Truyện Ngắn:

Vùng Sương Mù Lãng Ðãng

Băng Sơn


Chiếc trực thăng bốc Sơn từ vùng hành quân đáp xuống sân cỏ trước Bộ Tư lịnh Sư đoàn bộ binh. Sơn nhảy xuống, vội vã bước vô phòng họp.Chàng chợt nghe tiếng nói quen thuộc của vị Tư lịnh: - "Sơn, chú vào đây." Sơn làm động tác chào kính. Sau cái bắt tay, vị Tư lịnh thân mật nói tiếp: - " Khu chiến thuật sẽ tặng cho đơn vị chú một món quà đắc giá." Ông ta liền nheo mắt, ra vẽ bí mật, cười cười... Chàng cũng đoán biết món quà bí mật nầy là thế nào rồi!Thì cũng chắc là món quà overlay - kế hoạch hành quân, giải tỏa áp lực địch cho một đồn địa phương quân, nghĩa quân, hay tiếp viện cho một đơn vị bạn đang chạm địch nặng, chớ gì!? Sơn vẫn còn trong tư thế đứng nghiêm, chờ nhận lịnh tiếp. Vị Tư lịnh cười xòa, rồi vui vẻ kéo chàng đến đứng trước tấm bản đồ trận liệt, choán gần hết gian phòng hội Trung tâm hành quân. Hai tiểu đoàn trưởng bạn cũng đang có mặt.. Ngay trong buổi chiều nay, đơn vị chàng thay đổi vùng hoạt động, được trực thăng vận khẩn cấp nhảy xuống vùng mặt trận mới.Gọi là mới, nhưng đối với chàng lại quá quen thuộc. Ðơn vị Sơn đã lặn lội vào đây, chà đi xát lại nhẵn thính, trong những lần hành quân " tìm và diệt địch" trước đây. Mắt vừa lướt mắt nhanh lên tấm bản đồ, còn trí nhớ thì lục soát lại địa thế, Sơn như thấy rõ trước mắt, từng đặc điểm của địa hình, thế đất: từ vuông tre gai dày mịt, cho đến bến đò cây bần - thân cây mọc ve ra bờ sông cái, và nhiều cành lá quằn xuống, chìm sâu dưới mực nước. Dòng sông đục màu phù sa, nước cuồn cuộn gối sóng, mang theo những về lục bình, cỏ rác chảy xiết ra láng biển. Dĩ nhiên, chàng càng biết rõ khả năng tác chiến của địch.Và, thói quen điều quân của Tư Nguyễn, tên giặc chỉ huy tiểu đoàn cơ động tỉnh D. 514. Tên Việt cộng Tiểu đoàn trưởng nầy cũng khá quỷ quyệt, chuyên lối đánh: bôn tập nhanh, ém quân kín, bất kỳ xuất ý, giở trò lén lút tập kích, càn lướt qua bộ chỉ huy đối phương, gây thiệt hạ đáng kể cho bộ phận đầu não đơn vị. Với ai sơ hở thì mới dễ bị mắc lừa hắn ta. Với chàng, thì không dễ dầu gì bị sập bẫy chúng nó.

- " Lần nầy - vị Tư lịnh lên tiếng, cắt đứt giòng suy nghĩ lan man của chàng - ngòai đơn vị cơ động tỉnh, địch còn tăng cường đại đội đặc công, lực lượng du kích, cọng với hai khẩu súng 120 ly. Trung đoàn Ðồng Tháp, chủ lực miền, có khả năng vận động tham chiến. Chúng nó sẽ mở trận đánh công kiên vào đồn bót, và pháo kích vào thị trấn liên ranh hai tỉnh, trong mấy ngày lễ lớn sắp đến. Ta muốn chú ra tay trước, tấn công bất ngờ vào hang ổ tập trung của địch, để bẻ gãy ý đồ chúng nó đồng thời, tóm gọn hai khẩu pháo nầy, cho dân chúng tỉnh lỵ yên ổn vui chơi hội hè đình đám. Sư đoàn đang mở cuộc hành quân nghi binh và thăm dò, ở mạn bắc, để hổ trợ cho chú. Ðây là tin tức tình báo chính xác. Ðơn vị chú phải hoàn thành nhiệm vụ." Vị Tư lịnh nhấn mạnh câu nói sau cùng. Sắc và gọn. Trước khi chấm dứt phiên họp. Sơn đánh giá cao, tầm mức quan trọng của cuộc hành quân lần nầy. Thật có gì khó xử cho bằng, với trách nhiệm an ninh lãnh thổ Khu Chiến Thuật, mà vị Tư lịnh lại phải nghe báo cáo là địch pháo kích hay tấn công đồn bót quanh tỉnh lỵ, giữa những ngày hội lớn. Ðơn vị chàng chạm địch là điều tất nhiên. Nhưng, việc then chốt là làm sao tìm cho bằng được hai khẩu súng 120 ly ở đâu đó, trong vùng mục tiêu ấn định. Chàng lục soát trí nhớ nhiều lần về những mục tiêu nghi ngờ, có thể. Trận đánh chỉ có thắng. Mà không được huề. Và, nhứt định không để vuột khỏi tay hai khẩu pháo quái quỉ đó, lần đầu tiên mới nghe xuất hiện ở chiến trường Vùng 4. Chàng khẳng định, và, nhắc nhở mình như vậy! ... Bóng đêm xuống nhanh! Một màn sương khói tơ lụa mong manh thoáng mờ lảng đảng, dệt thành mãng lưới rộng, nhẹ nhàng bao trùm lên cánh đồng đã gặt xong, chỉ còn trơ gốc rạ vàng cháy của mùa lúa Chiêm. Khai thác triệt để sự che giấu của địa hình địa vật thiên nhiên và nhân tạo, từ buội ô rô, cỏ lát, đến bờ ruộng, cơi rơm, đống rạ nằm rải rác trên cánh đồng, đơn vị Sơn dàn đội hình tác chiến, ứng dụng thế di chuyển chiến thuật "tam giác mũi trước", từng đứa con yểm trợ nhau, che kín cạnh sườn, im lặng truyền tin, và tiến nhanh, chiếm mục tiêu đầu cầu ở lùm dừa ven làng. Ðơn vị trinh sát thám báo làm mũi nhọn tung thâm. Bổng đâu, hỏa lực nhiều loại súng của đối phương dòn dã rộ lên giàn chào đơn vị chàng. Ðịch cũng khá gian manh là chờ đến lúc đứa con đầu tiên Sơn vừa chạm bìa làng, chừng đó, chúng mới cho lịnh khai hỏa. Dù Sơn đã áp dụng đúng bài bản chiến thuật, và, cẩn thận điều quân, nhưng địch vẫn tề rụng hết mấy binh sĩ tiền sát xâm nhập. Ðứa con thám báo đang vỗ mặt với địch. Sơn tức khắc ra lịnh cho đứa con nầy: dùng vủ khí cơ hữu trực xạ cầm chưn địch, để dí bẹp địch nằm tại chỗ. Hai đứa con khác, nhanh chóng dàn quân tiến lên, từ trắc diện, kẹp hông địch, căng địch, chẻ địch ra mà đánh. Ðứa con thứ ba, điều động bọc vòng, tập hậu, phối họp với bạn, đánh dứt điểm. Ðứa con thứ tư, trừ bị 1, chuẩn bị vào trận, ngay sau khi có lịnh. Ðại đội chỉ huy, thành lập trừ bị 2, gọn nhẹ, sẵn sàng di chuyển. Toàn bộ các đứa con Sơn, thoăn thoắt xông lên, chờn vờn như từng đợt sóng, ào ào, cuồn cuộn cuốn sâu vào phòng tuyến địch, dưới sự yểm trợ tác xạ của các loại súng cộng đồng và cá nhân đơn vị. Chàng huấn luyện toàn bộ đơn vị biến thành những cơ phận liên hệ, ăn khớp, chạy đều, của một hệ thống bộ máy tác chiến di động, hư thực mà chớp nhoáng. Trăm nguời như một. Quan niệm chiến thuật của Sơn, là: "Dụ địch vào đất lạ, đẩy địch vào thế yếu, dồn địch vào nơi hiễm, dí địch vào chỗ chết." Kẻ nào tạo được và xử dụng được ưu thế tiến công, kẻ đó nắm chắc phần thắng. Chiến trường được thua, hơn kém, ngay trong giây phút đầu giao tranh đã phân thắng bại rồi. - " Kẻ thiện chiến đặt mình trên vị trí không thể bị thua trước, và không bỏ mất cái thua của địch." Một câu nói của binh gia Tôn Tử, chàng ứng dụng thuần thục vào những trận chiến áp đảo quân thù. Thuộc hạ chàng đang tiếp cận đối phương, bám chắc giao thông hào và hầm hố địch. Họ là những thuộc cấp can đảm, giỏi kỷ thuật tác chiến cá nhân, giàu kinh nghiệm xông pha trận mạc, biết tận dụng từng giây phút sơ hở của địch, khai triển lối đánh biệt kích thuần thục: chớp nhoáng thanh toán giặc bằng lựu đạn, lưởi lê, giành lấy từng tấc đất bờ mương, và, đè vật trói chúng nó trên vạt đất tuyến đầu. Tiếng súng đại liên của hai chiếc Cobra bao vùng trên không, đã kịp thời thi nhau nhã đạn, rãi dày những dây lửa xuống đất, phựt nổ dồn dập chan chát, kề sát sau lưng mục tiêu. Ông cố vấn Mỹ, to như con voi, đang chỏng mông, khum người núp bên đống rạ, luống cuống ngọng nghịu gọi máy truyền tin. Vì dù ông ta mang cấp bực đại úy, nhưng chưa lần nào trực tiếp chạm địch ác liệt, chưa từng tận mắt thấy quân thù tròn méo như thế nào, như lần nầy. Ông ta vừa mới đổi về đơn vị chàng mấy hôm trước. Anh thiếu úy, sĩ quan tiền sát, ngồi xề xuống đám cỏ lát, bật nhỏ ánh đèn pin, lúi húi đọc tọa độ chỉ điểm, yêu cầu những tràng đạn pháo binh sư đoàn: tác xạ T.O.T. (Time On Target), bắn tập trung vào một dãy mục tiêu trong sâu, mục đích không cho địch rút chạy thoát về phía sau. Ðịch và ta đang quần thảo, thoắt ẩn thoắt hiện như bóng ma, nhảy múa trửng giởn với Thần Chết, trong vùng lửa đạn. Nhưng, các đứa con chàng hoàn tòan nắm thế thượng phong, dồn địch xuống vị trí bị động, "nắm tóc, nắm thắt lưng địch", dần chúng nó một mẻ tơi bời. Sơn nảy giờ vẫn đứng sừng sững giữa cánh đồng sâm sấp nước. Hai ống liên hợp vẫn áp sát mang tai. Chàng liên tục liên lạc hàng ngang hàng dọc - ra chỉ thị và gọi báo cáo - giữa đơn vị trực thuộc và thượng cấp, đang bay trên chiếc trực thăng C.N.C. (Command and Control) Tiếng động cơ máy bay khua rền, như muốn chọc thủng, phá tan bức màn đêm đen tối.Tiếng của vị Tư lịnh oang oang đều đều trong máy nói:

- " Cho tôi chuyển lời đến các đứa con của Hoàng Ân (ám danh đàm thọai của Sơn). Khá lắm. Cố gắng thêm chút nữa."

- " Trình 601. Ðáp 5."

