tiến quân, mau lẹ lúc dầu, lần hồi bị địa phương quân Việt chận lại và bao vây. Các đơn vị chính quy VN tập trung về phía Nam Cao Bằng và Lạng Sơn để đánh tiêu hao những sư đoàn đối phương. Số tổn thương của hai bên đều nặng nhưng khó kiểm chứng. Phía Trung quốc chiếm được Lào Cai, Cao Bằng và chuẩn bị tấn công Lạng Sơn nhưng không có ý định tiến về Hànội. Ðồng thời, Bắc Kinh công bố sẽ rút quân đội "sau khi hoàn tất mục tiêu".

Trong thời khoảng đó, Liên Sô đưa 7 chiến hạm tuần tiểu dài theo hải phận VN và ngày 21 tháng 2, gởi tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak vào Nam Hải. Vũ khí Nga được không vận từ Calcutta và một phái đoàn quân sự Sô viết bay qua Hànội. Mạc Tư Khoa yêu cầu Tàu rút binh.

2) Từ 27-2 đến 5-3. Chiến cuộc tiếp diển ở Lào Cai, Cao Bằng và Mông Cáy nhưng tập trung mạnh nhất vào Lạng Sơn, cách Ðèo Hữu Nghị lối 10 dặm và Hánội, 85 dặm. Với hai sư đoàn mới đến từ Ðồng Ðăng và Lộc Bình, Trung cộng vất vả tấn công các ngọn đồi quanh tỉnh. Việt cộng chống cự mảnh liệt và còn đột nhập vào ba thị trấn Guangxi, Malipo và Ninping ở bên kia biên giới. Ngày 3 tháng ba, Lạng Sơn thất thủ. Ðồng Ðăng và Cẩm Dương bị san bằng nhưng các đơn vị Việt tiếp tục đánh tại Lộc Bình và Mông Cái. Ngày 5 tháng 3, Chính quyền Bắc Kinh một mặt công bố đã chiếm được các tỉnh lỵ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và 17 quận, gây thiệt hại nặng cho 4 sư đoàn Việt và mặt khác, cảnh cáo Hànội không được cản trở sự rút lui của Quân đội Nhân dân Trung quốc.

Cùng một ngày, Bắc bộ phủ tổng động viên toàn quốc. Ngày 7 tháng 3, VN xác nhận đồng ý cho đối phương rút quân "để tỏ thiện chí hòa bình". Tại Nga, Thủ tướng Kosygin và Tổng bí thơ Brezhnev cực lực lên án Trung quốc, tiếp tục cho không vận võ khí và canh chừng hải phận VN. Cuba cho biết sẳn sàng gởi quân trợ chiến Hànội. Tại Liên Hiệp Quốc, với sự ủng hộ của Hoa kỳ, khối Asean kiến nghị đòi "các lực lượng ngoại quốc rút ra khỏi khu vực" mà không lên án Bắc Kinh. Ngày 16-3-1979, không còn đơn vị Tàu cộng nào ở VN.

Theo tinh thần kiến nghị Asean thì VN tại Cam bốt củng phãi hồi hương quân đội chiếm đóng. Hội Ðồng An ninh LHQ rốt cuộc không có ra quyết nghị nào. Một nhà ngoại giao chua chát phê bình:"Khi tranh chấp xãy ra giữa các đại cường,Liên Hiệp Quốc biến mất!".

Thẩm lượng "bài học quân sự 1979

1 - Thiệt hại của đôi bên

Dưới đây là bản kê khai thiệt hại căn cứ vào tài liệu mổi phía, trích từ quyển sách "China's War With Việt Nam, 1979 " của Gs King G. Chen, trang 114:

Trung quốc
Tử thương: 26,000
Bị thương tích: 37,000
Tù chiến tranh: 260
Chiến xa, quân xa: 420
Bích kích pháo, súng: 66
Giàn hỏa tiển: 0

Việt Nam
Tử thương: 30,000
Bị thương tích: 32,000
Tù chiến tranh: 1,638
Chiến xa, quân xa: 185
Bích kích pháo, súng: 200
Giàn hỏa tiển : 6

