Tin Na Uy:

Cộng Ðồng Người Việt Tiếp Xúc Với Bộ Ngoại Giao Na Uy
Ðể Vận Ðộng Ðòi Việt Cộng Tôn Trọng Nhân Quyền


(Oslo) Sau 2 ngày biểu tình 27 và 28/9/99 phản đối Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Phan Văn Khải và đoàn tuỳ tùng đến Vương quốc Na Uy cầu viện, Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn (CÐNVTN) vẫn không ngừng nghỉ đấu tranh và tiếp tục cuộc vận động đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả lại các quyền căn bản cho dân tộc Việt Nam.

Vào lúc 14 giờ ngày thứ Tư 6/10/99 đại diện các đoàn thể CÐNVTN đã đến tiếp xúc với các chính giới Bộ Ngoại Giao Na Uy tại Thủ đô Oslọ Phái đoàn được tiếp đón bởi ông Olav Kjolner, Cố vấn Chính trị Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao và bà Birgit Kleven, Trưởng phòng Ðiều hành. Mở đầu buổi nói chuyện ông Olav Kjolner ngỏ lời cám ơn phái đoàn vì quan tâm đến tình hình đất nước nên đã thân hành đến đây cùng nhau thảo luận và mong tìm một giải pháp tốt đẹp cho Việt Nam. Trước hết ông trình bày về buổi gặp gỡ cùng Phan Văn Khải khi ông này đến Oslo trong tuần qua, trong lúc trao đổi ông cũng có đặt vấn đề Nhân Quyền cùng ông Khảị Ông nhấn mạnh với Phan Văn Khải rằng Na Uy đã theo dõi và rất quan tâm về sự vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam mà thế giới luôn báo động trên hệ thống truyền thông quốc tế.

Ông cho biết vào năm ngoái Na Uy đã cử bà Hilde Frafjord Johnsen, Bộ trưởng Bộ Nhân Quyền sang Việt Nam để tìm hiểu về lãnh vực nàỵ Sau khi đọc bản tường trình của bà Hilde Frafjord Johnsen đệ trình, chính phủ Na Uy mới nắm rõ được mức độ vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam đã đến hồi trầm trọng. Ông Olav Kjolner giải thích là lập trường của chính phủ Na Uy luôn luôn hỗ trợ cho Việt Nam về lãnh vực tài chánh, nhưng không vì thế họ lại quên đặt nặng vấn đề Nhân Quyền, một thứ quyền căn bản của một quốc gia văn minh. Ông nói : "Qua kinh nghiệm bang giao giữa một quốc gia với một quốc gia, khi nói đến sự tài trợ cho Việt Nam chúng tôi không quên nêu vấn đề chính trị đi kèm, trong đó có điều kiện về Nhân Quyền; mà phương pháp tốt nhất để giúp cho Việt Nam có sự chuyển đổi về lãnh vực này là tạo cho họ có cơ hội gần gũi với nó hơn là bằng cách tẩy chaỵ Bởi vì nếu dùng phương pháp tẩy chay thì chúng tôi không có cơ hội trao đổi cùng họ, tìm hiểu họ. Nhưng nếu cần vào một thời điểm nào đó khi tình thế bắt buộc, chúng tôi vẫn phải áp dụng tới biện pháp tẩy chay đó". Ông nói tiếp: "Riêng việc mời Thủ tướng Phan Văn Khải sang Na Uy, chúng tôi đã có chương trình từ lâu, bởi nhân cơ hội này chúng tôi mới có dịp gặp nhau và trao đổi trên căn bản bang giao giữa 2 quốc gia, từ đó chúng tôi muốn bàn sâu về lãnh vực Nhân Quyền".

Tiếp theo là lời đáp từ của đại diện phái đoàn CÐNVTN, chị Nguyễn Lê Phương Uyên đã cám ơn và cảm kích những gì mà ông Olav Kjolner đã trình bàỵ Kế đó chị nhắc đến những tệ trạng đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam mà một nước văn minh tiến bộ như Vương quốc Na Uy không thể chấp nhận được. Ðó là Việt Nam vẫn duy trì một chính sách cai trị độc đảng. Ðối với Tây phương nhà cầm quyền Hà Nội cả quyết rằng Nhân Quyền luôn được coi trọng tại Việt Nam, nhưng thực chất họ thẳng tay đàn áp, trù dập những ai dám nói lên tiếng nói công chính và đi ngược lại quyền lợi của họ. Chị Nguyễn Lê Phương Uyên nói: "Nhân Quyền có được tôn trọng không khi các vị lãnh đạo tinh thần của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo (GHPGHH).... bị bắt bớ, khủng bố và trù dập; quyền Tư Do Báo Chí có được tôn trọng không khi ông Trần Ðộ, một cựu tướng lãnh đảng CSVN và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ bị từ chối đơn xin ra báọ Ngoài ra, gần đây, những tôn giáo lớn ở VN đã đồng loạt phản đối nhà cầm quyền CSVN ngưng chính sách đàn áp Tôn giáo theo kiểu mới của Hà Nội". Kế đó chị trưng dẫn các nghị định phi nguyên tắc và bất công như 26/CP, 31/CP của nhà cầm quyền CSVN cốt trấn áp, trù đập hoặc bắt bớ những người không cùng chính kiến và muốn sửa sai chế độ như: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế, nhà Ðịa chất học Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến v.v...