Cá tính chỉ huy của Người là, khi nghe đứa con nào chạm địch, Người tức tốc leo lên trực thăng, bay túc trực từ sáng đến chiều trên vùng trời, vì khi đã đụng giặc thì ít khi nào chấm dứt trận đánh trong ngày; và, ổ bánh mì thịt, bi đông nước, là xong hai bữa ăn của Người. Người theo dõi mặt trận, động viên khích lệ binh sĩ và tạo mọi điều kiện tối ưu - nhanh nhứt, sớm nhứt - yểm trợ đơn vị đang chạm địch. Người, chỉ làm một động tác chỉ huy là, trao đổi hoặc đề nghị đường lối hành động chiến thuật, chớ không bao giờ lấn át, ỷ thế, dành quyền điều động: ra lịnh, nạt nộ, mắng mỏ, đ...mẹ, đ...bà, như thường nghe thấy ở nhiều vị Tư lịnh đại đơn vị khác. Vì, Người quan niệm: "cấp chỉ huy dưới đất, mới là kẻ nắm rõ diễn tiến tình hình, hơn là người bay trên trời. Mình phải dành cho họ quyền ưu tiên chỉ huy và điều động. Mình còn phải thỏa mãn tức khắc mọi yêu cầu yễm trợ của họ. Và đồng thời, đừng làm rối trí họ, củng cố, hổ trợ cho họ mọi sự bình tỉnh sáng suốt nhất, để họ đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời,. giữa lúc mặt trận khẩn trương, diễn biến chiến thuật dồn dập, gay cấn, căng thẳng." Người, còn khẳng khái xác định: "cương vị của Vị Tư lịnh thực ra, chỉ điều động vài ba nhân viên ở Bộ tham mưu, còn kẻ cầm quân mới nắm sanh mạng - sống chết - cả ngàn người! Họ mới chính là yếu tố đem lại sự thành hay bại, ảnh hưởng toàn bộ cho sư đoàn..."

Sơn thích thú và hãnh diện được phục vụ dưới quyền của một vị Tư lịnh, biểu lộ tâm tình và phong cách chỉ huy tuyệt vời, từng trãi chiến đấu như thế đó:"Ðại tá Nguyễn Khoa Nam." (* )

Ðịch lại pháo kích dữ dội. Tiếng đạn départ của Pháo binh sư đoàn cũng bắt đầu phản pháo đáp lễ. Những miểng đạn giẹp và bén ngót như lưỡi dao, văng bắn tung tóe, tiện đứt ngon lành những cành cây, cày xới bùn sình, hất bung cơi rơm đống rạ, bay khắp và bám đầy trên bộ chiến y người lính. Chợt, một viên đạn mồ côi bắn chéo, vụt qua, rát mặt chàng. Phản ứng tự nhiên, Sơn đưa tay sờ nắn mặt mũi mình. Mọi thứ đâu đó vẫn còn y nguyên, tại chỗ. Chàng buột miệng xì-nẹt, chưởi thề. Ống vố nhồi đầy thuốc (nhưng không châm lửa hút - thói quen của chàng) vẫn ngậm trệ trên môi. Ðôi mắt chàng vẫn không quên mở lớn, đảo quanh quan sát, theo dõi diễn biến mặt trận. Từng cụm khói bốc cao, từng bựng lửa bừng cháy sáng, phản chiếu gương mặt góc cạnh, khắc khổ, của vị chỉ huy trẻ tuổi, sạm màu nắng gió, nhưng dạn dày chinh chiến.

Trời đang kéo thêm mây đen! Sơn lo nghĩ: bọn giặc ráng cầm cự để chờ đêm tối, lợi dụng bóng đen là "chém vè", hoặc tháo chạy. Nhưng, chàng buộc chúng nó phải nghinh chiến, tiếp chiến, mà không được tự do hành động là trì hoản hay đoạn chiến. Chúng nó không thể dễ dàng rút lui, tẩu thoát, lủi nhanh như đàn chuột được. Còn hai khẩu pháo?, chẳng lẽ Sơn để cho chúng nó vác chạy phoong phoong như vậy?! Ðợt pháo kích dữ dội vừa rồi báo hiệu cho chàng biết, địch sắp sửa biến vào vùng đêm tối. Chàng quyết định: điều động toàn bộ lực lượng - kể cả ban tham mưu, nhà bếp, "tà lọt"... tung hết vào trận đánh. Ðây là một quyết định chiến thuật táo bạo, chớp thời cơ. Một ván bài xả láng, "tố" đậm, đùa hết vốn liếng ra chiếu bạc. Nhưng chàng biết trước, đối thủ chắc chắn không dám "bắt" và, chạy làng.

Sơn ra lịnh: " Ba lô, súng nặng, người bị thương, và... soong chảo bỏ lại tại chỗ.Tất cả, lưởi lê tra nòng súng. Mở hết hỏa lực. Xung phong. Ðánh thốc vào mục tiêu. Nghe rõ, thứ tự trả lời." Phần chàng - xốc lại ba lô, chuẩn bị chạy việt dã cùng với các đứa con.

... Ít phút sau, đơn vị chàng làm chủ toàn bộ mặt trận. Nhưng hai khẩu súng 120 ly quái quỉ kia vẫn tăm tăm mù mù nơi nào. Dù chàng đã ra lịnh: chôm, chỉa, xâm, mò, và tìm kiếm kỹ càng, dưới ánh sáng của hàng trăm bó đuốc rơm, soi thủng màn đêm. Khai thác tù binh, cũng không cho tin tức gì hơn. Sơn chán nản, ngồi phịch trước mé hiên một căn nhà lá.

- " Ðâu ông chỉ huy biểu anh em lính họ xôm mò hai bên mép bờ rạch trong vườn dừa thử coi. Nhớ là mép bờ rạch. Mấy ổng thường giấu súng đạn ở mấy chỗ đó."

Sơn giật thót người. Chàng quay phắt lại hướng phát ra tiếng nói người đàn bà mới vừa rồi.

Người đàn bà đã luống tuổi. Da mặt tuy bắt đầu có chút vết nhăn và sạm màu vì thời gian, nhưng vẫn lộ bày khá rõ ràng một sắc đẹp của thời con gái. Tiếng nói thanh thoát nhẹ nhàng, chứng tỏ người đàn bà nầy xuất thân từ tầng lớp gia giáo, có học. Chàng lân la hỏi chuyện.

* * * * *

... Người đàn bà ân cần mời Sơn uống tách nước trà nóng, thơm mùi bông lài. Ðặc tính hiếu khách của người dân quê miền Nam, là thường trồng trong vườn nhà một ít cây ngâu cây lài để lấy bông phơi khô, ướp trà đãi khách.

Người đàn bà bắt đầu câu chuyện kể chính cuộc đời bà ta.

"Hồi đó, sau cái chết của "trò Trần văn Ơn", học sinh, sinh viên thủ đô Sàigòn sôi máu thù hận, nên đã vùng lên thành lập phong trào, phát động những cuộc xuống đường biểu tình rầm rộ phản kháng, chống thực dân Pháp. Thời gian đó, tôi học trường Gia Long. Cứ mỗi buổi sáng đến trường, tụi tôi chưa chịu vào ngay lớp học. Mà, đứng tụm năm tụm ba trước cổng trường, xì xầm bàn tán, hoặc thông báo cho nhau biết, đoàn biểu tình sáng nay tập trung ở chỗ nào. Rồi, cả bọn hối hả quăng gởi cặp sách, hè nhau chạy đi tham gia, nhập trận.Trong đoàn biểu tình có một người xông xáo, hăng say nổi bật nhứt là: - anh ấy!...

Xảy đến ngày anh ấy bị bắt giam ở bót Catinat - cái bót của bọn thực dân Pháp nổi tiếng ác ôn, đánh đập, tra tấn, cực hình, dã man khủng khiếp nhứt miền Nam.

Té ra, anh ấy có chưn trong hội kín yêu nước, hoạt động nội thành Saìgòn Chợlớn. Ðêm đêm, ảnh rải truyền đơn, treo biểu ngữ, quăng lựu đạn chống Pháp.

Từ đó, tôi thường bỏ học, nhận nhiệm vụ của tổ chức, xách giỏ đồ ăn đi thăm nuôi ảnh, và động viên ảnh ráng chịu đòn bọng khảo tra, mà đừng khai bắt các đồng chí bên ngoài, tội nghiệp.

Ba má tôi dưới quê lên thăm con, khóc lóc, năn nỉ, mong muốn tôi chỉ lo chuyện học hành - "Chuyện của người ta. Con đừng xía vô, mà mang họa!" Tôi dễ dầu gì chịu nghe lời khuyên của cha mẹ. Hồi đó, phong trào "Thanh niên tiền phong", hội " Phụ nữ cứu quốc", và nhiều tổ chức bí mật khác, mọc rộ lên khắp nơi, kích động tinh thần yêu nước sùng sục dâng cao trong các tầng lớp thanh thiếu niên, nhứt là học sinh sinh viên. Tôi còn bị ảnh hưởng "lý tưởng cách mạng" của người bác ruột, chạy theo Việt Minh vô bưng, trước năm bốn lăm. Lâu lâu, bác tôi đội mưa, đạp sình, băng sông rạch, lóp ngóp mò về thăm vợ con giữa đêm khuya khoắt. Rồi vụt lủi mất khi trời hưng hửng sáng.

... Sau ngày đình chiến năm tư. Ðầu năm năm lăm, anh ấy theo bộ đội Việt Minh tập kết dưới vùng Cà Mau. Ảnh nhắn tôi xuống thăm. Những đêm thức trắng ái ân, tâm sự, động viên, an ủi, vỗ về: "hai năm sau hiệp thương, chúng mình sẽ sum họp... . Ðừng buồn."

Sau thời gian ngắn chia tay. Tôi chợt khám phá ra là mình đã cấn thai. Còn anh ấy thì ngày một bặt tin tức. Bụng tôi càng ngày càng nổi cộm, khó che đậy được nữa rồi. Tôi đành trốn nhà, lên ở tuốt trong hẻm xóm rau muống, đường Trương minh Giảng, Sàigòn, làm thợ may, sống đắp đổi qua ngày, chờ sinh nở...

Bẵng đi đâu được năm năm, cũng buổi tối như thế nầy, anh ấy lù lù xuất hiện. Tôi ôm chầm anh ấy, mừng khóc hết nước mắt.

Ảnh nói: - " Anh xâm nhập vào Nam theo đường mòn Trường Sơn, giữa năm năm chín. Anh liên hệ các đồng chí hoạt động nội thành ngày xưa, nhờ họ tìm ra tung tích em. Không bao lâu, anh biết em ở chỗ nầy." Các đồng chí, sau ngày đình chiến năm tư, hầu hết đều được bố trí, cài, và ém sâu ở lại miền Nam, làm nghề chạy xe taxi, xích lô đạp, xe ba bánh, hay nghề hớt tóc, công nhơn lao động, buôn thúng bán bưng, hoặc nghề thợ may như tôi.... Ðây là những loại nghề nghiệp nằm trong môi trường thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng đi lại, hội họp trao đổi hoạt động công tác, ít bị phe quốc gia các ông dòm ngó để ý.

Ảnh đảm trách đội cận vệ cho tướng Ðồng văn Cống. Lâu lâu, ảnh theo ông ta xuống dưới vùng Cà Mau gặp Lê đức Thọ, là một đảng viên cao cấp bộ chính trị, để hội thảo về việc thành lập và phương thức hoạt động Mặt trận giải phóng miền Nam. Cuối năm 1959, đại hội nhóm họp, có mặt nhóm trí thức miền Nam bấy giờ, như: Huỳnh văn Tiểng, Hoàng xuân Nhị, đốc phủ sứ Phạm văn Chương, Kha vạng Cân...d o bà Nguyễn thị Ðịnh dẫn đường về tham dự, từ miền rừng núi mật khu Mã Ðà, Phước Thành, miền đông Nam bộ....

Người đàn bà ngưng ngang câu chuyện, xin lỗi chàng, rồi đứng lên, xách bình trà ra sau bếp, châm thêm nước sôi.

Sơn sực nhớ đến cái tên "Nguyễn thị Ðịnh" nầy. (Về sau làm Tư lệnh phó lực lượng giải phóng miền Nam - LNV). Nghe đâu, y thị chính quán ở xã Khánh Thạnh Tân, quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Có người cho rằng, y thị quê quán ở xã Mỹ Lòng, huyện Giồng Trôm. Còn chồng bà ta mới ở xã Khánh Thạnh Tân. Năm "sáu mươi Ðồng Khởi " chỉ huy đội quân giặc cái, hổn danh là "đội Bạch thu Hà", chuyên tải đạn cho tiền tuyến, và đặc trách nghề " hộ lý ", sản xuất chất liệu kích thích tố, để động viên tinh thần bộ đội hăng say chiến đấu, dẫm bừa lên cái chết, lập thành tích cách mạng dâng lên bác đảng.