Hoa lẫn Việt đều tuyên bố thắng trận nhưng không xứ nào hoàn thành mục tiêu chính yếu. Trung quốc không hủy được một sư doàn Việt nào, không chấm dứt được xung đột tại biên giới, không ép được các đơn vị Việt rút khỏi Cam bốt và củng không thuyết phục nổi VN thay đổi chính sách đối với Hoa kiều. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã gây ra tại Hànội sự nghi ngờ về thực tâm của Mạc Tư Khoa can thiệp bằng vỏ lực để chống Trung cộng ở VN. Mặt khác, khối Asean đã lên tiếng ủng hộ Tàu trong cố gắng chận chủ nghĩa bành trướng của CS Việt tại Ðông Á và, dưới khía cạnh này, gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt không ít. Ngày 26. 3. 1979, Jiefangjun Bao viết trong bài xã luận: "Cuộc chiến 1979 đã làm sáng tỏ những ý kiến sai lệch về vấn đề chiến tranh và một số vấn đề khác". Không thấy báo xác định rỏ vấn đề gì. Sáu tháng sau, nhân lể kỷ niệm 30 năm thành lập Cộng hòa Nhân Dân Trung quốc, Tổng trưởng Quốc Phòng Xu Xiangqian trình bày quan điểm trong tạp chí Quân Ðội: "Như chúng ta biết, trong lịch sử chiến tranh, có nhiều cuộc thất trận không vì nhân lực yếu hay vỏ khí kém, nhưng bởi tư tưởng quân sự lạc hậu và chỉ huy sai lầm".

Một kết luận thực tế là năm 1979, tại VN, các lảnh tụ Trung Hoa vừa dạy đối phương và vừa thu thập một bài học hữu ích: Quân đội Trung Hoa không thể thắng một cuộc chiến tân tiến trước khi được hiện đại hóa về vỏ khí và chiến lược. Ðối với VN, hậu quả của cuộc chiến nặng nề hơn, về nhiều phương diện:

1) Trong vòng một năm, 1979-1980, vì lý do an ninh và củng vì nhu cầu chiếm đóng Miên và Lào, ngân sách quốc phòng tăng rất mạnh. Lục quân vượt từ 600,000 bộ binh lên một triệu, Hải quân từ 3,000 thủy thủ lên 12,000 và Không quân từ 12,000 phi công lên 15,000 không kể ngân khoảng khổng lồ để mua vỏ khí, tàu chiến và phi cơ.

2) Nội bộ Ðảng CSVN chia rẽ trầm trọng, các phần tử thân Bắc Kinh bị khai trừ thẳng tay: Hoàng Văn Hoan, bạn nối khố của Hồ; tướng Chu Văn Tấn và Lê Quang Ba; Lý Báu, Lê Hiển Mai (trong Ủy ban Trung ương); Trần Ðình Tri, Tổng thơ ký Quốc Hộià. Tổng bí thơ Trường Chinh bay chức và bị đưa qua giữ ghế Chủ tịch Nước, một hư vị.

3) Về kinh tế, hai kế hoạch ngũ niên 1976-1980 và 1981-1985 thất bại thê thảm. Ðồng bạc phá giá 100%. Giá sinh hoạt tăng phi mã. Lợi tức đầu người dưới 300 mỹ kim năm 1984. Ngày 30. 4. 1984, tại phiên họp ở La mã, Chương trình Liên Hiệp quốc về Thực phẫm cắt bỏ 5,3 triệu đô la viện trợ cho VN.

2 - Hậu quả quốc tế

A ) Thái độ của Khối Asean

Từ 1979, chính sách của Asean có tính cách liên tục. Trong thời gian tháng 2 đến tháng 8, 1979, phần đông các nước thành viên âm thầm tán đồng cuộc hành quân của Bắc Kinh nhưng sau đó kêu gọi chính thức chấm dứt xung đột. Từ tháng 9 đến tháng 6. 1982, Asean khuyến cáo VN rút quân khỏi Cam bốt để quốc gia này tổ chức bầu cử tự dọ Việc Trung quốc ngưng xô xát với VN giúp xúc tiến giải pháp. Từ tháng 6. 1982 về sau, Asean vận động thành lập một liên minh chính trị do Sihanouk lảnh đạo trong khi vẫờn áp lực Hànội. Kết quả là tháng 7. 1982, Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Ðông Dương ra thông cáo đề nghị rút một phần quân Việt khỏi Cam bốt, lập một hành lang an ninh giữa Thái và Miên và tổ chức Hội nghị Ðông Á.