Sau hết, chị Nguyễn Lê Phương Uyên thỉnh cầu các vị trong cơ chế chính phủ Na Uy khi bang giao với Việt Nam nên đặt vấn đề Nhân Quyền lên trên hết để làm áp lực đối với nhà cầm quyền CSVN ngõ hầu dân tôc Việt Nam có cơ hội nhìn được ánh sáng Nhân Quyền và các quyền tự do căn bản khác ở ngay trên đất nước họ.

Ngoài ra, khi nhắc đến vấn đề tham nhũng tại Việt Nam, ông Olav Kjolner nói là cơ quan NORAD, một cơ quan chuyên trợ giúp cho những nước chậm phát triển của Na Uy sẽ trở thành Mặt Trận Quốc Tế Chống Tham Nhũng. Ông nói: "Phương pháp tốt nhất để chống tham nhũng là dân chủ hóa và cởi mở về mọi mặt". Ông tiết lộ thêm là trong tháng 12 năm nay chính phủ Na Uy sẽ có một chương trình hành động liên quan đến vấn đề Nhân Quyền thế giới trong đó có Việt Nam, dự trù tiến hành với khoảng thời gian 5 năm. Chương trình hành động này sẽ được đệ trình lên Quốc Hội nay mai".

Cuối cùng ông Olav Kjolner nói là một quốc gia tôn trọng Nhân Quyền như Na Uy, ông luôn quan tâm những đòi hỏi chính đáng của phái đoàn ngày hôm naỵ Ngoài ra, có những sự kiện gì cần sự trợ lực của chính phủ Na Uy về sau, xin cứ liên lạc chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao, ông hứa sẽ giúp đỡ những gì nằm trong quyền hạn ngoại giao của ông.

Sau đó phái đoàn đã trao một tập tài liệu gồm các tù nhân chính trị và lương tâm hiện bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ, cũng như các vị lãnh đạo tinh thần và trí thức bị khủng bố, trù dập, mà danh sách được nêu rõ từng chi tiết qua tiểu sử của họ như sau:

- Thích Huyền Quang (Highest- ranking / Leader of Unified Buđhist Church)
- Thích Quảng Ðộ (The Most Venerable / Second Ranking Leader of Unified Buđhist Church)
- Trần Ðộ (Retired General Former Central Commitle Member)
- Nguyễn Ðan Quế (Dr. Physician)
- Thích Trí Siêu (Buđhist Scholar)
- Nguyễn Thanh Giang (Geologist)
- Nguyễn Kiến Giang (Historian)
- Chân Tín (Catholic Priest)
- Tiêu Dao Bảo Cự (Writer)
- Bùi Minh Quốc (Poet and Journalist)
- Hà Sĩ Phu (Biologist)
- Hoàng Minh Chính (Former Communist Party Member)
- Hoàng Tiến (Writer)
- Nguyễn Ðình Huy (Professor)
- Nguyễn Hộ (Former Communist Party Member)
- Nguyễn Hoàng Linh (Journalist)
- Nguyễn Ngọc Lan (Writer and Journalist)
- Phạm Vũ Sơn (Communist Party Member)
- Phùng Văn Mỹ (Writer)
- Thích Tuệ Sỹ ( Buđhist Scholar)
- Trần Dũng Tiến (Communist Party Member)

và một số lớn tên tuổi các vị khác được đính kèm trong danh sách nàỵ

Buổi tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao chấm dứt trong tinh thần cảm thông và vui vẻ giữa các giới chức Na Uy và phái đoàn CÐNVTN.

Ðược biết, phái đoàn CÐNVTN tiếp xúc các chính giới tại Bộ Ngoại Giao Na Uy gồm có: ông Lâm Bá Thắng, chủ tịch Cộng Ðồng; chị Nguyễn Lê Phương Uyên, đại diện Liên Minh Việt Nam Tự Do; chị Trần Thị Diễm Kiều, đại diện Uỷ Ban Việt - Na Uy; anh Trần Nguyên Bình và chị Lê Ngọc Hoàng Yến, đại diện Ðoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu cùng một số nhân sĩ tháp tùng.

Cũng cần ghi thêm, buổi gặp gỡ của phái đoàn CÐNVTN với Bộ Ngoại Giao Na Uy đã được đài Truyền Hình Quốc Gia Na Uy NRK 2, chương trình tin cuối tuần phần tiếng Việt loan tải vào chiều ngày thứ Sáu 08.10.99.






















































































Free Web Hosting