Sau khoản thời gian năm Mậu Thân, trung ương cục miền Nam (gọi tên tắt là cục R) chỉ đạo một màn dàn cảnh, quay cuốn phim "sinh hoạt trong đô thị giaỉ phóng" tại chính quán của mụ Ðịnh - nhằm quảng cáo (láo lếu) cái gọi là, đời sống thanh bình ấm no hạnh phúc (giả tạo) của nhân dân; rồi đem trình chiếu ra nước ngoài.

Chàng còn nhớ rõ, trưa hôm ấy, mưa đang lắc rắc hột, đơn vị Sơn gọn nhẹ, âm thầm đột kích vào đây. Ðám giặc cỏ tháo chạy tán loạn, bỏ lại một mớ súng đạn và xác chết, sau cuộc chạm súng bất ngờ. Còn quang cảnh "đô " thì văng rãi tung toé, chèm nhẹp mọi thứ hàng hoá bán buôn lỉnh kỉnh. Chàng gạn hỏi người dân trong vùng. Họ cho biết: - " Tụi tui bị thúc súng lùa đi, lớp đi ghe, lớp đi bộ, từ mấy xã Ðịnh Thủy - huyện Mỏ Cày, xã Giồng Luông - huyện Thạnh Phú, hay ở xã Thạnh Tân, Giòng Keo, Ba Vát thuộc huyện Cái Mơn, tập trung về xã Khánh Thạnh Tân, ở Mỏ Cày nầy, goị là đi dự "hội chợ đô thị giải phóng cấp Miền". Khi đến nơi, tụi tui thấy, trên cái khoảnh đất toàn là lùm buội, đầy cây mắc cỡ, họ phát dọn sơ sài, dựng lên nhà cửa phố xá chợ buá. Thiệt tình mà nói, nó chỉ là những thum chòi, lều chỏng xập xệ, xiêu vẹo, cặp theo hai bên đường đất đỏ. Họ phân bổ tụi tui làm kẻ bán ngưòi mua. Hàng hoá là gà vịt, bầu bí họ gom lại của mỗi nhà dân, họ biểu mang hết ra đây, chất đầy tràn lan trên các sạp kê sẵn, hoặc đổ đống lộn xộn dưới mé sông. Biểu ngữ căng đầy. Cờ quạt phất phới. Một chiếc xe Tắc-Xông (hiệu Traction) để lên trên xe cây hai bánh. Lịnh đưa xuống: bắt đầu! Máy quay phin (phim) chạy rè rè. Tụi tui cứ theo vai (rò) dặn trước đó, nguời mua kẻ bán làm y như thiệt:kẻ lu bu, người chen lấn, qua lại, ồn ào, cười nói. Nhớ, cười nói phải hả miệng tàng hoạc, thiệt là hồ hởi phấn khởi mới được, đó nghe! Họ kỷ lưỡng nhắc đi nhắc lại, dặn dò như dzậy. Ống kiếng quay qua chụp hình chiếc xe đang nhờ hai dây chằn do mấy tay thanh niên phía trước kéo đi, làm y như thể chiếc xe đang chạy dzậy đó. Mấy đứa thanh niên nầy có quay vô hình đâu mà sợ thấy giả!". - "Tưởng hội chợ cấp Miền, nó tầm cở như thế nào, ai dè cũng chỉ ba ngử (thứ) gà vịt bầu bí hành tỏi ê hề, đầy ấp nẫm dưới nhà quê tụi tui. " Một người nào đó, nói chen vào. Giọng bực tức, có lẻ sự bực tức giả vờ, ý chừng như muốn lấy lòng Sơn.

Quang cảnh sinh hoạt, cái gọi là, đô thị giải phóng miền Nam, chỉ là một scene tuyên truyền bịp bộm, ngụy tạo sơ đẳng, rồi đem trình chiếu ra nước ngoài; vậy mà nghe đâu đã có khối tên mũi lỏ mắt xanh ngu ngơ, liếm phải phân bả Việt Cộng, chắt lưỡi hít hà khen good ngớ ngẩn, rồi bèn phanh ngực lông xồm, chìa vú mớm nơ nơ phản kháng, tràn xuống đường biểu tình, hoan hô tán thưởng, tuyên dương: "Freedom for South VietNam ", góp công khuyển mã cho Mặt trận giải phóng miền Nam hết mình.

... Người đàn bà trờ ra, rót mời chàng uống thêm ngụm nước trà nóng, kẻo nguội.

- "A, tôi nói đến đâu rồi?. Không đợi chàng trả lời, bà ta kể tiếp: - "Ông chỉ huy có nghe nói: " chiến dịch gieo giống " hay không?". Thời gian ba tháng ở trong vùng tập kết, Cách Mạng khuyến khích, cổ động những bộ đội nào có thân nhân, như vợ, người yêu, hoặc bạn gái, nhắn gọi họ vào đây để thăm viếng - ủy lạo - chia tay chiến sĩ trước ngày lên đường ra Bắc. Chuyện trai gái trong vùng trời nước đồng ruộng đìu hiu, ếch nhái kêu buồn rã ruột, tức cảnh sanh tình, thì cái chuyện cọ quệt chấm múc, ăn nằm, làm sao tránh khỏi. Hậu quả cái chiến dịch gieo giống heo chó tồi bại đó, nghe ra, có biết bao nhiêu là thảm cảnh vô luân, bỉ ổi, đoạn trường: thân tộc ruột rà, thậm chí chị em, hay dì, cô cháu lấy nhau tùm lum. Những đứa con sinh ra, không biết phải gọi cha mẹ là gì cho phải! Như ông chỉ huy đã biết, bọn cộng sản có đứa nào còn nghĩ đến tình tự đạo đức gia đình đâu. Với lại, Bác đảng chủ trương một thế giới Ðại Ðồng mà! Ðồng ranh giới lãnh thổ quốc gia. Ðồng ứ hự tập thể. Ðứa trẻ sinh ra khỏi lo, vì đã có chính sách nhà nước nuôi dưỡng, dạy dỗ thành cháu ngoan của bác Hồ, bịt mất đầu mối cội nguồn cha mẹ tổ tiên, để một đời chỉ biết cuồng tín ngu muội - gục mặt cúi đầu, chết sống phục vụ cho cái thứ chủ nghĩa lai căng lộn giống cộng sản quốc tế.

Mặt trận giải phóng miền Nam do tướng Nguyễn chí Thanh, được điều từ miền Bắc vào, làm Tổng tư lịnh. Mặt trận chính thức ra đời ngày 19 tháng 12 năm 196o. Huỳnh tấn Phát làm cố vấn, Nguyễn hữu Thọ chủ tịch, Dương quỳnh Hoa, Nguyễn thị Ðịnh, Nguyễn thị Bình,Trương như Tảng, "thầy chùa" Thích đôn Hậu,Thích trí Quang - còn có tên Phạm văn Bồng, tức Kiều tuấn Cương, bí danh 028; thầy tu Nguyễn ngọc Lan, mà toàn bộ gia đình thân tộc ông ta theo đạo Phật; hay nữ tu Huỳnh Liên lại chính là đứa cộng sản thứ thiệt, được cộng sản nuôi dạy, huấn luyện, cài sâu, hoạt động nội tuyến, nằm vùng ở miền Nam từ lâu, bọn họ ra vào mật khu đều đều như đi chợ. Về sau, có tu sĩ Thanh Lãng... nhập bọn. Nhóm người nầy cấu kết thành mạng lưới tình báo nội tuyến nằm vùng cộng sản rất đắc lực, tích cực đánh phá chế độ miền Nam. Riêng hai ông Thọ - Phát, mang tiếng là đầu xỏ của Mặt trận, nhưng thật ra, mọi chuyện làm lớn nhỏ, nhứt nhứt đều làm theo nghe theo rập khuôn, những gì do chính tay tướng Thanh biên soạn, và ban phát lịnh lạc thi hành. Năm 1964, tướng Thanh) còn có tên là Sáu Vi, tức Trường Sơn) đổi tên đường mòn Trường Sơn lại là đường mòn Hồ chí Minh, do công khó của đại tá Năm Quốc Ðăng - được ém lại trong miền Nam sau hiệp định Genève - khai quang, mở lối, xẻ đường trở lại, sau nhiều năm chiến trận bỏ phế, để đặt các binh trạm, điểm hậu cần tiếp tế lương thực, bịnh xá...,và là con đường xương sống, huyết mạch, đưa bộ đội," cán bộ khung " của miền Bắc vào làm nồng cốt chỉ huy lực lượng giải phóng miền Nam, từ cấp A (tiểu đội) trở lên.

Còn tướng Ðồng văn Cống, trước kia là cựu sư trưởng sư đoàn tập kết 333, xuất thân từ tên biện làng, leo lên đến chức hương cả, huyện Giồng Trôm - Bến Tre, trước khi chạy theo cách mạng. Thời gian đầu, tướng Cống bám trụ tại mật khu Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, cũng ở đất Bến Tre, để trực tiếp chỉ đạo việc tiếp nhận và phân phối quân trang, vủ khí, bộ đội miền Bắc hành quân theo đường thủy vào bổ sung chi viện, tủa ra trên khắp chiến trường Nam bộ. (Sau ỏõngày giải phóngõõ, tướng Cống được cất nhắc làm Tư lịnh quân khu 7. Sau đó, cách mạng cho về vườn mất tung tích cho đến nay.LNV )

Mật khu Thạnh Phong là một trong những mật khu nổi tiếng ở miền Nam. Ðây là một xã thuộc vùng đất bồi láng biển, bùn sình và nưốc ngập quanh năm. Vắt đỉa lềnh khênh. Muổi mòng đông hơn rãi trấu. Rừng cây đước, cây mắm, cây chà là (không phải loài cây chà là ăn trái, bên châu Phi), và những buội ô rô, cóc kèn...t ạo thành thế trận bát quái, chằng chịt đan dày, phủ kín căn cứ. Ban chỉ huy binh sở và lán trại "giao ban - làm việc, đều được bố trí trên dãy nhà sàn, cất cao khỏi mực nước độ hai ba thưốc tây, phòng hờ những khi triều cường, mưa bảo, và dùng dây mây ràng buộc bắc cứng vào những nhánh cây cổ thụ. Vài ba cây cầu treo, cầu khỉ được kiến tạo thành "con đường bộ trên không", nối từ lán trại nầy sang lán trại khác. Ngày ngày, đám cán bộ, bộ đội lao nhao, chộn rộn, lắc lư qua lại trên đường cầu, giữa phong cảnh rừng cây lùm buội hoang dã, nhìn không khác như những con khỉ đột, tay chưn bám víu, đi đứng quều quào trong sở thú. Những thum, những chòi, và trạm xá của đội cảnh vệ, anh chị nuôi, y công (y tá), thì lác đác cất bao bọc ở vòng ngoài, trên những gò nổng tương đối cao, con nước lớn bình thường, từ biển tràn vào cũng chỉ ngập lé đé, liếm bãi. Riêng con nước rong giáp Tết, trừ dãy nhà sàn của ban lãnh đạo, kỳ dư thum chòi nào cũng chìm ngập dưới mực nước.