B) Các quốc gia khác trên thế giới

Khi chiến tranh Hoa - Việt nổ lớn, Tiệp khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bulgarie, Cuba và Lào chỉ trích mạnh Bắc kinh. Nhựt và Tây Ðức cắt viên trợ vì VN chiếm Cam bốt. Ấn độ công nhận Chính phủ Heng Samrin để phản đối Trung quốc. Nam và Bắc Hàn im lặng, giữ thế trung lập. Mỹ có cảm tình với Ðặng Tiẻu Bình vì lo ngại Liên sô bành trướng, theo dỏi tình hình và khuyên hai đối phương tự chế.

Ba yếu tố căn bản đã ảnh hưởng sâu đậm cuôc chiến 1979: Quyền lợi quốc gia và chiến lược - Ý thức hệ Cộng sản và Lòng ái quốc. Một số vấn đề đã khích động nhóm người lãnh đạo có trách vụ quyết định. Tuy nhiên không một ai nghĩ rằng nước Tàu thực sự bị đe dọa về mặt an ninh vào thời khoảng đó. Trung quốc và Việt Nam không đi đến chiến tranh toàn diện vì cả hai thuộc phe xã hội chủ nghĩạ Tinh thần yêu nước và "mặc cảm huynh trưởng tự tôn " thúc đẩy Bắc kinh đòi hỏi đất đai, với mong ước tái lập ảnh hưởng củ trong vùng. Tình anh em lâu đời giữa hai quốc gia láng giềng ngăn họ kéo dài một cuộc chiến đẩm máu. Bởi thế, sự đọ sức được giữ ở mức trung, may tha! Ðiểm khác đáng lưu ý là vai trò của lảnh đạọ Ðúng thế, lãnh đạo đẻ ra chính sách. Và chính sách vẽ đường cho ngoại giao. Nhân cách Ðặng Tiểu Bình chi phối cuộc khủng hoảng 1979 được mệnh danh "chiến tranh của Ðặng Tiểu Bình". Ðặng mưu trí, nhẫn nại, liều lỉnh và thực tiển. Ðối diện là Lê Duẫn, không có kinh nghiệm sâu sắc về nước Tàu vì ở tù ngoài Côn đảo trong giai đoạn Việt Minh kháng chiến 1940-1950 với sự ủng hộ duy nhất và nhiệt tình của Bắc Kinh. Duẫn lên nắm quyền sau Trường Chinh giữa thập niên 50 và nhờ Nga hỗ trợ để giữ ghế khi Hồ qua đời năm 1969. Duẫn không uyển chuyển và kiên gan như Hồ nên lao mình vào một cuộc chiến mà Hồ có thể tránh khỏi.

Một bài học quân sự thứ hai? Tháng 4-1985, Quân đội CSVN tảo thanh biên giới Thái - Miên, Son Sann hù dọa Hànội rằng Trung quốc chuẩn bị một bài học khác. Mùa đông 1984-1985, VN thành công dẹp phiến loạn Miên. Lại có tin đồn giống như thế. Tại Bắc Kinh, Ðặng Tiểu Bình, Lý Chấn Nhiệm và Hoàng Hoa không bỏ hẳn ý định này. Giới truyền thông Tây phương, chính giới Hoa kỳ và Nghị sĩ Henry Jackson cũng tiên đoán bi quan.

Ngày nay, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển. Liên Sô và CS Ðông Âu đã sụp đổ. Trung Quốc và VN đang đổi mới kinh tế để cứu nguy chế độ. Bang giao giữa hai nước sáng sủa hơn sau ngày Lê Duẫn về chầu Các Mác vào tháng 7-1986 và Quân đội Việt bị buộc rời Cam bốt. Tuy nhiên, hai nước chưa giải quyết được một số tranh chấp, gay cấn. Vẫn có nguy cơ nổ lớn. Ảnh hưởng của chính quyền Hànội còn mạnh tại Ðông dương. Cộng sản đã cho định cư 200,000 dân Việt tại Miên và 100,000 tại Lào. Trung Hoa - thành công hay thất bại - mãi mãi sẽ là mối ám ảnh của nước Việt Nam bé nhỏ. Ngược lại, Việt Nam luôn luôn là khúc xương khó nuốt của anh chàng khổng lồ phương Bắc. Ðồng sàng nhưng dị mộng. Buộc phải sống chung hòa bình.


LÂM LỄ TRINH

























































Free Web Hosting