Quanh cảnh mật khu chợt rộn rịp sôi động và bùng rộ hẵn lên, vào những ngày có chuyến tàu bí mật Bắc Việt hay Liên Sô cặp bãi ban đêm. Hằng trăm bó đuốc đốt phụt cháy sáng lòa trong khắp rừng cây, xoá tan màn đêm hắc ám rờn rợn cố hưũ. Qui luật im lặng, và cấm ánh sáng được nới lỏng, độ một thời khắc ngắn. Quân trang, tiếp liệu ùn ùn chuyền lên. Bộ đội xục xạo tìm nhau, gọi thăm nhau ơi ới, rộn ràng. Họ vồn vã rối rít ôm ghì bạn bè, người thân vắng bặt lâu ngày, tưởng đâu chết bờ chết buội, không còn thấy nhau nữa. Hay, những lần có những phái đoàn vào đây bá cáo,và nhận công tác - gồm có Hội phu nữ cứu quốc, thực ra chỉ là mấy mụ nhà quê chính hiệu, miệng nhai trầu bỏm bẻm be bét, quần lãnh đen láng bóng, xăn thấu bẹn; hoặc đám Mặt trận tổ quốc, là bọn đảng viên cộng sản trá hình; hay mấy lão giáo sư trung học tỉnh lỵ, dân trí thức nửa mùa - mà, bọn trí thức nửa mùa thời nào, ở đâu, cũng đều lập dị, chống đối; hoặc lũ nhóc học sinh, sinh viên, bị phải buà mê thuốc lú cộng sản, quíu đuôi theo hùa. Nhưng, bọn nầy, tất cả, đều không từ chối, mà trái lại còn chạy chọt, giành giựt, chia chác ồn ào những món quyền lợi và bổng lộc béo bở của phía quốc gia - vợ con lên xe xuống ngựa rần rần; gởi gấm trốn việc đi lính, né quân địch; học hành bằng cấp; buôn bán giàu xụ ruộng nương cò bay mỏi cánh.

P hương tiện đi lại trong mật khu toàn là loại ghe nhỏ "tắc ráng", và xuồng ba lá! Nhiệm vụ của đôi chưn ít dùng cho việc đi lại, mà phải để dành cho khỏe khoắn dẻo dai để chạy vắt giò lên cổ trước những đợt pháo kích, hay máy bay các ông liệng bom bất ngờ.

Tôi dẫn con Hoài Niệm - tên đứa con gái, đánh dấu kỷ niệm sau phút đầu tiên ấy - vào mật khu làm " chị nuôi." Suốt ngày, từ hừng sáng đến đỏ đèn, tôi loay hoay bận rộn, tối tăm mặt mũi, lem luốt tay chưn, bãi hoãi rã rời, đun nấu từng chảo đụn cơm, thường là thứ gạo mối mọt, trấu, bông cỏ hôi hám, dưới hầm lò Hoàng Cầm, để tránh khói bay tỏa lên cao, máy bay bà già - L19 - phát hiện. Liền theo đó, thế nào cũng bị pháo bầy tập trung, từ huyện Thạnh Phú, và từ chiến hạm Mỹ Việt đậu ngoài khơi, nả vô tới tấp. Có bữa, đạn pháo bổng dưng chụp xuống bất ngờ, nổ tung lùm buội cây cối, lán trại. Toàn bộ căn cứ kinh hoàng, hỗn loạn, la hét kêu trời. Nhiều đồng chí không kịp nhảy tọt xuống hầm trú ẩn, nên bị thương, và chết bộn bàng.

Dù biết phe quốc gia mấy ông khoanh tròn xã Thanh Phong là vùng Free zone -"oanh kích, và pháo kích tự do", với bom bầy pháo dập, và nhiều lần bị lực lượng các ông hành quân đánh nát mật khu, thiệt hại người và của rất nhiều; nhưng chúng tội buộc lòng vẫn phải bám trụ, giữ vững trận địa, vì đây là vùng căn cứ hậu cần, tiếp nhận bộ đội vủ khí, và đặt bịnh viện cấp Miền lý tưởng nhứt của miền Nam.

Một hôm, chồng tôi lấm la lấm lét, ló thụt, ngó dáo dác; rồi, khều khều, làm dấu hiệu tôi theo ảnh, ra ngồi núp kín sau buội ô rô. Ảnh thì thào, nói: - "Không chừng, anh sắp được điều qua công tác khác!"

Tôi trố mắt ngạc nhiên. Chồng tôi tiếp tục thầm thì bên tai tôi:

- " Nghe đâu, anh chuyển về đội canh phòng trại tù binh Ngụy ở vùng ven của ba huyện."...

Trại giam nầy nằm ở vùng đất tam giác, ven biên, thuộc ba huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Ðại, tỉnh Bến Tre. Một vùng rừng cây um tùm rậm rạp, mọc toàn một loại cây Ráng, lá mỏng nhưng cứng, da thịt bị cạnh lá bén ngót cứa đứt tươm máu, nên không ai có đủ can đảm léo hánh, lai vảng, bước vào. Với lại, du kích địa phương đã học tập đồng bào, cấm triệt để, không người nào được léo hánh, bước gần đến ven khu rừng Ráng.

Căn cứ lõm, mật khu, hay bưng biền kháng chiến, hoặc trại giam tù binh... đều được điều nghiên cẩn thận, và được thi công xây dựng ở địa giới liên ranh hành chánh giữa các tỉnh, các huyện, hoặc các xã ấp. Vì bởi, cái khuyết điểm to lớn của phe quốc gia các ông, là lúc nào cũng đỗ đùn đỗ đống lẫn nhau. Các ông ỷ y, dựa dẫm, không ai chịu khó bước vào, và hoàn toàn thiếu hẵn hành quân phối họp, bắt tay chặt chẽ, hay kiểm soát canh chừng vùng đất "cha chung không ai khóc" nầy. Nhiều lần, các ông hành quân sắp sửa đụng đến miệng hầm, bổng dưng, các ông gọi nhau ơi ới, rồi kéo nhau rút đi mất!

Trại giam nằm sâu dưới lòng đất, xây bằng xi măng cốt sắt khá kiên cố. Ðội bảo vệ trại giam cẩn mật canh gác, tuần tra đêm ngày. Ðội nầy được tuyển lựa từ đám cán binh trung kiên miền Bắc, hay bộ đội miền Nam đã tôi luyện trong chiến đấu ngoan cường, lập nhiều thành tích cách mạng. Tôi phải chờ chồng tôi báo tin, ấn định rõ ràng ngày giờ nào, mới được đến thăm ảnh. Tổ cảnh giới túc trực tại bìa rừng, nhìn mặt, hỏi mật hiệu. Họ khẩn trương lưu ý tôi theo sau phải ịn đúng dấu bàn chân của người đi trước: - "Chị bước chệch một tí, nà dẫm phải mìn của tổ công binh ta gài, đấy nhé!"

Cửa hầm trại giam, thật sự, chỉ là tấm bửng ximăng làm nấp đậy, được phủ lên lớp đất trồng cây xanh ngụy trang khéo léo, theo cùng loại và màu sắc cây lá trong vùng. Nhiều bậc thang dẫn xuống đến mặt đất. Ðường hầm nhỏ hẹp. Ngọn đèn dầu leo lét treo trên vách, ở mấy khúc quanh, không đủ ánh sáng soi thấy lối đi. Một con đường đất quanh co, thấp chũm, ẩm mốc, hôi hám, sờ soạn lần mò theo vách tô, vạt phẳng, nhớp nhúa, mà đi. Ðôi khi, tôi dẵm phải con dế, con trùng, hay đạp nhằm con rắn không chừng.Tôi sợ điếng người, kêu thét, bám vào anh bộ đội dẫn đường.

Tôi chỉ được loay hoay giới hạn trong căn hầm đầu tiên là chổ ở của ảnh. Tấm vách trét đất phên tre ngăn cách. Còn bên kia có ai? Làm gì? Vợ chồng tôi không được tò mò biết đến. Kể cả địa đạo nầy kéo dài đến đâu?, hang ngách ra sao? Căn hầm giam nhốt tù binh chỗ nào, ũng được giấu kín. " Bí mật của tổ chức " là qui luật bảo mật trọng yếu hàng đầu, mọi cơ cấu phải nghiêm chỉnh tuân hành triệt để. Căn hầm nầy chỉ kê vừa một chỏng tre. Ở một gốc, đặt một lò đất nung. Nấu nướng hạn chế, nên lạnh tanh, lỏng chỏng vài ba cái chén, tô sứt mẻ, cặn cáu dơ dáy. Ống thông hơi, thông khói làm bằng ống trúc, âm trên trần hầm luồn lên mặt đất, được che kín giữa lùm cây Ráng. Con gái tôi nằm chật ních trên khoảnh đất còn lại. Mấy năm nay, nó thôi học, lẻo đẻo theo mẹ lặn lội đi thăm cha, trong khắp miền bùn sình lùm buội sông rạch, sương lam chướng khí, muổi mòng, bò cạp cắn chích nhiễm độc, và truyền bịnh sốt rét cấp tính. Người nó thỏn mỏn, tong teo, xanh lướt. Da nó vàng nghệ như con tắc kè trổ màu. Hơi thở nó phì phò vì thiếu dưỡng khí, nằm chèo queo, mê sảng trong giấc ngủ.

Tôi quên kể một đoạn: trước kia, cách mạng bố trí tôi ở lại, tiềm phục, nhiệm vụ lòn sâu trong tầng lớp quần chúng và học sinh, sinh viên để dò xét lập trường tư tưởng; hoặc xách động nhân dân tỉnh thị biểu tình chống sưu cao thuế nặng, phản đối việc bắt lính... Tôi thường nhập vai làm cô nữ sinh, e thẹn, khép nép, yểu điệu ôm cặp sách, mà bên trong chỉ đựng toàn là truyền đơn, lựu đạn... - "Bà không sợ Quốc gia lục xét sao?" Sơn chận ngang lời bà ta, hỏi. Bà ta cười lớn, nói: - "Tôi chỉ cần "cười tình" là mấy ông xìu lơ, đâu còn nhớ gì chuyện khám xét nữa!" hoặc tôi đảm trách hợp đồng cảnh giới, canh gác, hay phối hợp tác chiến với tổ đặc công gài mìn, quăng lựu đạn vào chợ búa, rạp hát, chỗ đông người. Về sau, tôi thay đổi vùng hoạt động, phụ trách "hộp thơ sống", chuyển và nhận tài liệu, tin tức, hoặc làm giao liên đưa đường cho lực lượng bộ đội hành quân vào chiến trường.

Tôi đi biền biệt ngày nầy qua tháng khác. Một xắc - cốt, một súng K.54. Ngủ bờ ngủ buội. Một mo cơm với con cá khô sặc, xong bữa/ngày. Thỉnh thoảng mới được tạm trú trong nhà cán bộ cơ sở, mẹ nuôi chiến sĩ. Rồi có những lần, tôi đảm trách công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng ở mấy thôn ấp gần nhà. Tâm tình tôi lúc ấy, bổng nhiên xáo trộn mãnh liệt, vì những hình ảnh thân yêu ngày cũ rưng rức bổng hiện lên. Con tôi còn đỏ hỏn, tôi giao con cho ba má tôi nuôi dưỡng. Ðể tôi tranh thủ đi làm cách mạng. Ðể tôi phấn đấu đạt danh hiệu "thành đồng tổ quốc". Ðể tôi hãnh diện được làm đại biểu giai cấp phụ nữ tiên tiến xã hội chủ nghĩa ưu việt. Tình mẫu tử chợt nghe như bị ai dằn xé, đoài đoạn ruột gan. Tôi muốn chạy uà về nựng nịu, ôm ấp con thơ, cho thỏa lòng thương nhớ. Nhưng, tôi phải mải miết, cúi đầu, lê bước, không dám ngoái cổ lại nhìn. Lòng tôi u uất trăm bề. Mỗi bước chưn đi, mà lòng thì trì kéo muốn dừng lại. Tôi vóc từng nấm đất quê quán ấp ủ vào lồng ngực, như mong tìm lại chút hơi ấm thân yêu dạt dào mong nhớ. Ngày ngày tôi trong xó xỉnh của những nơi chốn bùn sình lùm buội hiu hắt. Ðêm mưa rả rich, lộp bộp rơi đều trên mái vải lều, tôi co ro chèm nhẹp lạnh lẽo, đong đưa nghe tiếng võng buồn não nuột. Tiếng con nhái bầu phụ họa, đều đều rã giọng xót xa, cho lòng thêm dằn dặc khơi sâu mạch sầu tưởng nhớ. Biết bao đêm, giấc ngủ dẫn đưa tôi về muôn vàn hình ảnh dấu tích kỷ niệm. Quê nhà làng xóm bủa vây, thoắt buồn. Quá khứ ứa đầy, ngồn ngộn hiện ra. Quá khứ lần lượt tự động bốc rời, và gở ra từng lớp ngậm ngùi. Tôi mê mệt nghe như có tiếng chim bìm bịp, buổi chiều rả cánh, chim gục đầu bên lùm buội, cất tiếng gọi bìm bịp nhớ thương, cho một dòng sông con nước cũ đã xa rồi. Tôi mơ thấy con đường trải đá ong, một chiếc xe thổ mộ gập ghình dẫn đưa tôi về quê nội, nơi có cây cầu tre chênh vênh, bắc qua con rạch, từng về lục bình bập bềnh, lặng lờ trôi theo dòng nước quến đục bùn đất. Bên kia cầu tre, là con đường đất nhỏ hẹp, đầy lau sậy cỏ lát, tán cây tràm che mát lối đi. Nhà nội tôi ở cuối, khuất sau vuông tre, và bờ tràm. Hoa tràm vương rãi trắng khắp đó đây, màu quê mùa chất phác bàng bạt thân thiết vô cùng.

Trời sinh tôi ra làm người đàn bà nơi quê hương ruộng đồng sằn dã. Ở trong chái bếp lá, lo bữa ăn cho chồng con. Bước lên nhà trên, là căn phòng đóng vách ván bổ kho, ngầy ngậy thơm mùi ẩm mốc, kê một cái chỏng tre, trãi một chiếc chiếu bông, và một đôi gối cẩn hột cườm, nghe bộn bề hạnh phúc. Trở ra sau hè, có liếp cải vườn rau, và chuồng bộng chăn nuôi. Không có những thứ tâm tình thắm đượm đó gắn liền, tôi không còn danh nghĩa là người đàn bà VN nữa.

Tôi đã tự mình chính chắn lựa chọn cái gọi là, cách mạng! Hay đây chỉ là một biểu tượng mơ hồ, một tín hiệu sai lệch, một truyền thông láo khoét, một chỉ đạo xảo quyệt; nhưng lại gõ đúng tính bồng bột ganh đua của lứa tuổi trẻ bốc đồng hiếu thắng. Ðể rồi, tôi lao đầu vào cuộc chiến đệ huynh tương tàn, cuốc cày bới sâu hầm hố chia rẻ, hận thù dân tộc.Tôi được những gì, hôm nay.?! - hay chỉ được đầy một bàn tay đẫm máu kinh tởm, một tâm tình sâu độc lang sói, để cúc cung tận tụy phục vụ mưu đồ cho thứ chủ nghĩa đại đồng, vô đạo, phi nhân. Bọn trí thức cơ hội chủ nghĩa mà tôi đã từng tiếp xúc, công tác chung, chẳng qua, cũng chỉ là hạng người rổng ruột, đầu óc con tôm, nhưng lại ngông nghênh khoác lác, bày trò tranh đấu vì quyền lợi vị kỷ thấp hèn vật chất; hay thể hiện thứ tấm lòng yêu nước trên chiếu bạc, trong cao lâu khách sạn chơi bời phóng đảng.

Sau khi nghe được tâm tình u uất của tôi thế đó, chồng tôi, chừng đó mới khai thật: - "Anh bị hạ tầng công tác! Cách mạng không tin tưởng những thành phần trí thức tiểu tư sản như anh!" Nhà chồng tôi là dân có học. Gia đình bề thế. Kẻ ăn người ở chật nhà.Ông già chồng tôi là chủ nhân nhiều xe đò lỡ, chở hành khách lục tỉnh, và một garage lớn sữa xe camion, loại xe vận tải lúa gạo, hàng hóa. Mẹ chồng tôi mỗi khi ra ngoài, là bước lên xe song mã, kẻ cấp ô, người ôm tráp theo hầu...

- "Hay anh trốn ra chiêu hồi! " Tôi dục dặc tay ảnh, khóc, năn nỉ. Ảnh sợ xanh mặt, run rẩy, nói:

- "Không được đâu em! Cách mạng họ thù ghét thành phần chiêu hồi dữ lắm. Họ tìm cách thanh tóan - thủ tiêu - cho bằng được mới thôi!"

Rồi, chồng tôi thở dài áo não! Cuộc đời anh ẩm mốc, điu tàn. Anh như món đồ cổ sờn mẻ, hoang phế lâu đời. Tôi sờ mó chỗ nào cũng đầy rạn nứt, hôi hám, nhớp nhúa, buồn thiu. Người anh mệt mỏi, lờ đờ, lểnh lãng, chập chờn như nơi chốn nào. Tôi không cầm được nước mắt. Cách mạng đã tuyệt vời cải tạo tâm trí, và biến dạng thân thế anh ra nông nổi nầy.Tôi không còn tìm thấy ở nơi anh một chút nghị lực như ngày nào - ngày tôi mê mệt, săn đón, tôn anh làm thần tượng.

Chồng tôi đã quá lầm lẫn chọn lựa, trao hết tương lai sự nghiệp mình cho loài quỉ dữ hóa kiếp thành người, gọi tên là, cách mạng. Kết quả, anh đã phải trả một giá quá đắc là, bằng tất cả tài sản sinh mạng một đời: - cái chết! Anh không còn gì để lại cho vợ con. Dù là một cánh tay hay chưn cẳng đứt lìa, rơi rớt, bỏ sót tại mặt trận, cũng không thấy có. Ðể tôi còn có được một chút chi thể thân xác của chồng tôi, cho tôi tha hồ ôm ấp, hả hê khóc kể lời truy điệu lần sau cuối. Nhưng thôi! Hình hài của ảnh không nên có mặt trên cõi đời nầy; để dân tộc ngàn đời thôi không còn nguyền rủa. Mộ bia cũng không nên cặm trên vạt đất nghĩa trang, để dòng họ thôi không còn tủi hổ với chòm xóm. Ảnh bị chết cháy, tan thành tro bụi mịt mù. Tôi hốt tro than lẫn lộn đất cát bỏ vào trong cái tỉn bằng sành, tưởng chừng trong đám đất xám xịt dơ bẩn nầy, có chút manh múm hình bóng lãng đãng của chồng tôi.

Tôi ôm quan tài trống rổng xác chết mà khóc kể oán than, nguyền rủa cách mạng.Tôi bị lãnh đạo theo dõi "lập trường cách mạng chao đảo", từ ngày ấy.

Ảnh chết đi trong trận đánh bom Napalm của các ông. Trưa hôm đó, toàn trại giam chộn rộn hối hả trồi lên mặt đất, ào chạy ra con rạch, khiêng vác đồ tiếp tế lương thực. Thì, bổng đâu, hai chiếc máy bay ầm ầm lao vút đến. Mọi người quá bất ngờ, quýnh quáng, chưa kịp phản ứng gì. Tức khắc, tiếng bom nổ rùng rợn rụng rời rung chuyển cả mặt đất, đau lói ngực, ngộp thở, điếc tai, cách xa đó hàng cây số. Liền theo sau, là biển lửa phựt cháy, lan tràn dữ dội nhanh chóng, thiêu trụi toàn bộ khu vực trại giam, và trở thành vùng bình địa, một màu xám xịt, tanh hôi xác người thiêu cháy.

"Tôi cố nhớ lại vị trí phương hướng cửa hầm xuống trại giam. Nhưng, lòng tôi hổn loạn, rối reng, không định được phương hướng dấu vết đi tìm. Chồng tôi, và số phận những tù binh giam giữ, nếu còn kẹt ở dưới đó, có tốt số lắm, cũng tỉ như nằm trong lò nung lớn, làm con vật tế thần, bị quay thui chín rục hết rồi.

Số là, một cán bộ cao cấp Mặt trận giải phóng miền Nam - Trung tá H. C. tham mưu trưởng khu 9 - miền tây Nam bộ - ra đầu thú, chỉ điểm đánh phá khu rừng Ráng nầy. (Hiện nay, ông H.C. đang định cư nơi xứ người.- LNV)

Tôi được tuyên dương là vợ liệt sĩ, nhận được lẳng hoa bác Hồ, được gắn huân chương cao quí. Ðệ nhị phó chủ tịch cục R, kiêm Chính ủy Mặt trận giải phóng là tướng Trần Ðộ, từ rừng núi Mã Ðà về chủ tọa buổi lễ, tại mật khu Hốt Hỏa, huyện Bình Ðại, cũng nằm trong địa giới tỉnh Bến Tre. (Những năm về sau, cục R dời qua đồn điền cao su Mimot và Kratié trên phần đất Miên. LNV).

Bến Tre còn gọi là Kiến Hòa, tên của một trong ba tỉnh có chữ "Kiến"đứng đầu (Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường), đạt danh hiệu " 3 anh dũng ": cơ sở hạ tầng - nội tuyến nằm vùng, và - nữ địch vận tình báo! Nhưng, riêng thành phần địch vận nữ tình báo nầy, họ lại chiếm thêm ba giải khôi nguyên "Tam nhất" khác: đẹp nhất - đông nhất - và, "nhất thốn thổ." hấp dẫn nhứt. Thế nên, Bến Tre còn được người đời truyền miệng phong tặng là vùng đất "nhất thốn kình thiên" - một lỗ dám chống trời - nghề riêng của những người đẹp điệp báo cộng sản.

Ðâu khoản thời gian "chương trình Ấp chiến lược - Bình định phát triển" - quy dân lập ấp; phía quốc gia các ông còn tung ra kế hoạch Phụng Hoàng. Các ông mở những cuộc hành quân thu gom nhà cửa, qui tụ dân chúng vào vùng an ninh, do quốc gia kiểm soát. Ngày đêm các ông bất thần xâm nhập, lùng sục vào tận sào huyệt hang ổ chúng tôi. Tuy pháp chế dân chủ các ông có đề ra là: khi nào hội đủ ba đầu mối nguồn tin, chừng đó, cơ quan hữu trách mới được quyền bắt giữ đối phương, đưa ra xét xử. Nhưng, những đoàn "áo đen"- xây dựng nông thôn - và, lực lượng vỏ trang chiêu hồi - người của chúng tôi ra đầu thú - là hai lực lượng khắc tinh của cách mạng, vì họ biết rõ địa điểm căn cứ, nắm rõ qui luật hoạt động, trục lộ xâm nhập giao liên... của chúng tôi, nên họ đã đánh phá trúng đích, và hầu như đã xoá sổ gọn gàng, tiêu diệt sạch sẽ các cơ cấu hạ tầng nằm vùng, và bạch hóa nhiều màn lưới nội tuyến, binh vận của cách mạng. Còn nhân dân thì càng ngày họ càng phân biệt chính tà, họ trở thành tai mắt của các ông. Họ chỉ chọc đúng căn, đúng chỗ. Chúng tôi khốn đốn, hết đường tiến thối, trở thành kẻ đói khát đui mù. Chúng tôi mò mẫm đi lại, kiếm ăn nơi nào cũng đều đụng phải hàng rào ấp chiến lược, lọt vào ổ phục kích, hay bị điềm chỉ theo dỏi gắt gao; nên đành ngưng ngang mọi công tác, hoạt động. Và, chỉ còn cách co cụm, bám trụ, hay chui trốn dưới hầm bí mật, hoặc lủi về mật khu, để "chạy giấy" bá cáo hỏa tốc ra miền Bắc cầu cứu, chờ trung ương chi viện, chỉ thị tái phối trí tổ chức nhân sự đề kháng.

Tôi là nữ cứu thương băng bó vết thương cho người khác. Nhưng còn vết thương sâu hoắm trong lòng tôi - vết thương bưng mủ từng ngày, dễ dầu gì có ai băng bó cho lành lặn được.Tôi hoang mang lo sợ. Tôi sống trong những ngày tháng: bất an, dày vò, hối tiếc.

Lũ bạn ngày xưa, nghĩ thương tôi, chúng nó thường gởi cho tôi hộp son hộp phấn. Tụi nó kèm lá thơ: - "Dầu sao, mầy cũng là đàn bà. Càng ở trong lùm buội dơ dáy hoang vu, mầy càng cần phải phấn son. Phấn son để che giấu những vết nhơ, để thấy mình còn đẹp, dù cái đẹp của son phấn nào cũng đều là thứ giả tạo, nhưng nhờ nó mà mình còn có chỗ đứng trong cuộc đời." Lũ bạn làm tôi bần thần ngơ ngẩn, vì nhớ lại thuở học trò kẹp tóc chanh cốm ngày xưa. Những hôm chui vào thư viện, lí lắc đá lông nheo với mấy chàng sinh viên đa tình, dại gái, lờn vờn theo sau tán tỉnh. Những buổi trong rạp xinê, xem phim Love history, Elle et lui - chuyện tình buồn - để có dịp thương vay khóc mướn lãng mạn, là cái mode của thời trang tô điểm đời làm con gái. Ly nước mía Viễn Ðông, dĩa Bò Bía ở mấy kiosque trong hẽm hun hút Eden, đong đưa ngày chúa nhựt. Hoặc nơi quán Givral, La Pagode, ngồi ghếch chưn, cố tình hở jupe, chọc quê thiên hạ. Rồi giành nhau ăn chung cái bánh cake, uống chung ly sữa tươi, và cùng ngoẹo đầu nhìn ông đi qua bà đi lại kịch cởm quần áo, trét dày phấn son, nặc mùi nước hoa Tabu, cong cớn hỉnh mũi, long nhong trên lòng lề đường Catinat - con đường lịch sự nổi tiếng nhứt thủ đô... Tôi sực nhớ một việc. Tôi bèn lật lưng quần, moi ra cái kiếng soi mặt nhỏ, hình tròn. Ô kìa, mặt mày tôi đó sao?! Một gương mặt góc cạnh, nhăn nhúm, méo mó dị hình, và quái đản hết biết.! Thôi rồi! Cách mạng đã đổi thay hình dạng bóng sắc của tôi hoàn toàn..Tôi đã mất tất cả dấu dạng đài trang con gái! Tuổi thơ ngây đã bay vút xa, thời lưu niệm man mác úa ngộp để lại. Cho bồi hồi chới với. Cho nương tựa, an ủi, vuốt ve cũng không vừa, sau những tháng năm khổ đau quằn quại, ứ nghẹn, tắt lối.Tôi bụm mặt khóc ngọt ngào nuối tiếc. Còn đâu một thuở ô mai đậm ngọt thơm dòn, rộn rã, náo nức...

Hình hài nầy giờ đây đâu phải là của tôi?! Mà là của một bóng hình xa lạ quái ác nào đó chiếm chỗ trong tôi. Nó tàn nhẫn, áp đảo, và chế ngự tôi. Nó dẫm nát thân phận kẻ cô thế, bơ vơ, mất chồng quá sớm, khi tuổi đời vừa độ chín mọng.Nhiều đêm, tôi định lợi dụng bóng tối, không ai thấy, để đem trao thân tôi cho xác thịt ham muốn. Nhưng, bổn phận, và trách nhiệm đã kêu gọi tôi trở về.

Tôi còn đây, chỉ vì còn đứa con gái mồ côi cha từ ngày còn nằm võng.

Tôi đắn đo suy tính nhiều ngày.Tôi phải tự giải thoát mẹ con tôi ra khỏi vùng hỏa ngục kiên giam nầy. Tôi phải tự mình phá vở, thoát khỏi vòng vây thảm nhục! Tôi không thể chết rục chết thúi ở trong xó xỉnh, rồi cũng được chôn lấp dập vùi, với vài xẻng đất đấp lên qua loa, như trăm ngàn cái mã lạng, vô thừa nhận, trong vạt đất tha ma rải rác ở khắp mọi miền, của trăm ngàn đồng chí bộ đội hy sinh.Tôi nghĩ, thà là để phe quốc gia bắt nhốt vài năm; sau đó, mẹ con tôi còn thở được thứ không khí tự do, còn thấy được một khoản trời an bình hạnh phúc. Khoản trời đó, không khí đó, tôi khao khát từ lâu, và hoàn toàn không có ở bất cứ trong mật khu kháng chiến nào.

Tôi bơi xuồng điều nghiên khắp vùng căn cứ mật khu. Bộ đội cảnh giới canh gác chặt chẽ, mìn bẩy bố trí la liệt, khắp nơi. Một con đường nước - độc đạo, mà mọi sự ra vô, đều bị buộc phải chèo chóng đậu lại, ngay tại bải bến kiểm tra, lục xét ngặt nghèo. Mà nếu có thoát ra được bên ngoài đi nữa, mẹ con tôi vẫn sẽ bị một hàng ghe cào tôm cá dọc theo ven biển, làm tai mắt cách mạng chận bắt. Chỉ có đám dân nghèo quê mùa chất phác, mới dễ tin lời gạ gẫm, phỉnh nịnh, và lại hy vọng hão huyền, ham hố hoang tưởng; để rồi biến thành con thiêu thân lao đầu vào cuộc chiến giải phóng, hy sinh uổng mạng. Và, làm những con ma đói khát lạnh lẽo cúng quảy nhang khói.

... Ở đây ngày nào là cay đắng điếm nhục ô danh xủ tiết ngày nấy. Tôi phải thơn thớt lổ miệng: hoan hô cách mạng Việt Nam muôn năm. Tôi phải hết lòng ca tụng lãnh tụ tồi bại tam vô - vô học-vô luân-vô đạo là " là vị cha già kính yêu của dân tộc...

Lâu lắm, mới thấy đoàn văn công tạt qua, hát đi hát lại bài "cúc cu" tuyên truyền, động viên tinh thần bộ đội ngoan cường chiến đấu. Vản hát, nữ ca nô tước hiệu cao quí: "Nghệ sĩ Nhân dân", dựa xề bên gốc cây bần, cây đước - cũng điệu bộ động tác thuần thục, vừa hồng vừa chuyên xuyên suốt, là - trật quần ra ủng hộ, mà chữ nghĩa của cách mạng gọi là "bồi dưỡng tình cảm kháng chiến" - cho bất cứ đồng chí thủ trưởng lớn nhỏ nào muốn thưởng thức.

Trong tôi, một âm thanh thúc hối dập dồn. Từ trong tận cùng xa vắng, có tiếng nhắc nhở, thì thầm vọng về: "- trốn, trốn! ", trở thành một dấu chỉ, một ám thị, một bức bách thường trực vang động ngày đêm. Tôi âm thầm, nhưng hối hả chuẩn bị phương cách thoát ly.

... Ðêm hôm ấy! Sau khi dỗ con đi ngủ sớm, manh nốp được dùng làm chiếu trải, tôi mời tên thủ trưởng lên chòi. Lòng tôi bình tỉnh lạ thường. Tôi tự trấn an là, tôi sắp sữa thủ diễn một vai trò cao cả.

Sau ngày Nhật Bản thảm nhục năm 45, người kỹ nữ Geisha ỏõbán trôn cứu quốcõõ. Còn tôi, bán trôn để mua lấy sự tự do, và tránh xa vùng lỗi lầm bao năm trước. Cái giá phải trả cho chữ tự do, đánh đổi sự khờ dại, tuy quá đắc, nhưng không còn cách lựa chọn nào hơn thế nữa.Tôi tự dẫm nát trái tim đức hạnh thủy chung. Tôi tự nguyện bày trò nằm ngửa tang hoác của một con điếm.

... Tôi cựa mình tỉnh dậy! Trời ơi, tôi xúc động bàng hoàng. Thể xác tôi sao để thằng mường mán nó dày vò tơi tả đau ê thế nầy?! Cái tê dại còn vướng đọng trên thịt da. Niềm ân hận, và nỗi tủi nhục dâng đầy, bực trào nước mắt. Xác thân tôi nhơ nhớp, tâm tình tôi đốn mạt hơn loài cầm thú.

Tôi là con đàn bà khốn nạn bỉ ổi nhứt. Chợt nhìn sang đứa con đang mỉm cười ngây thơ trong giấc ngủ, tôi nghe bẽ bàng xấu hổ với con hết sức. Tôi không xứng đáng làm người mẹ. Hay tôi là một con điếm thập thành được khéo léo cải trang, đóng vai làm người vợ đoan chính, hiền thục, thủy chung... " - Anh ơi, anh có tha lỗi cho em một phần nào, hay không!?" Tôi không có đủ tư cách nào để đón nhận sự tha thứ, khoan dung của chồng tôi. Tôi vói ôm bức ảnh người chồng đặt lên ngực, mà khóc ngất, lịm dần...

Sau mấy lần ân ái vụng trộm với tôi, tên răng đen mã tấu chủ nhiệm căn cứ ký giấy giới thiệu tôi chuyển về địa phương hoạt động. Tôi cắn răng làm chuyện sĩ nhục cũng vì cần đến tờ giấy nhàu nát dơ dáy nầy đây. Chạnh nghĩ, tờ giấy ít ra, nó không bẩn thỉu vàng ố danh tiết bằng một con đàn bà lang chạ trắc nết là tôi.

Trở lại quê nhà, tôi tránh xa dòng họ, người quen, chui rúc trong miệt sâu, thuộc vùng "oanh kích tự do", là vùng đất dành cho máy bay tha hồ trút đạn thừa bom cặn, giáp ranh ba xã Tường Ða, Phú Túc, Thành Triệu, huyện Trúc Giang, tỉnh Bến Tre. Tôi dựng tạm một căn chòi lá, trên vạt đất người ta chạy đi lánh nạn, bỏ hoang. Tôi hít thở được thứ không khí tự do trong lành, sảng khoái lạ thường. Luống rau, lẫm lúa thân thương xanh mướt buổi chiều. Chim chóc hót ca réo rắc đón chào buổi sáng. Mùi vị quê hương đượm ngọt, trong lành của đêm khuya.

Tôi muốn gội rữa quá khứ. Tôi muốn thay hình đổi dạng, cố xoá cho mau hết dấu vết nhơ nhớp trên da thịt nhục nhã bản thân. Tôi muốn tìm lại trong tôi một con người mới, một tâm hồn mới, một hạnh phúc mới.

Rồi, vào dịp cuối năm! Khi cây mai cằn cỗi bắt đầu hé mầm lộc biếc, và đơm trổ những nụ bông vàng rực trườc hiên nhà. Khi bức màn sương khói lãng đãng bao trùm lên cảnh vật, và cơn gió mơn man đem cái lạnh lãng mạn cuối năm se sắt quay về. Tôi dẫn con tôi vào miếng vườn um tùm cây cỏ, ở cuối cồn đất. Tôi tìm các loại bông hoa cây trái, như một nải chuối, một buội bông vạn thọ, bông cúc... vừa mới chín nở đầu mùa, để đem về chưng cúng cha mẹ, và chồng tôi. Thời gian tôi lưu lạc đây đó, tận hiến cuộc đời cho cách mạng. Nhưng trớ trêu thay, ba má tôi lại bị cách mạng ghép vào tội cường hào ác bá, tịch thu vườn ruộng bao đờI cày sâu chăm bón. Ba má tôi, chừng đó mới té ngửa, đấm ngực kêu trời. Phần tiếc sự sản dòng họ mấy đời để lại, bổng dưng bị cướp mất; phần lại thương nhớ đứa con gái độc nhứt đi mất lâu ngày, trôi sông lạc chợ, không biết sống chết ra sao, bặt thơ từ tin tức; nên cả hai ông bà cùng lượt ngã bịnh, vô phương cứu chữa. Ðể rồi, cách nhau mấy tháng, kẻ trước người sau đều lần lượt lìa đời.

Cuộc đời tôi tưởng đâu đã nhận thừa mứa những oan trái, không còn cái bất hạnh nào hơn. Nào ngờ...

Một tiếng nổ đoành nhức óc, khủng khiếp! Con gái tôi kêu thét: - "Má ơi! " Rồi, con tôi ngã bịch xuống, dẫy đành đạch như gà bị cắt tiết. Máu chảy đầm đìa trên mặt đất cỏ xanh. Tôi chạy nhào tới, đỡ xốc con tôi dậy. Trời ơi, phần ống quyển chưn trái của con tôi đã lặt lìa gãy nát! Máu tuôn ra xối xả.Tôi đớ lưởi, gục đầu, chết điếng.

... Sau ngày tai nạn bi đát của con gái, tôi chợt khám phá thêm một chuyện là, ở đây, ngoài gia đình tôi ra, còn có đội đặc công tỉnh, từ ấp Cổ Cò, xã Quế Sơn, huyện châu thành Trúc Giang bị động, dời về đây. Tôi rùng mình, nghĩ: - "hay là chúng nó phăng ra dấu vết mẹ con mình đang ở tại vùng nầy!? " Ðặc công tỉnh, ngoài nhiệm vụ tác chiến chuyên ngành: công kiên, xâm nhập, mở đợt phá khẩu trước mỗi trận đánh; bọn nầy còn tinh chuyên, đảm nhận một nghề kinh khủng ghê tỡm khác: ám sát, thủ tiêu, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh ủy, tên là Ba Ðào. Tôi nằm trong danh sách sổ bìa đen, chờ địu ra pháp trường "tùng xẻo".

Tiếng nói người đàn bà đã lạc giọng. Bà ta lại khóc, và chệnh choạng bước vào trong, khuất sau bóng tối gian nhà.

Sơn sực nhớ đến Ba Ðào - tên đầu xỏ tỉnh uỷ Bến Tre. Một tên giặc ác ôn sống dai nhứt trong các tên giặc, dù đơn vị chàng bám sát, ruồng bố tìm hắn, từ sáu năm nay, ngày chàng về cầm quân ở vùng đất nầy.Hắn ta lủi, trốn, luồn, lách... giỏi như chồn, cáo, lươn, trạch. Có lần, chàng xuýt tóm được, khi hắn ta lẻn về thăm cô vợ nhỏ láng mướt, ở xã Tân Hào, Giồng Trôm. (Sau năm 75, hắn ta được tuyên dương, và được đề bạt chính thức chức vụ bí thư tỉnh Bến Tre. Hắn ra lịnh bắt bớ, tù đày, thủ tiêu những người chế độ cũ, không sót một móng. Kể cả thành phần nghĩa quân, địa phương quân cũng bị đưa đi cải tạo mút mùa ở các trại tù miền cực bắc VN. LNV )

Người đàn bà ý chừng, sau phút kềm giữ được cơn xúc động, từ gian nhà sau, trở ra. Bà ta uống thêm ngụm nước trà, sửa lại dáng ngồi, và chuẩn bị kể tiếp câu chuyện.

Câu chuyện càng về khuya càng dẫn đến hồi bi lụy. Sơn cũng thấy khó cầm lòng.

Ở ngoài mặt trận, chàng là một chiến binh quả cảm, gan lì, say máu. Nhưng, sau trận đánh, Sơn quay về bản chất tình cảm xúc động như một con người bình thường, với vui buồn, thương ghét.

Tâm tình cảm xúc của người lính tác chiến vượt trội, hơn hẵn những người khác. Là vì, họ chứng kiến tận mắt, và từng ngày, những cảnh tượng hy sinh đau xót, của biết bao đồng độI ngã gục trên trận chiến đẫm máu. Chiến trận dồn dập, và quân thù ác nghiệt đã buộc họ phải lầm lì dạn mặt, xơ cứng tình cảm. Nhưng, sau buổi quân về hậu cứ, họ gục đầu bên chén rượu, âm ỉ bật trào nước mắt, khóc thương thằng bạn thân mới vừa nằm xuống. Hoặc, giữa đêm khuya, một mình, trằn trọc trên ghế bố, trong phòng ngủ sĩ quan độc thân, nước mắt họ chan hòa, vì sực nghĩ đến một cái chết tình cờ, oan uổng của đứa đệ tử thuộc cấp thân yêu. Hay, những lần điểm danh, chợt nghe thiếu hẵn vài tên gọi của người lính, mới bổ sung về đơn vị đâu như tháng trước.. Hoặc, những lần xuống thăm nhà bếp binh sĩ, bổng thấy trống hẵn đôi đũa, chén cơm, chỗ ngồi thường ngày quen thuộc...Và, dòng nước mắt của họ tự dưng tràn trìa lai láng, đầu gối họ tự động khuỵu xuống: họ phủ phục, xì xụp quì lạy trước một dãy quan tài đồng đội hy sinh, sau trận tử chiến. Tiếng khóc kể của thân nhân. Trong vùng mờ mịt khói nhang. Dưới ánh sáng lung linh của hàng nến cháy buồn leo lét.

Ðời lính trận đừng quá thân tình với một thằng bạn nào trong cùng đơn vị, vì bởi, sau ngày nó nằm xuống - sự nằm xuống rất dễ dàng, trong khoảnh khắc giao tranh - sẽ để lại nỗi ngậm ngùi dài dài, kéo lê không dứt, cho người còn sống sót, ở lại.

Cái cảm xúc tột đỉnh, tận cùng, bên trong của ngườI lính được dồn nén, dấu kín, sau nét mặt phảng phất âm hồn tử khí, sau màu da đen đủi sạm màu khói đạn lửa bom. Những yêu thương hờn giận của họ được kín đáo che khuất dưới chiếc nón sắt sùm sụp đội đầu, như muốn che kín những thua thiệt, ngậm ngùi, đắng chát, của thứ tình đời trò đời bạc trắng, lật lộng, nối kết thân phận người lính. Khi người yêu bỏ đi lấy chồng. Khi một phần cánh tay, cái chưn bỏ quên ngoài mặt trận. Khi hậu phương quay mặt, làm ngơ, hà tiện chút lòng cảm thông, tội nghiệp.Khi thượng cấp đóng kịch vỗ về ân thưởng, rồi phủi tay bỏ xó, vui chơi hỉ hạ. Và, quên béng.

Nằm trong quan tài là những thằng Thành, thằng Sơn, thằng Hùng thám báo, đã hứng đạn thay cho cấp chỉ huy. Là trung sĩ Thuận rót từng quả đạn M79 chính xác, chận đứng làn sóng xung phong của giặc, trong trận Hữu Ðịnh, Bến Tre. Anh ta bắn hết đạn, địch tràn lên, dùng lưởi lê AK 47 bâm dầm đến chết. Là cái chết của chuẩn úyTrí nắm trung đội cản hậu, bám chắc, và ở lại trận địa biên giới Miên Việt đến... muôn đời, cho Ðại Bàng có đủ thì giờ tháo lui ra bờ cây thốt nốt an toàn... Nghĩ đến đây, tự dưng Sơn không đè nén được cơn xúc động. Dòng nước mắt đầm đìa chảy tràn xuống, ướt đẫm hai má chàng.

...". Hằng đêm, tôi giựt mình sợ hãi. Tôi nghe tiếng gió đập vào phên liếp mà cứ ngỡ là tiếng gọi cửa của bọn đặc công ám sát đến thanh toán mẹ con tôi. Thậm chí, tiếng gió thổi, dế kêu, tôi lại tưởng chừng như tiếng chúng nó đang rì rào bàn tán bên hè nhà, tính liệu xem mẹ con tôi phải chết cách nào cho gọn nhẹ. Tôi lúc nào cũng bị ám ảnh, hoang mang, lo sợ về cái ngày rùng rợn đó, sắp sửa xảy ra, gần kề, đâu đây.

Tôi van xin: ông trời hãy để cho tôi có đủ thời giờ sắp xếp gói ghém gọn gàng lại cuộc đời của con tôi vào chỗ nào xong xuôi. Sau đó, tôi tức khắc giao nộp mạng mình cho quân giặc.

Con gái tôi trở thành kẻ tàn phế, cách nay mười tám năm. Tuổi vui cười chưa hết. Mùi đời chưa biết, vội quên. Một khúc chưn cẳng chôn để lại trong vạt đất buồn muôn thuở.

Tôi quẩn trí, và không chịu đựng nỗi cơn "choc" quá nặng nề nầy, nên có lần dời nhà, lên tỉnh lỵ Bến Tre sinh sống.

Mỗi buổi sáng đi chợ về, tôi dừng lại tại một nhà thuốc tây, ở ngay góc ronde point tỉnh lỵ, để nhận bản bá cáo tin tức hoạt động hằng ngày của phe quốc gia các ông, từ hai hộp thơ sống: dân biểu Lê văn D..., hoặc ông phó biện lý L... của tòa án tỉnh, rồi cấp tốc chuyền tay cho cánh giao liên đưa vào trong mật khu.

Sơn trố mắt ngạc nhiên, vì hai nhân vật nầy là dân tai mắt trong tỉnhh. Bà ta cười. Nụ cười nhép môi. Có phần khinh mạn, chế giễu. Bà ta nói; - "Bộ ông lạ lắm sao? Chế độ VNCH các ông, thiếu gì quan quyền viên chức làm tay trong cho phe cách mạng chúng tôi. Thật tình mà nói, những hoạt động của ngành tuyên huấn, phòng nhì, hoặc là tâm lý chiến, an ninh quân đội... của các ông cần phải xét lại. Hay do từ chế độ cá nhân thực dụng rững mỡ, ăn chơi dập dìu của miền Nam thuở đó?!. Cấp chức, ngôi vị càng cao, các ông càng xa rời thực tế khổ đau dân tộc, càng hủ hóa, mất nết. Chúng tôi khai thác những sai phạm kém cõi nầy làm dử kiện tài liệu tuyên truyền tốt nhứt, làm mục đích cho lý tưởng, để triển khai mức vận động, đồng nghĩa cho việc thúc đẩy tiến hành cuộc chiến tranh; tuy lúc đầu, chúng tôi chỉ là đám người ô hợp, tù tội, đầu trộm đuôi cướp, gán ghép tạm bợ làm khung sườn cho lực lượng bộ đội giải phóng. Tuy lúc đầu, bộ đội chỉ trang bị những loại... vủ khí cà tàng, lỗi thời, như mã tấu, giàn thung, súng " ngựa trời " để bắn ruồi, hay máng tre phóng lựu đạn, mìn dĩa nội hoá tự chế, khi nổ khi không.

Riêng phần tôi, tuy không còn ở trong mật khu nữa, nhưng thỉnh thoảng cũng phải chuyển tin tức qua cầu Cái Cối, bắc ngang qua tỉnh lỵ, đưa vào mật khu Tân Hà o- Cái Mít. Mục đích để tâng công, giữ quá trình hoạt động liên tục, để đảm bảo mạng sống mình được lâu dài hơn. Chớ nếu tôi mà ngưng ngang mọi chuyện, thì càng mau chết sớm.Tôi là kẻ tội phạm của cả hai phía - Quốc gia hay bọn Cộng sản đều muốn trừ khử.

Ngày ngày, tôi tựa cửa ở ấp Tường Ðậu đứng nhìn. Trên đường băng sân bay, đều đều diễn ra cảnh tượng bi hùng tráng: từng đơn vị các ông chia toán, sắp hàng, leo lên trực thăng nhảy vào vùng mặt trận. Gia đình binh lính quẹt nước mắt đưa tiển ngoài hàng rào phi trường, Nhưng, những người thân nầy vẫn còn chút hạnh phúc, vì vẫn còn hy vọng là sẽ gặp lại kẻ thương yêu. Tuy, rất nhiều lần, đơn vị các ông ra đi đầy đủ. Trở về không đủ số người. Trở về có khi nằm ngay đơ trên brancard, vội vội vàng vàng khiêng chạy, và đẩy tọt lên xe hồng thập tự, hú còi lao đi vun vút. Số còn sót lại, cũng phờ phạc, thểu não, lấm lem, tội tình.

Thời chiến. Niềm hy vọng sống sót sao quá mong manh. "Huỳnh diệp vưu tồn thanh diệp lạc." Tre già thường phải khóc măng. Hy vọng người lính toàn vẹn trở về, nhiều khi chỉ có trong giấc mơ. Giấc mơ bao giờ cũng sai lệch, mơ hồ, xa rời thực cảnh bi đát của mặt trận thây người, giết nhau như ngoé. Riêng tôi, tôi không có một chút cơ may nào, cơ hội nào, để nắm níu hy vọng, dù chỉ là một giấc mộng lon con. Thảng hoặc, hy vọng có đến cũng chĩ vừa mới nhú, như chồi cây liền bị cắt cụt, tiện đứt. Như mọi ngõ đường nào tôi đi và về thảy đều bị rào lấp, bưng bít.Tôi xao xuyến xót xa thương những người lính chiến các ông - cũng như tôi - chiến đấu gian khổ, để mong đem lại cho quê hương thanh bình, dân tộc hạnh phúc. Cuối cùng, chúng tôi, và các ông đều oan uổng, thiệt thòi hy sinh. Hy sinh cho những kẻ hậu phương đú đởn vui chơi, cho các đồng chí lãnh đạo cục R ngày đêm - sáng sâm banh, chiều đặc táo, tối dâm dục với các cháu gái cần vụ bác Hồ thơm phưng phức, "món hàng nằm" nầy do đại sứ Ca văn Thỉnh - Việt Cộng, cung cấp từ thủ đô Nam Vang, kí ka kí kủm khó nhọc đưa vào.

"Ông chỉ huy (à Sơn) hỏi, sao tôi không tính chuyện ra đầu thú ư? Tính tới tính lui, ít gì tôi cũng bị năm ba năm ngồi trong tù, hoặc một thời gian dài ở trong trung tâm chiêu hồi. Chừng đó, đứa con gái tật nguyền của tôi lấy ai chăm sóc nuôi dưỡng?! Con gái tôi càng bất hạnh bao nhiêu, tôi lại càng phải ngày đêm kề cận săn sóc vỗ về, thương yêu đùm bọc. Tôi còn sống ngày nào là dành hết cho con tôi ngày nấy..."

Người đàn bà bổng dưng chấm dứt ngang câu chuyện. Câu chuyện tuy đang dở dang, nhưng Sơn cũng thấy được kết cuộc của câu chuyện là nỗi thống hận bẽ bàng của mẹ con bà ta, như sợi dây oan trái nghiệt ngã, ràng buột, trói chặc mẹ con họ mãi mãi, cho đến tận giây phút cuối đời. Bà ta lại lau nước mắt một lần nữa. Và, đứng lên, đi về hướng cô gái tàn tật, đang ngồi trong gốc tối gian nhà.

Người con gái từ đầu hôm đến giờ, vẫn ngồi im thin thít. Chàng để ý đến phần chưn trái cụt ngủn đang được che khuất trong vạt áo bà ba. Mắt nàng tỏa ra một làn ánh sáng xanh dìu diệu, lơ đảng chiếu soi vào khoản trời đêm. Mái tóc xỏa dài sau lưng phủ lên vóc dáng mượt mà dịu quặt. Nàng giờ chỉ còn là hình bóng mong manh, như sắp sửa tan biến vào cõi bàng bạc hư vô, trong cuối trời bãng lãng. Ánh sáng ngọn đèn dầu lung linh.Tiếng con nhái bầu kêu rã giọng buồn tha thiết, giữa đêm khuya.

Sơn lánh xa giây phút xúc động chạnh lòng. Chàng quay nhìn ra trời đêm!

* * * * *

Ðêm nay! Một đêm mưa tuyết rơi trắng xoá, ngập tràn lên cảnh vật khắp nẽo đường thành phố, miền tiểu bang của đất nước xa lạ mịt mù.

Tuyết bám đầy trên nóc dãy nhà housing của đám dân nghèo tứ xứ. Sơn tì tay trên khung cửa sổ căn gác apartment. Chàng nhìn những bông tuyết bay tủa loang loáng trong ánh sáng đèn đường, và rơi nằm bẹp dí, rãi trắng đầy trên vạt cỏ, rừng cây, bên kia nghĩa trang. Chàng liên tưởng ngày nào, mình cũng sẽ dập vùi và dìm sâu trong vùng đất tha ma, phía bên đó. Những bông tuyết liên kết tạo thành những chiếc nón hình chóp, màu trắng ngần, sùm sụp úp đội trên đầu hàng cây đang đứng xếp hàng thẳng tắp, như hình dạng của những vị thần chết hùng hỗ đứng chờ tiếp nhận những thây ma, đựng trong những quan tài tới giờ chôn cất.Trong xa, từ trên đỉnh nhọn giải núi Sandia, cơn mưa tuyết tạo thành những dòng suối trắng bàng bạc, chảy dài xuống gần tới mặt đất. Sơn liên tưởng đến lượt giải khăn tang của những lính già, hai mươi sáu năm vẫn ngậm ngùi quấn quanh đầu mãnh vãi sô trắng, để tang cho ngày thảm nhục tổ quốc. Những mái đầu đã bạc trắng từ lâu i. Những mái đầu Ngũ Tử Tư, một đêm chợt trắng màu tang tâm sự, vận nước.

... Mặt sông Rio Grande đóng dày băng giá. Sơn nghe có tiếng thời gian xào xạc khua đọng trong rừng cây. Có tiếng quạ kêu rét lạnh giữa trời mưa tuyết. Có tiếng gió hú ghê người thổi về từ trong biển cát bạt ngàn sa mạc Có tiếng mưa rơi rả rít ngoài hiên. Cho lòng người tha hương gợi nhớ hình ảnh một miền quê mẹ điêu linh đói nghèo, khốn nạn, đang quằn quại dưới ách xích xiềng cộng sản, mà dạt dào đọc câu thơ bên trời đỏ máu, lòng đau. "Quê hương cũ gợi buồn người khách lạ Chiều tha hương chạnh nhớ bến quê xưa Lối mưa gội chưa sạch buồn đêm viễn xứ Bìm bịp kêu trên bến nước vội điu tàn."

Ở đây, kẻ tị nạn tìm đâu ra được một mùa đất trời ru đưa đầm thấm, no tròn của miền quê hương kỷ niệm. Dù biết rằng, kỷ niệm nào cũng ngậm ngùi chua chát không thôi. Nhưng, nó lại là nhịp cầu để bắc từ bờ quá khứ, qua vùng hiện tại, đến bến tương lai.Kỷ niệm còn là cội nguồn tâm sự sâu thẳm của người lính chiến khi xưa. Và là nơi trú thân vững vàng nhứt, sau những tháng năm bầm dập ê chề, từ vết nội thương thảm nhục, từ bạn đồng minh bạc trắng, từ chiến hữu quay lưng, từ tuổi đời hiu hắt héo úa trên xứ người kỳ thị. Kỷ niệm chắt chiu lưu giữ, và để lại cho đàn con dại sau nầy. Ðể trung thực cho chúng nó biết rõ ràng về cuộc đời oai hùng tranh đấu của ông cha chúng nó.Khi người lính già rữa mục. Và, nằm xuống! Dù thân xác dập vùi, dù hồn phách phảng phất lãng đãng nơi nào trên đất khách quê xa.

Những đêm thao thức chờ sáng, Sơn hay tìm về vùng ký ức xa xưa đó. Nơi có vạt đất quạnh hiu, có cảnh vật bao trùm màn sương mờ lãng đãng, có chút giá lạnh se sắt cuối năm.

Chuyện đã quá lâu, trong biển trời hơn mười ngàn dặm cách trở, như tưởng chừng chỉ còn lại chút vấn vương, một chút bâng khuâng hồi tưởng. Nhưng, bóng dáng mẹ con họ chợt như sương khói dấy lên, gợn sóng buồn man mác. Lâu ngày, trở thành cơn mơ tưởng thường trực, vỗ đau bờ hoài niệm.

Chàng chạnh nghĩ, hình ảnh bà ta như loài chim Pélican xé ngực đổ máu để làm bữa ăn cho con, trong những ngày đông mưa tuyết... Một câu chuyện huyền thoại về tình mẹ con của một loài chim. Như huyền thoại ngày 30/ 4/ 75 của một giống người (gọi là Việt Nam), mà khó ai ngờ đến.

... Hồi đó, ở đâu, từ vùng chiến trận mịt mù đất nước, chàng cũng cố gắng tìm về thăm họ, để mong gặp lại hai nhân thế buồn não, mủi lòng, đến ứa nước mắt: một thiếu nữ trẻ đẹp tật nguyền, một người đàn bà lẻ loi bạc phận, bị đời dày vò đến manh múm rách bung. Họ cam đành, cuộn tròn cuộc sống lem luốt, rác rưởi, ẩm mốc, bẹp dí tận cùng trong vạt đất hẫm hiu, và thui thủi như hai bóng ma trơi chập chờn, bên luống rau liếp cày trơ gầy câm nín. Ðịnh mệnh đã trớ trêu, dày xéo, dẫm nát hai mệnh số, rồi ném đi, và rơi tủm xuống vũng đời giả trá hôi tanh, của thứ nhân tình lợm giọng. Chàng muốn thể hiện một tấm lòng, hay một nghĩa cử cứu vớt xót thương chia xẻ nào đó. Nhưng, chàng ngại chạm đến sự trinh bạch thánh thiện, chạm đến lòng tự ti mặc cảm thanh khiết của họ.

Hồi đó, Sơn đã mấy lần lần dò về tìm thăm họ. Nhưng chàng không gặp. Mẹ con họ biệt dạng, bặt tăm. Chàng chỉ nhận được lời thư tạ từ của họ, do người hàng xóm trao lại ..." Cám ơn ông đã thông cảm và chia xớt số phần cay đắng của mẹ con tôi. Dù tạo hóa có còn quái ác, và giở trò gì với mẹ con tôi lắm điều hệ lụy bi đát hơn thế nữa, mẹ con tôi vẫn sống. Sống cho người sống. Và, sống cho người chết. Xin ông an tâm. Mẹ con tôi sẽ sống ngửng mặt. Ðôi lời ghi ơn, và từ tạ ông. Mong có ngày còn gặp lại. Kính thơ. "

Lòng buồn rười rượi, Sơn cúi mặt, bước ra khỏi vùng đất kỷ niệm xót xa đó.! Như một mất mát đau đớn chưa từng có trong đời.

Những mùa tuyết lạnh cuối năm, nơi xứ người. Khi màn khói sương bàng bạt lãng đãng bao trùm cảnh vật, là những lần chàng thường nghe như có tiếng ai gọi nhớ bên trời. Tám năm, Sơn chưa về thăm lại quê hương, vì giặc thù thù hận còn đó. Dù vậy, chàng vẫn cố dò tìm tung tích họ. Nhưng họ vẫn bặt tăm, biệt dạng. Hoặc họ trôi giạt dật dờ đâu đó hay đã chết buội chết bờ ở một nơi nào xứ lạ...

Sơn thắp nén nhang, chấp tay khấn nguyện: - "Xin ơn trên đổ tràn Hồng Ân lên phận đời hai kẻ xấu số đó." Chàng cầu mong hai mẹ con họ có được một cuộc sống bình thường, bên phương trời quanh trái đất! ...

... Sơn kéo cao cổ áo ấm, cho chiếc găng len vào tay. Chàng mở cửa, bước ra ngoài, cúi đầu tránh cơn gió tuyết phả mặt.

Và, lầm lủi đi vào trong vùng trời đêm mưa tuyết!!!


* Cước chú: Nội dung, tình tiết, nhân vật trong câu chuyện đều có thật, xảy ra tại tỉnh Bến Tre. Nhưng vì, để tôn trọng người vắng mặt, tác giả xin được thay đổi tên riêng. Phần danh tánh, phong cách, hành vi... của đối phương dựa sát đúng theo sự hiểu biết của người viết, và tài liệu tham khảo tin cậy. Người viết còn là một nhân chứng, trực tiếp liên hệ đến câu chuyện kể nầy. * Những trang viết đầu tiên của câu chuyện, cố thiếu tứớng Nguyễn khoa Nam lúc ấy mang cấp bực đại tá. * Bài viết ghi lại nhiều câu nói, và từ ngữ cộng sản thường xử dụng, vì nhân vật chính, có một khoản thời gian hoạt động trong hàng ngũ đối phương.

Băng Sơn

Thành phố mùa mưa tuyết, Albuquerque, NM























































Free Web Hosting